Hàng hóa mềm ngày 22/5: đường tăng sau khi tụt xuống mức thấp 34 tháng
- Đường thô kỳ hạn vẫn theo xu hướng giảm
- Các chỉ số kỹ thuật của cacao tăng giảm lẫn lộn trên sàn Liffe, ICE
- Giá cà phê arabica ở gần mức thấp 3 năm trong tháng trước.
(VINANET) – Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE đóng cửa ở mức vững trong hôm thứ ba do hỗ trợ cuối ngày sau khi giảm xuống mức thấp 34 tháng bởi vụ mùa bội thu tại các nước như Brazil và Mexico.
Cacao kỳ hạn giao dịch trên cả hai sàn ICE và Liffe tăng do nhà đầu tư mua vào, trong khi cà phê arabica kỳ hạn quay lại giảm và robusta vững trong phiên giao dịch biến động.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giao dịch tăng 0,05 cent, hay 0,3% lên mức 16,86 cent/lb, sau khi đạt mức thấp gần ba tháng 16,70 cent.
Hợp đồng này có giá mở cửa và đóng cửa là tương đối ổn định. Andrey Kryuchenkov, một nhà phân tích tại VTB Capital cho biết “thị trường này tiếp tục xu hướng giảm kể từ cuối năm ngoái”.
Giá đường giảm hơn một nửa kể từ mức đỉnh 36,08 cent trong tháng 2/2011do thặng dư toàn cầu liên tiếp. Các đại lý cho biết vụ thu hoạch của Brazil đang tiến triển tốt, trong khi Mexico dự kiến sẽ có sản lượng kỷ lục trong niên vụ 2012/13, nguồn cung tiếp tục bùng nổ trên thị trường toàn cầu.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 trên sàn Liffe tăng 1,90 USD hay 0,4% chốt phiên ở mwucs 476,30 USD/tấn sau khi giảm xuống 471,60 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2010.
Hợp đồng cacao kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE đã tăng 44 USD hay 1,9% kết thúc ở mức 2.345 USD/tấn. Hợp đồng này tiếp tục điều chỉnh trong hôm thứ ba, sau khi giảm từ mức cao 5 tháng 2.437 USD/tấn vào hôm 3/5 do nó cố gắng vượt qua mức trung bình 200 ngày ở mức 2.356 USD.
Mưa tại Tây Phi đã thúc đẩy triển vọng cho vụ cacao chính sắp tới, triển vọng nguồn cung đang cải thiện và đang hạn chế mức tăng. Giá cacao kỳ hạn tháng 9 trên sàn Liffe tăng 29 pound, hay 1,9% lên mức 1.575 pound sau khi chạm mức thấp một phiên 1.544 pound, trên mức trung bình 200 ngày 1.543 pound một chút.
Các chỉ số kỹ thuật lẫn lộn tại cả London và New York do thị trường Liffe tăng hơn sàn ICE.
Lượng cacao đến các cảng ở Bờ Biển Ngà đạt khoảng 1.144.000 tấn vào 19/5 kể từ khi vắt đầu niên vụ trong tháng 10, các nhà xuất khẩu ước tính tăng so với mức 1.134.000 tấn trong cùng kỳ niên vụ trước.
Arabica kỳ hạn đã có đà bán ra. Cà phê vẫn trong xu hướng thị trường giảm giá, thị trường sẽ thừa thãi nguồn cung trong thời gian tới.
Cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE giao dịch giảm giá với giá kỳ hạn tháng 7 giảm 2,45 cent hay 1,8% xuống mức 1,3270 USD/lb do thị trường này gần mức thấp ba năm 1,3175 USD đạt được trong tháng 4.
Một nhà môi giới có trụ sở tại London cho biết thị trường này sẽ có thể giao dịch trong tháng 1,30 USD đến 1,45 USD, thêm vào đó giá không thể giảm thấp hơn nhiều do những yếu tố giảm giá gồm sản lượng lớn ở Brazil đã định trong giá.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 trên sàn Liffe chốt phiên tăng 3 USD, hay 0,1% lên mức 2.008 USD/tấn.
