DỰ BÁO MÙA VỤ CÀ PHÊ 2013/2014
Theo Cơ quan dự báo nông nghiệp của Brasil - Conab, vụ 2013/14 của Brasil thu hái vào cuối tháng 5 đạt mức 48,6triệu bao, giảm so với dự báo trước đây là 50,2 triệu bao, nguyên nhân là vùng sản xuất cà phê chính Minas Gerais bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn vào đầu năm. Giá cà phê Arabica giảm làm cho nông dân không mặn mà đầu tư cho vụ mùa làm ảnh hưởng đến sản lượng vụ tới.
Theo hãng Reuters, trong số các nước xuất khẩu cà phê, Indonesia, sản lượng trong nước thấp, hiện đang rất cần hàng do tiêu thụ nội địa tăng cao chiếm 1/3 sản lượng, khoảng hơn 4,57triệu bao (bao 60kg), chiếm khoảng 3% sản lượng toàn cầu.
Ấn Độ, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 tại châu Á, sản lượng cà phê niên vụ tới của nước này có thể bị giảm lần đầu tiên kể từ niên vụ 2007/08 do tình hình thời tiết khô hạn đã gây ảnh hưởng lớn tới quá trình ra hoa và đậu quả.
Vụ thu hoạch năm nay của nước này sẽ bắt đầu từ 1 tháng 10 có thể sẽ bị giảm so với mức kỷ lục 315.500 tấn của niên vụ trước do một số nơi trồng cà phê bị thiếu mưa trong suốt thời kỳ cây cà phê ra hoa.
Lượng tiêu dùng cà phê thế giới tăng 4,7% so với năm 2008 lên mức 139 triệu bao. Dự kiến lượng tiêu dùng năm 2013 và 2014 sẽ tăng cao hơn nữa, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi, và các nước xuất khẩu.
Tổng lượng hàng tồn kho của các nước xuất khẩu đứng ở mức 15,1 triệu bao, giảm 17,1% so với cùng kỳ vụ trước. Lượng tồn kho trên sàn London giảm nhẹ nhưng nhu cầu cà phê Robusta đang có xu hướng tăng.
Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng hợp của các Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay gần 40.000ha cà phê ở Tây Nguyên đang bị hạn nặng, diện tích còn lại cũng bị ảnh hưởng do thời tiết khô hạn. Do bị hạn và độ ẩm không khí cao nên nhiều vườn cây bị rệp sáp và các loại nấm như gỉ sắt, nấm hồng gây hại. Tinh hình này sẽ ảnh hưởng và dẫn đến làm giảm khoảng 25% sản lượng trong niên vụ 2013/2014 tới.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD) đánh giá lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ giảm vào các tháng tới do lượng tồn kho ở mức thấp và các giao dịch chậm lại. Lượng xuất khẩu tháng 4/2013 vừa qua giảm 29,9% còn 110.000 tấn, dự kiến xuất khẩu tháng 5 chỉ đạt mức 100.000 tấn, giảm 46% so với tháng 5 năm 2012 đưa lượng xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 697.000 tấn cà phê, trị giá đạt gần 1,49 tỷ USD, giảm 23% về khối lượng và gần 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Lượng tồn kho không còn nhiều do người nông dân đã bán cà phê khi giá đạt trên 43 triệu đồng/tấn.
Lượng hàng tồn kho thấp, tiêu thụ tăng, thời tiết biến động xấu làm giảm sản lượng ở nhiều nước so với dự báo trước đây sẽ tác động đến giá cả thị trường những tháng tới.
Nguồn tin VICOFA
Theo hãng Reuters, trong số các nước xuất khẩu cà phê, Indonesia, sản lượng trong nước thấp, hiện đang rất cần hàng do tiêu thụ nội địa tăng cao chiếm 1/3 sản lượng, khoảng hơn 4,57triệu bao (bao 60kg), chiếm khoảng 3% sản lượng toàn cầu.
Ấn Độ, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 tại châu Á, sản lượng cà phê niên vụ tới của nước này có thể bị giảm lần đầu tiên kể từ niên vụ 2007/08 do tình hình thời tiết khô hạn đã gây ảnh hưởng lớn tới quá trình ra hoa và đậu quả.
Vụ thu hoạch năm nay của nước này sẽ bắt đầu từ 1 tháng 10 có thể sẽ bị giảm so với mức kỷ lục 315.500 tấn của niên vụ trước do một số nơi trồng cà phê bị thiếu mưa trong suốt thời kỳ cây cà phê ra hoa.
Lượng tiêu dùng cà phê thế giới tăng 4,7% so với năm 2008 lên mức 139 triệu bao. Dự kiến lượng tiêu dùng năm 2013 và 2014 sẽ tăng cao hơn nữa, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi, và các nước xuất khẩu.
Tổng lượng hàng tồn kho của các nước xuất khẩu đứng ở mức 15,1 triệu bao, giảm 17,1% so với cùng kỳ vụ trước. Lượng tồn kho trên sàn London giảm nhẹ nhưng nhu cầu cà phê Robusta đang có xu hướng tăng.
Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng hợp của các Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay gần 40.000ha cà phê ở Tây Nguyên đang bị hạn nặng, diện tích còn lại cũng bị ảnh hưởng do thời tiết khô hạn. Do bị hạn và độ ẩm không khí cao nên nhiều vườn cây bị rệp sáp và các loại nấm như gỉ sắt, nấm hồng gây hại. Tinh hình này sẽ ảnh hưởng và dẫn đến làm giảm khoảng 25% sản lượng trong niên vụ 2013/2014 tới.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD) đánh giá lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ giảm vào các tháng tới do lượng tồn kho ở mức thấp và các giao dịch chậm lại. Lượng xuất khẩu tháng 4/2013 vừa qua giảm 29,9% còn 110.000 tấn, dự kiến xuất khẩu tháng 5 chỉ đạt mức 100.000 tấn, giảm 46% so với tháng 5 năm 2012 đưa lượng xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 697.000 tấn cà phê, trị giá đạt gần 1,49 tỷ USD, giảm 23% về khối lượng và gần 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Lượng tồn kho không còn nhiều do người nông dân đã bán cà phê khi giá đạt trên 43 triệu đồng/tấn.
Lượng hàng tồn kho thấp, tiêu thụ tăng, thời tiết biến động xấu làm giảm sản lượng ở nhiều nước so với dự báo trước đây sẽ tác động đến giá cả thị trường những tháng tới.
Nguồn tin VICOFA
- Hàng hóa thế giới sáng 18-4: Brent tiếp tục giảm sâu, đồng cũng giảm thêm 18/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm này 17/4: các thị trường đường, cà phê, cacao đều tăng 17/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 17-4: Dầu giảm xuống dưới 100 USD, vàng hồi phục từ mức thấp nhất 2 năm 17/04/2013
- IMF dự báo giá hàng hóa nguyên liệu giảm 2% năm2013 17/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 16-4: Vàng qua 2 phiên giảm mạnh nhất kể từ 1983 16/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 15/4: robusta và đường trên sàn ICE tăng 16/04/2013
- Giá hàng hóa đồng loạt lao dốc 16/04/2013
- Hàng hóa thế giới ngày 13/4: Vàng, dầu giảm mạnh 15/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 12/4: đường thô giảm, cà phê và cacao tăng 15/04/2013
- Giá hàng hóa nguyên liệu xuống thấp nhất 9 tháng sau công bố số liệu kinh tế Mỹ 13/04/2013