Không để đối tác ép giá hồ tiêu
Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều đối tác nhập khẩu hồ tiêu liên tục ép DN VN giảm giá bán hoặc tìm cách bỏ hàng, dù sản lượng hồ tiêu của VN cũng như thế giới đều mất mùa.
Đồng lòng để giữ giá
Hiệp hội hồ tiêu VN (VPA) cho biết, mấy tuần qua tại một số cảng của Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra tình trạng đối tác nước ngoài viện nhiều cớ để không lấy hàng hồ tiêu của ta. Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VPA nói: “Đối tác lấy lý do chất lượng hàng không đạt, nhưng thực chất là do giá hồ tiêu thế giới thời gian qua đi xuống, họ sợ lấy vào sẽ thua lỗ nên phá hợp đồng”. Tương tự, tại cảng Đubai, nhiều đối tác đã mượn hàng rào kỹ thuật ép DN VN phải giảm giá bán. Vì thế, VPA khuyến cáo các DN phải áp dụng câu “buôn có bạn, bán có phường”, cùng liên kết lại để tạo tiếng nói, tránh hoạt động đơn lẻ dễ bị họ chèn ép gây thiệt hại.
Ông Nam cũng cho biết, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) dự báo sản lượng tiêu toàn cầu năm 2013 ước khoảng 315.000 tấn (bằng năm 2012). Ấn Độ đã thu hoạch xong, sản lượng dưới 50.000 tấn, giảm so với dự kiến đầu vụ. VN cũng kết thúc thu hoạch, sản lượng ước khoảng 90.000 tấn (giảm gần 20.000 tấn so với năm 2012). Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý vì năm 2012 nhiều bà con và một số DN trữ tiêu đầu vụ để bán cuối vụ không hiệu quả như năm 2011, nên sang vụ năm 2013 nhiều người đã đẩy hàng bán rất mạnh, thu tới đâu bán tới đó và các DN đã XK trong quý I/2013 với số lượng tăng đột biến (38.374 tấn, kim ngạch 254,1 triệu USD). Vì thế, từ cuối tháng 3 đến nay giá tiêu giảm 5.000 – 10.000 đồng/kg (hiện đạt 115.000 đồng/kg), các nhà nhập khẩu cũng đã mua được lượng tiêu khá lớn nên ra vẻ đỏng đảnh, rất dễ dùng “chiêu” ép giá tiêu của VN.
VPA khuyến cáo các DN cần bình tĩnh xem xét, phân tích về cung cầu, thị trường giá cả tiêu toàn cầu. Xem xét vì sao mua bán trong nước và XK quá nhiều trong quý I/2013, trong khi nguồn cung được dự báo là giảm so với vụ 2012. VPA cũng yêu cầu DN chọn thời điểm bán hàng có giá tốt, không bán tập trung, đồng lòng giữ giá ổn định, không để đối tác viện cớ ép giá XK xuống thấp.
“Gió sẽ sẽ đổi chiều”?
Theo ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), bà con tại Chư Sê đã bán ra 70% lượng tiêu thu hoạch vụ 2013 do cần tiền tái đầu tư cho vụ mới và trả tiền vật tư nông nghiệp. Lượng tiêu còn lại không lớn và tập trung chủ yếu ở các hộ khá giả, sẵn sàng trữ tiêu chờ giá bán tốt. “Hơn nữa, vụ tiêu của một số nước như Indonesia và Brazin phải đến cuối năm mới thu hoạch, lượng cung hồ tiêu đến lúc đó vẫn phụ thuộc nhiều VN. Vì thế, tôi khẳng định giá tiêu sắp tới sẽ quay đầu đi lên khi lượng cung liên tục giảm”.
Ông Bính cũng thông tin, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê vừa cho ra đời “Trung tâm kết nối nguyên liệu hồ tiêu” với mục đích xây dựng mô hình giúp “chặt bỏ” tầng nấc trung gian. Trung tâm này sẽ giúp DN có thể mua bán trực tiếp với nông dân với mục tiêu đôi bên cùng có lợi (nông dân bán được giá cao, DN mua được hàng tốt để tăng giá XK). Để thực hiện, Hiệp hội đã trang bị bộ kiểm mẫu do Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 xác nhận đạt chuẩn. Ông Bính cho biết: “Khi thành lập, mô hình này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nông dân và DN vì giúp hàng hóa có thể truy xuất được cả nguồn gốc. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục thông tin rộng rãi đến các DN và các vùng trồng hồ tiêu để mọi người cùng tham gia nhiều hơn”.
Ngoài ra, VPA khẳng định sẽ sớm tổ chức đoàn DN đi xúc tiến thương mại tại Châu Âu, Mỹ và một số thị trường tiềm năng nhằm mở rộng thị trường, khẳng định uy tín và giữ giá bán tốt nhất cho mặt hàng hồ tiêu VN.