Reuters
Cacao kỳ hạn giao dịch trên cả hai sàn ICE và Liffe tăng do nhà đầu tư mua vào, trong khi cà phê arabica kỳ hạn quay lại giảm và robusta vững trong phiên giao dịch biến động.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giao dịch tăng 0,05 cent, hay 0,3% lên mức 16,86 cent/lb, sau khi đạt mức thấp gần ba tháng 16,70 cent.
Hợp đồng này có giá mở cửa và đóng cửa là tương đối ổn định. Andrey Kryuchenkov, một nhà phân tích tại VTB Capital cho biết “thị trường này tiếp tục xu hướng giảm kể từ cuối năm ngoái”.
Giá đường giảm hơn một nửa kể từ mức đỉnh 36,08 cent trong tháng 2/2011do thặng dư toàn cầu liên tiếp. Các đại lý cho biết vụ thu hoạch của Brazil đang tiến triển tốt, trong khi Mexico dự kiến sẽ có sản lượng kỷ lục trong niên vụ 2012/13, nguồn cung tiếp tục bùng nổ trên thị trường toàn cầu.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 trên sàn Liffe tăng 1,90 USD hay 0,4% chốt phiên ở mwucs 476,30 USD/tấn sau khi giảm xuống 471,60 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2010.
Hợp đồng cacao kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE đã tăng 44 USD hay 1,9% kết thúc ở mức 2.345 USD/tấn. Hợp đồng này tiếp tục điều chỉnh trong hôm thứ ba, sau khi giảm từ mức cao 5 tháng 2.437 USD/tấn vào hôm 3/5 do nó cố gắng vượt qua mức trung bình 200 ngày ở mức 2.356 USD.
Mưa tại Tây Phi đã thúc đẩy triển vọng cho vụ cacao chính sắp tới, triển vọng nguồn cung đang cải thiện và đang hạn chế mức tăng. Giá cacao kỳ hạn tháng 9 trên sàn Liffe tăng 29 pound, hay 1,9% lên mức 1.575 pound sau khi chạm mức thấp một phiên 1.544 pound, trên mức trung bình 200 ngày 1.543 pound một chút.
Các chỉ số kỹ thuật lẫn lộn tại cả London và New York do thị trường Liffe tăng hơn sàn ICE.
Lượng cacao đến các cảng ở Bờ Biển Ngà đạt khoảng 1.144.000 tấn vào 19/5 kể từ khi vắt đầu niên vụ trong tháng 10, các nhà xuất khẩu ước tính tăng so với mức 1.134.000 tấn trong cùng kỳ niên vụ trước.
Arabica kỳ hạn đã có đà bán ra. Cà phê vẫn trong xu hướng thị trường giảm giá, thị trường sẽ thừa thãi nguồn cung trong thời gian tới.
Cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE giao dịch giảm giá với giá kỳ hạn tháng 7 giảm 2,45 cent hay 1,8% xuống mức 1,3270 USD/lb do thị trường này gần mức thấp ba năm 1,3175 USD đạt được trong tháng 4.
Một nhà môi giới có trụ sở tại London cho biết thị trường này sẽ có thể giao dịch trong tháng 1,30 USD đến 1,45 USD, thêm vào đó giá không thể giảm thấp hơn nhiều do những yếu tố giảm giá gồm sản lượng lớn ở Brazil đã định trong giá.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 trên sàn Liffe chốt phiên tăng 3 USD, hay 0,1% lên mức 2.008 USD/tấn.
Reuters
- Giá cao su Tocom giảm hơn 5% do giá dầu giảm mạnh nhất 3 tuần 24/05/2013
- ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 7% 24/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 23/5: Giá dầu giảm do tồn trữ xăng cao, vàng giảm do Fed 23/05/2013
- Sản lượng cà phê của Ấn Độ không đổi ở mức 5,2 triệu bao trong niên vụ 2013/14 23/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm do giá dầu thô suy giảm 23/05/2013
- Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 7% nửa đầu niên vụ 23/05/2013
- Kenya : Giá trung bình cà phê Arabica giảm tại cuộc đấu giá 23/05/2013
- Giá cao su Tocom giảm do lo ngại số liệu kinh tế Trung Quốc 22/05/2013
- Citigroup: Chu kỳ tăng giá hàng hóa nguyên liệu sẽ kết thúc trong năm nay 22/05/2013
- Chứng khoán Mỹ “đấu bò”, thị trường hàng hóa khó chống lại xu hướng gấu 22/05/2013