Thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2013
Giá có xu hướng giảm trong dài hạn do thế giới tiếp tục dư cung, tồn kho cao và cầu thấp tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, theo FPTS.
FPTS vừa ra "Báo cáo ngành cao su tự nhiên năm 2013". Theo báo cáo này, thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2013 do cung tiếp tục dư thừa, cầu giảm và giá giảm trong dài hạn.
Thị trường cao su thế giới năm 2012 tiếp tục dư cung
Năm 2012, tổng sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đạt 11,4 triệu tấn tăng 3,97% so với năm 2011. Tuy nhiên, tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 chỉ đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011.
Châu Á tiếp tục là khu vực sản xuất cao su lớn nhất, chiếm 93% tổng sản lượng thế giới. Trong đó, riêng 4 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam chiếm 82% tổng lượng sản xuất và 87% tổng lượng cao su xuất khẩu thế giới.
Về phía cầu, Trung Quốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%) là 4 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất. Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu.
Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2012 tăng, giá trị giảm
Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam xuất khẩu 1,02 triệu tấn cao su thiên nhiên năm 2012, trị giá 2,85 tỷ USD, tăng 25% về lượng nhưng giảm 11,7% về giá trị so với năm 2011. Nguyên nhân do giá xuất khẩu bình quân giảm 29% so với năm 2011, từ 3.961 USD/tấn xuống mức 2.795 USD/tấn. Nhập khẩu giảm cũng khiến xuất khẩu giảm theo. Năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 302 nghìn tấn cao su, giảm 16,6% so với cùng kỳ, nhập chủ yếu từ Thái Lan và Campuchia.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam năm 2012. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh từ mức hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2011 xuống 40% năm 2012. Năm vừa qua, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc đạt 408 nghìn tấn, giá trị đạt 1,17 tỷ USD, giảm 19% về lượng và 39% về giá trị so với năm 2011. Việt Nam cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc nhằm tránh rủi ro về biến động giá và đơn hàng xuất khẩu.
Nếu xét riêng những doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn ngành, từ 3-4%, tương đương 28-30 nghìn tấn. Xét 3 doanh nghiệp cao su thiên nhiên quy mô lớn nhất đang niêm yết là PHR, DPR, TRC thì sản lượng xuất khẩu trong năm 2012 của 3 doanh nghiệp này chỉ giảm 0,5% nhưng doanh thu xuất khẩu giảm đến 29% so với năm 2 011, điều này bắt nguồn từ giá cao su giảm mạnh trong năm qua.
Triển vọng ngành cao su thiên nhiên năm 2013
Cung cao su thế giới tiếp tục vượt cầu do cầu yếu. Theo dự báo của Tổ chức nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), dự kiến sản lượng cao su toàn cầu năm 2013 đạt 11,77 triệu tấn và cầu đạt 11,59 triệu tấn. Như vậy cung vượt cầu 179 nghìn tấn.
Giá sẽ tiếp tục giảm do tồn kho cao su tại Trung Quốc đang ở mức cao, cầu thấp từ cả Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Tính đến tháng 4/2013, tồn kho cao su thiên nhiên tại 2 tổng kho lớn Thượng Hải và Thanh Đảo của Trung Quốc đạt mức 480 nghìn tấn, mức cao nhất trong 3 năm qua , chiếm hơn 16% nhu cầu nhập khẩu cả năm 2013. Theo các chuyên gia đầu ngành, năm 2013 giá cao su sẽ giảm trong nửa đầu năm và kéo dài trong thời gian tới nếu các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chưa hồi phục.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng xuất khẩu cao su năm 2013 sẽ xấp xỉ 1 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 1,02 triệu tấn năm 2012. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất thì nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước 3 năm gần đây chỉ chiếm khoảng 17-18 % so với tổng sản lượng sản xuất cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ được cải thiện kể từ năm 2013 trở đi một khi CTCP Cao su Đà Nẵng và CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam đưa vào khai thác 2 nhà máy lốp radian toàn thép.
Một số yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013 là Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu cao su năm nay và đồng rupee Ấn Độ tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, xu hướng giá vẫn giảm trong dài hạn và tăng trưởng ngành trong thời gian tới chỉ chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng sản lượng.
Theo Dân Việt/FPTS
FPTS vừa ra "Báo cáo ngành cao su tự nhiên năm 2013". Theo báo cáo này, thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2013 do cung tiếp tục dư thừa, cầu giảm và giá giảm trong dài hạn.
Thị trường cao su thế giới năm 2012 tiếp tục dư cung
Năm 2012, tổng sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đạt 11,4 triệu tấn tăng 3,97% so với năm 2011. Tuy nhiên, tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 chỉ đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011.