Theo Đức Cường
Nông nghiệp Việt Nam
Đồng lòng để giữ giá
Hiệp hội hồ tiêu VN (VPA) cho biết, mấy tuần qua tại một số cảng của Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra tình trạng đối tác nước ngoài viện nhiều cớ để không lấy hàng hồ tiêu của ta. Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VPA nói: “Đối tác lấy lý do chất lượng hàng không đạt, nhưng thực chất là do giá hồ tiêu thế giới thời gian qua đi xuống, họ sợ lấy vào sẽ thua lỗ nên phá hợp đồng”. Tương tự, tại cảng Đubai, nhiều đối tác đã mượn hàng rào kỹ thuật ép DN VN phải giảm giá bán. Vì thế, VPA khuyến cáo các DN phải áp dụng câu “buôn có bạn, bán có phường”, cùng liên kết lại để tạo tiếng nói, tránh hoạt động đơn lẻ dễ bị họ chèn ép gây thiệt hại.
Ông Nam cũng cho biết, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) dự báo sản lượng tiêu toàn cầu năm 2013 ước khoảng 315.000 tấn (bằng năm 2012). Ấn Độ đã thu hoạch xong, sản lượng dưới 50.000 tấn, giảm so với dự kiến đầu vụ. VN cũng kết thúc thu hoạch, sản lượng ước khoảng 90.000 tấn (giảm gần 20.000 tấn so với năm 2012). Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý vì năm 2012 nhiều bà con và một số DN trữ tiêu đầu vụ để bán cuối vụ không hiệu quả như năm 2011, nên sang vụ năm 2013 nhiều người đã đẩy hàng bán rất mạnh, thu tới đâu bán tới đó và các DN đã XK trong quý I/2013 với số lượng tăng đột biến (38.374 tấn, kim ngạch 254,1 triệu USD). Vì thế, từ cuối tháng 3 đến nay giá tiêu giảm 5.000 – 10.000 đồng/kg (hiện đạt 115.000 đồng/kg), các nhà nhập khẩu cũng đã mua được lượng tiêu khá lớn nên ra vẻ đỏng đảnh, rất dễ dùng “chiêu” ép giá tiêu của VN.
VPA khuyến cáo các DN cần bình tĩnh xem xét, phân tích về cung cầu, thị trường giá cả tiêu toàn cầu. Xem xét vì sao mua bán trong nước và XK quá nhiều trong quý I/2013, trong khi nguồn cung được dự báo là giảm so với vụ 2012. VPA cũng yêu cầu DN chọn thời điểm bán hàng có giá tốt, không bán tập trung, đồng lòng giữ giá ổn định, không để đối tác viện cớ ép giá XK xuống thấp.
“Gió sẽ sẽ đổi chiều”?
Theo ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), bà con tại Chư Sê đã bán ra 70% lượng tiêu thu hoạch vụ 2013 do cần tiền tái đầu tư cho vụ mới và trả tiền vật tư nông nghiệp. Lượng tiêu còn lại không lớn và tập trung chủ yếu ở các hộ khá giả, sẵn sàng trữ tiêu chờ giá bán tốt. “Hơn nữa, vụ tiêu của một số nước như Indonesia và Brazin phải đến cuối năm mới thu hoạch, lượng cung hồ tiêu đến lúc đó vẫn phụ thuộc nhiều VN. Vì thế, tôi khẳng định giá tiêu sắp tới sẽ quay đầu đi lên khi lượng cung liên tục giảm”.
Ông Bính cũng thông tin, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê vừa cho ra đời “Trung tâm kết nối nguyên liệu hồ tiêu” với mục đích xây dựng mô hình giúp “chặt bỏ” tầng nấc trung gian. Trung tâm này sẽ giúp DN có thể mua bán trực tiếp với nông dân với mục tiêu đôi bên cùng có lợi (nông dân bán được giá cao, DN mua được hàng tốt để tăng giá XK). Để thực hiện, Hiệp hội đã trang bị bộ kiểm mẫu do Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 xác nhận đạt chuẩn. Ông Bính cho biết: “Khi thành lập, mô hình này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nông dân và DN vì giúp hàng hóa có thể truy xuất được cả nguồn gốc. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục thông tin rộng rãi đến các DN và các vùng trồng hồ tiêu để mọi người cùng tham gia nhiều hơn”.
Ngoài ra, VPA khẳng định sẽ sớm tổ chức đoàn DN đi xúc tiến thương mại tại Châu Âu, Mỹ và một số thị trường tiềm năng nhằm mở rộng thị trường, khẳng định uy tín và giữ giá bán tốt nhất cho mặt hàng hồ tiêu VN.
Theo Đức Cường
Nông nghiệp Việt Nam
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng lên 38,7 – 39,2 triệu đồng/tấn 22/08/2014
- Giá cà phê Việt Nam giảm nhẹ 20/08/2014
- Hạt điều Việt Nam không phụ thuộc vào duy nhất một thị trường xuất khẩu 20/08/2014
- Cuối mùa giá cà phê vẫn yếu, tại sao? 20/08/2014
- Gia xăng dầu giảm tiếp 18/08/2014
- Macca: Cây trồng tiềm năng của Việt Nam 11/08/2014
- Được giá, diện tích trồng tiêu ở Đồng Nai tăng nhanh 11/08/2014
- Thị trường nông sản trong nước tuần đến ngày 11/8/2014 11/08/2014
- Giá cà phê rớt tơi tả 10/08/2014
- Giá tiêu tăng lên 184 triệu đồng/tấn 04/08/2014