Giá cà phê nhiễu động mạnh
(TBKTSG Online) - Tại sàn kỳ hạn robusta, giao dịch cho hợp đồng giao hàng tháng 3-2013 vừa hết cuối tuần trước, nay chuyển sang tháng 5. Thế mà, giá trên sàn đã rung lắc dữ dội ngay từ những ngày đầu. Bấp bênh trên sàn kỳ hạn đã kéo giá cà phê nội địa về dưới mức 43.000 đồng/kg. Thị trường khắp nơi yên ắng chờ đợi trong căng thẳng.
Giá hạ độ cao...
Giao dịch các hợp đồng kỳ hạn giao hàng tháng 5-2013 khởi động mới chưa được mấy ngày, giá sàn robusta Liffe NYSE đã “nhiễu động” liên hồi. Vào ngày 3-4, dao động trong phiên từ mức thấp đến mức cao được tính gần 60 đô la/tấn và ngày hôm sau 4-4-2013 lên xuống cũng gần 40 đô la/tấn. Để rồi, giá cuối tuần trên sàn robusta cơ sở tháng 5-2013 có khi “lọt thỏm” xuống dưới mức 2.000 đô la/tấn. May mà cuối phiên khuya hôm qua ngày thứ Sáu 6-4 tức rạng sáng nay thứ Bảy giờ Việt Nam, đóng cửa chỉ âm 4 đô la, chốt mức 2.011 đô la/tấn, mất 40 đô la/tấn so với cuối tuần trước (xin xem biểu đồ 1 phía trên).
Như vậy, chỉ trong vòng ba tuần, giá sàn kỳ hạn mất đứt 170 đô la/tấn dù đứng trước cảnh báo rằng các vùng cà phê Tây Nguyên nước ta “khát nước”, mùa tới 2013-14 sản lượng dự báo sẽ chỉ còn 800.000 tấn chứ không 1,5 triệu tấn như trước đây nữa.
Do vậy, giá cà phê nhân xô trên thị trường nội địa giảm độ cao, sáng nay 6-4-2013 chỉ còn quanh mức 42.500 đồng/kg, mất 1000 đồng/kg so với cuối tuần trước, ngày càng xa mốc cao kỷ lục 46.000 đồng/kg trong vụ này, được thiết lập cách nay chừng 3 tuần.
Báo cáo thị trường trong và ngoài nước trong thời gian mới đây cho thấy rằng từ ba tuần nay do giá xuống, hàng cà phê Việt Nam bán ra không nhiều. Lắm nhà xuất khẩu cũng xác nhận rằng giá sàn kỳ hạn xuống nhanh, không cân đối được với giá xuất khẩu để bán ra. “Giá nội nay ‘đội’ giá ngoại nên đành ngồi chờ thời, vì bán là chấp nhận lỗ”, một nhà xuất khẩu tại Daklak cho biết.
Thực vậy, giá xuất khẩu của loại 2, 5% đen vỡ hiện đang được khách mua trả quanh mức cộng 10 đô la/tấn FOB, nhưng điểm hòa vốn nằm tại mức cộng 50 đô la/tấn trên giá niêm yết sàn kỳ hạn Liffe NYSE mới đủ chi phí.
…Để vào vùng nhiễu động
Từ nhiều tháng nay, cứ mỗi lần chuyển qua giao dịch tháng mới, hầu như đầu cơ trên sàn lúc nào cũng cố tình tạo bất ổn trong giá của tháng giao ngay (hiện nay là tháng 5-2013) để gạt người kinh doanh hàng thực ra khỏi cuộc chơi. Tháng giao ngay là tháng gần nhất, được xếp hàng đầu tiên trên bảng tổng sắp giá niêm yết của sàn kỳ hạn. Sàn robusta Liffe NYSE giao dịch cho giao hàng các tháng lẻ trong năm tức tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11.