Châu Á tiếp tục là khu vực sản xuất cao su lớn nhất, chiếm 93% tổng sản lượng thế giới. Trong đó, riêng 4 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam chiếm 82% tổng lượng sản xuất và 87% tổng lượng cao su xuất khẩu thế giới.
Về phía cầu, Trung Quốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%) là 4 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất. Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu.
Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2012 tăng, giá trị giảm
Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam xuất khẩu 1,02 triệu tấn cao su thiên nhiên năm 2012, trị giá 2,85 tỷ USD, tăng 25% về lượng nhưng giảm 11,7% về giá trị so với năm 2011. Nguyên nhân do giá xuất khẩu bình quân giảm 29% so với năm 2011, từ 3.961 USD/tấn xuống mức 2.795 USD/tấn. Nhập khẩu giảm cũng khiến xuất khẩu giảm theo. Năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 302 nghìn tấn cao su, giảm 16,6% so với cùng kỳ, nhập chủ yếu từ Thái Lan và Campuchia.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam năm 2012. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh từ mức hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2011 xuống 40% năm 2012. Năm vừa qua, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc đạt 408 nghìn tấn, giá trị đạt 1,17 tỷ USD, giảm 19% về lượng và 39% về giá trị so với năm 2011. Việt Nam cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc nhằm tránh rủi ro về biến động giá và đơn hàng xuất khẩu.
Nếu xét riêng những doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn ngành, từ 3-4%, tương đương 28-30 nghìn tấn. Xét 3 doanh nghiệp cao su thiên nhiên quy mô lớn nhất đang niêm yết là PHR, DPR, TRC thì sản lượng xuất khẩu trong năm 2012 của 3 doanh nghiệp này chỉ giảm 0,5% nhưng doanh thu xuất khẩu giảm đến 29% so với năm 2 011, điều này bắt nguồn từ giá cao su giảm mạnh trong năm qua.
Triển vọng ngành cao su thiên nhiên năm 2013
Cung cao su thế giới tiếp tục vượt cầu do cầu yếu. Theo dự báo của Tổ chức nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), dự kiến sản lượng cao su toàn cầu năm 2013 đạt 11,77 triệu tấn và cầu đạt 11,59 triệu tấn. Như vậy cung vượt cầu 179 nghìn tấn.
Giá sẽ tiếp tục giảm do tồn kho cao su tại Trung Quốc đang ở mức cao, cầu thấp từ cả Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Tính đến tháng 4/2013, tồn kho cao su thiên nhiên tại 2 tổng kho lớn Thượng Hải và Thanh Đảo của Trung Quốc đạt mức 480 nghìn tấn, mức cao nhất trong 3 năm qua , chiếm hơn 16% nhu cầu nhập khẩu cả năm 2013. Theo các chuyên gia đầu ngành, năm 2013 giá cao su sẽ giảm trong nửa đầu năm và kéo dài trong thời gian tới nếu các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chưa hồi phục.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng xuất khẩu cao su năm 2013 sẽ xấp xỉ 1 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 1,02 triệu tấn năm 2012. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất thì nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước 3 năm gần đây chỉ chiếm khoảng 17-18 % so với tổng sản lượng sản xuất cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ được cải thiện kể từ năm 2013 trở đi một khi CTCP Cao su Đà Nẵng và CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam đưa vào khai thác 2 nhà máy lốp radian toàn thép.
Một số yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013 là Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu cao su năm nay và đồng rupee Ấn Độ tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, xu hướng giá vẫn giảm trong dài hạn và tăng trưởng ngành trong thời gian tới chỉ chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng sản lượng.
Theo Dân Việt/FPTS
- Hàng hóa thế giới sáng 18-4: Brent tiếp tục giảm sâu, đồng cũng giảm thêm 18/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm này 17/4: các thị trường đường, cà phê, cacao đều tăng 17/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 17-4: Dầu giảm xuống dưới 100 USD, vàng hồi phục từ mức thấp nhất 2 năm 17/04/2013
- IMF dự báo giá hàng hóa nguyên liệu giảm 2% năm2013 17/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 16-4: Vàng qua 2 phiên giảm mạnh nhất kể từ 1983 16/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 15/4: robusta và đường trên sàn ICE tăng 16/04/2013
- Giá hàng hóa đồng loạt lao dốc 16/04/2013
- Hàng hóa thế giới ngày 13/4: Vàng, dầu giảm mạnh 15/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 12/4: đường thô giảm, cà phê và cacao tăng 15/04/2013
- Giá hàng hóa nguyên liệu xuống thấp nhất 9 tháng sau công bố số liệu kinh tế Mỹ 13/04/2013