Thực vậy, từ khi làm chủ lượng tồn kho được sàn kỳ hạn robusta xác nhận (certs), đầu cơ đã nhiều lần tạo nên các đợt vắt giá bằng cách giữ chặt tồn kho hàng thực (physicals). Đồng thời, họ tăng cường mua mạnh hàng giấy tức các hợp đồng kỳ hạn, tạo nên hiện tượng thiếu hàng cục bộ để đẩy giá tháng giao ngay tăng cao hơn các tháng sau. Làm như thế để loại người mua bán hàng thực ra khỏi cuộc chơi, không cho họ có cơ may kiếm tiền. Mặt khác, đầu cơ dễ bề thao túng thị trường vì dựng được hiện tượng thiếu hàng cục bộ. Nhờ vậy, họ tha hồ đẩy giá tăng hay giảm tùy theo ý mình, siết giá chênh lệch để hưởng lời nhờ mua thấp bán thật cao, và qua đó triệt dần ai yếu bóng vía hay yếu tài chính.
Chính vì thế, thường khi chuyển sang một tháng giao hàng khác trên sàn, giá “nhiễu động” bất thường, rủi ro khôn lường. (Xin xem biểu đồ 2: tháng giao ngay (nay là tháng 5 màu xanh), độ nhiễu động rất mạnh, trong khi các tháng sau (tháng 7 màu hồng và tháng 9 màu đỏ) độ nhiễu động ít hơn nhiều). Người kinh doanh hàng thực chỉ biết hạnh phúc với các tháng giao sau, giá cả ít nhảy nhót hơn, cơ hội kiếm lời ít hơn.
Theo số liệu phát hành 2 tuần 1 lần của sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE, tính đến ngày 1-4-2013, tồn kho thuần robusta được chứng nhận chất lượng (certifieds) còn 121.620 tấn, giảm 780 tấn so với báo cáo trước và giảm mất gần 300.000 tấn so với đỉnh (xin xem biểu đồ phía trên). Trong khi đó, tính đến hết ngày 4-4, tồn kho thuần arabica được sàn Ice New York xác nhận đạt 2.743.944 bao, tương đương với 164.637 tấn. Đã vài tháng nay, lượng tồn kho thuần arabica liên tục vượt cao hơn robusta, đây là hiện tượng khác thường trong lịch sử kinh doanh cà phê vì từ trước đến nay, chưa hề có lần nào lượng tồn kho thuần arabica certifieds cao hơn robusta và liên tục trong một thời gian dài hàng tháng như thế.
Lo “thắt dây an toàn”
Để tránh thiệt hại do “nhiễu động”, các nước xuất khẩu đang dùng nhiều biện pháp để mong tránh các cơn sốc về giá hàng hóa khi thị trường vào vùng nhiễu động.
Tại Brazil, Ủy ban Chính sách Tiền tệ liên bộ vừa có quyết định chấp thuận cho nông dân cà phê nước này trả chậm khoản vay lãi suất thấp thêm 12 tháng nhằm hãm đà bán ra làm giá rớt. Chủ trương ra quá chậm, nhưng có còn hơn không. Vụ 2012-13, Brazil được mùa, ước trên 55 triệu bao, trong đó có trên 40 triệu bao arabica. Vụ 2013-14 sẽ là vụ “thất”, nhưng nhiều người ước sản lượng cà phê Brazil vẫn sẽ rất lớn, chừng 52 triệu bao. Brazil chủ yếu trồng và xuất khẩu arabica.
Đối với giống cà phê này, thường theo chu kỳ một năm được mùa, một năm mất. Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng vụ 2013-14 của Brazil sẽ là vụ được nhất trong các năm mất mùa. Với chủ trương cho trả chậm vốn vay, hy vọng nông dân Brazil sẽ điều tiết lượng bán ra để tạo điều kiện cho giá arabica tăng lại trong niên vụ mới. Suốt 6 tháng đầu vụ, giá sàn arabica đã giảm từ 180 cts vào ngày đầu vụ, xuống còn 140 cts/lb ở ngày giao dịch cuối cùng của tháng 3-2013, tức âm chừng 900 đô la/tấn. Giá giảm một phần do nông dân Brazil bán ra nhiều và đầu cơ ít mặn mà hơn với sàn arabica.
Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Indonesia ước rằng sản lượng vụ cũ của nước này đạt chừng 12,5 triệu bao, tương đương với 750.000 tấn, trong đó có chừng 70% dành cho xuất khẩu. Trước đây, một quan chức của hiệp hội này cũng báo nhờ thời tiết thuận lợi, niên vụ sắp thu hoạch có thể tăng. Song, ông cũng cho rằng xuất khẩu sẽ không tăng do tiêu thụ nội địa càng lúc càng nhiều.
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) nói rằng tổng lượng xuất khẩu của các nước thành viên trong tháng 2-2013 cũng giảm 11,3% chỉ còn 8,63 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái. Song, thị trường cho rằng xuất khẩu cà phê thế giới tháng 2-2013 giảm trong dự kiến do bấy giờ Việt Nam ăn Tết Nguyên đán.
Ngoài cảnh báo hỗ trợ tài chính và giảm xuất khẩu, nhiều nước đều lên tiếng có hạn hán, sâu bệnh…có thể gây ảnh hưởng đến sản lượng cà phê thế giới, như là những “đai thắt an toàn” để giảm đà rớt của giá kỳ hạn. Song, đầu cơ tài chính đâu cần phải nghe những chuyện ấy. Càng nhiễu động, càng rủi ro, cơ hội kiếm lời càng lớn. Nhất lại là khi họ đã làm chủ được 2 sàn kỳ hạn cà phê như hiện nay.
Nguyễn Quang Bình
Biểu đồ 1: Giá đóng cửa sàn robusta Liffe NYSE tuần qua (tác giả tổng hợp) |
Giá hạ độ cao...
Giao dịch các hợp đồng kỳ hạn giao hàng tháng 5-2013 khởi động mới chưa được mấy ngày, giá sàn robusta Liffe NYSE đã “nhiễu động” liên hồi. Vào ngày 3-4, dao động trong phiên từ mức thấp đến mức cao được tính gần 60 đô la/tấn và ngày hôm sau 4-4-2013 lên xuống cũng gần 40 đô la/tấn. Để rồi, giá cuối tuần trên sàn robusta cơ sở tháng 5-2013 có khi “lọt thỏm” xuống dưới mức 2.000 đô la/tấn. May mà cuối phiên khuya hôm qua ngày thứ Sáu 6-4 tức rạng sáng nay thứ Bảy giờ Việt Nam, đóng cửa chỉ âm 4 đô la, chốt mức 2.011 đô la/tấn, mất 40 đô la/tấn so với cuối tuần trước (xin xem biểu đồ 1 phía trên).
Như vậy, chỉ trong vòng ba tuần, giá sàn kỳ hạn mất đứt 170 đô la/tấn dù đứng trước cảnh báo rằng các vùng cà phê Tây Nguyên nước ta “khát nước”, mùa tới 2013-14 sản lượng dự báo sẽ chỉ còn 800.000 tấn chứ không 1,5 triệu tấn như trước đây nữa.
Do vậy, giá cà phê nhân xô trên thị trường nội địa giảm độ cao, sáng nay 6-4-2013 chỉ còn quanh mức 42.500 đồng/kg, mất 1000 đồng/kg so với cuối tuần trước, ngày càng xa mốc cao kỷ lục 46.000 đồng/kg trong vụ này, được thiết lập cách nay chừng 3 tuần.
Báo cáo thị trường trong và ngoài nước trong thời gian mới đây cho thấy rằng từ ba tuần nay do giá xuống, hàng cà phê Việt Nam bán ra không nhiều. Lắm nhà xuất khẩu cũng xác nhận rằng giá sàn kỳ hạn xuống nhanh, không cân đối được với giá xuất khẩu để bán ra. “Giá nội nay ‘đội’ giá ngoại nên đành ngồi chờ thời, vì bán là chấp nhận lỗ”, một nhà xuất khẩu tại Daklak cho biết.
Thực vậy, giá xuất khẩu của loại 2, 5% đen vỡ hiện đang được khách mua trả quanh mức cộng 10 đô la/tấn FOB, nhưng điểm hòa vốn nằm tại mức cộng 50 đô la/tấn trên giá niêm yết sàn kỳ hạn Liffe NYSE mới đủ chi phí.
…Để vào vùng nhiễu động
Biểu đồ 2: “Nhiễu động” giá xảy ra tại sàn Liffe NYSE (nguồn: NewEdge) |
Từ nhiều tháng nay, cứ mỗi lần chuyển qua giao dịch tháng mới, hầu như đầu cơ trên sàn lúc nào cũng cố tình tạo bất ổn trong giá của tháng giao ngay (hiện nay là tháng 5-2013) để gạt người kinh doanh hàng thực ra khỏi cuộc chơi. Tháng giao ngay là tháng gần nhất, được xếp hàng đầu tiên trên bảng tổng sắp giá niêm yết của sàn kỳ hạn. Sàn robusta Liffe NYSE giao dịch cho giao hàng các tháng lẻ trong năm tức tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11.
Thực vậy, từ khi làm chủ lượng tồn kho được sàn kỳ hạn robusta xác nhận (certs), đầu cơ đã nhiều lần tạo nên các đợt vắt giá bằng cách giữ chặt tồn kho hàng thực (physicals). Đồng thời, họ tăng cường mua mạnh hàng giấy tức các hợp đồng kỳ hạn, tạo nên hiện tượng thiếu hàng cục bộ để đẩy giá tháng giao ngay tăng cao hơn các tháng sau. Làm như thế để loại người mua bán hàng thực ra khỏi cuộc chơi, không cho họ có cơ may kiếm tiền. Mặt khác, đầu cơ dễ bề thao túng thị trường vì dựng được hiện tượng thiếu hàng cục bộ. Nhờ vậy, họ tha hồ đẩy giá tăng hay giảm tùy theo ý mình, siết giá chênh lệch để hưởng lời nhờ mua thấp bán thật cao, và qua đó triệt dần ai yếu bóng vía hay yếu tài chính.
Chính vì thế, thường khi chuyển sang một tháng giao hàng khác trên sàn, giá “nhiễu động” bất thường, rủi ro khôn lường. (Xin xem biểu đồ 2: tháng giao ngay (nay là tháng 5 màu xanh), độ nhiễu động rất mạnh, trong khi các tháng sau (tháng 7 màu hồng và tháng 9 màu đỏ) độ nhiễu động ít hơn nhiều). Người kinh doanh hàng thực chỉ biết hạnh phúc với các tháng giao sau, giá cả ít nhảy nhót hơn, cơ hội kiếm lời ít hơn.
Biểu đồ 3: Tồn kho thuần robusta thuộc Liffe NYSE đến 1-4-2013 (tác giả tổng hợp) |
Theo số liệu phát hành 2 tuần 1 lần của sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE, tính đến ngày 1-4-2013, tồn kho thuần robusta được chứng nhận chất lượng (certifieds) còn 121.620 tấn, giảm 780 tấn so với báo cáo trước và giảm mất gần 300.000 tấn so với đỉnh (xin xem biểu đồ phía trên). Trong khi đó, tính đến hết ngày 4-4, tồn kho thuần arabica được sàn Ice New York xác nhận đạt 2.743.944 bao, tương đương với 164.637 tấn. Đã vài tháng nay, lượng tồn kho thuần arabica liên tục vượt cao hơn robusta, đây là hiện tượng khác thường trong lịch sử kinh doanh cà phê vì từ trước đến nay, chưa hề có lần nào lượng tồn kho thuần arabica certifieds cao hơn robusta và liên tục trong một thời gian dài hàng tháng như thế.
Lo “thắt dây an toàn”
Để tránh thiệt hại do “nhiễu động”, các nước xuất khẩu đang dùng nhiều biện pháp để mong tránh các cơn sốc về giá hàng hóa khi thị trường vào vùng nhiễu động.
Tại Brazil, Ủy ban Chính sách Tiền tệ liên bộ vừa có quyết định chấp thuận cho nông dân cà phê nước này trả chậm khoản vay lãi suất thấp thêm 12 tháng nhằm hãm đà bán ra làm giá rớt. Chủ trương ra quá chậm, nhưng có còn hơn không. Vụ 2012-13, Brazil được mùa, ước trên 55 triệu bao, trong đó có trên 40 triệu bao arabica. Vụ 2013-14 sẽ là vụ “thất”, nhưng nhiều người ước sản lượng cà phê Brazil vẫn sẽ rất lớn, chừng 52 triệu bao. Brazil chủ yếu trồng và xuất khẩu arabica.
Đối với giống cà phê này, thường theo chu kỳ một năm được mùa, một năm mất. Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng vụ 2013-14 của Brazil sẽ là vụ được nhất trong các năm mất mùa. Với chủ trương cho trả chậm vốn vay, hy vọng nông dân Brazil sẽ điều tiết lượng bán ra để tạo điều kiện cho giá arabica tăng lại trong niên vụ mới. Suốt 6 tháng đầu vụ, giá sàn arabica đã giảm từ 180 cts vào ngày đầu vụ, xuống còn 140 cts/lb ở ngày giao dịch cuối cùng của tháng 3-2013, tức âm chừng 900 đô la/tấn. Giá giảm một phần do nông dân Brazil bán ra nhiều và đầu cơ ít mặn mà hơn với sàn arabica.
Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Indonesia ước rằng sản lượng vụ cũ của nước này đạt chừng 12,5 triệu bao, tương đương với 750.000 tấn, trong đó có chừng 70% dành cho xuất khẩu. Trước đây, một quan chức của hiệp hội này cũng báo nhờ thời tiết thuận lợi, niên vụ sắp thu hoạch có thể tăng. Song, ông cũng cho rằng xuất khẩu sẽ không tăng do tiêu thụ nội địa càng lúc càng nhiều.
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) nói rằng tổng lượng xuất khẩu của các nước thành viên trong tháng 2-2013 cũng giảm 11,3% chỉ còn 8,63 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái. Song, thị trường cho rằng xuất khẩu cà phê thế giới tháng 2-2013 giảm trong dự kiến do bấy giờ Việt Nam ăn Tết Nguyên đán.
Ngoài cảnh báo hỗ trợ tài chính và giảm xuất khẩu, nhiều nước đều lên tiếng có hạn hán, sâu bệnh…có thể gây ảnh hưởng đến sản lượng cà phê thế giới, như là những “đai thắt an toàn” để giảm đà rớt của giá kỳ hạn. Song, đầu cơ tài chính đâu cần phải nghe những chuyện ấy. Càng nhiễu động, càng rủi ro, cơ hội kiếm lời càng lớn. Nhất lại là khi họ đã làm chủ được 2 sàn kỳ hạn cà phê như hiện nay.
Nguyễn Quang Bình
- Hàng hóa thế giới sáng 18-4: Brent tiếp tục giảm sâu, đồng cũng giảm thêm 20/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 18-4: Brent tiếp tục giảm sâu, đồng cũng giảm thêm 18/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm này 17/4: các thị trường đường, cà phê, cacao đều tăng 17/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 17-4: Dầu giảm xuống dưới 100 USD, vàng hồi phục từ mức thấp nhất 2 năm 17/04/2013
- IMF dự báo giá hàng hóa nguyên liệu giảm 2% năm2013 17/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 16-4: Vàng qua 2 phiên giảm mạnh nhất kể từ 1983 16/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 15/4: robusta và đường trên sàn ICE tăng 16/04/2013
- Giá hàng hóa đồng loạt lao dốc 16/04/2013
- Hàng hóa thế giới ngày 13/4: Vàng, dầu giảm mạnh 15/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 12/4: đường thô giảm, cà phê và cacao tăng 15/04/2013