Citigroup: Chu kỳ tăng giá hàng hóa nguyên liệu sẽ kết thúc trong năm nay
Nguyên nhân chính do tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại cộng với việc nước này ít tập trung hơn vào cơ sở hạ tầng và đô thị hóa.
Trong báo cáo đưa ra ngày hôm qua, Citigroup nhấn mạnh, năm 2013 có thể sẽ là năm kết thúc chu kỳ tăng giá của hàng hóa nguyên liệu, chu kỳ lần này thực tế đã dài hơn trung bình trong lịch sử. Chu kì này bắt đầu từ năm 2001.
Chỉ số giá hàng hóa S&P GSCI giảm 2,1% từ đầu năm đến nay, sau khi tăng gấp gần 4 lần từ cuối năm 2001. Trong đó, giá khí đốt thiên nhiên và bông có diễn biến tốt nhất trong năm nay, giá vàng và bạc lại cùng rơi vào thị trường giá xuống kể từ tháng 4.
Việc tăng mạnh giá hàng hóa trong thấp kỷ trước đã thúc đẩy tăng cường nguồn cung, mở rộng các mỏ, giếng khai thác mới và diện tích cây trồng. Nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhu cầu tiêu thụ dẫn tới dư thừa.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất thế giới từ đồng đến bông, than đá, trong quý III năm ngoái bắt đầu chậm lại ở mức 7,4%, trong khi năm 2010 tốc độ này trên 12%. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu tiêu thụ và sử dụng hàng hóa toàn cầu.
Citigroup nêu rõ trong báo cáo: "Sự thay đổi trong năm nay sẽ mở ra thập kỷ mới cho các cơ hội dựa trên phản ứng của giá hàng hóa như thế nào để cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với thị trường đầu tư rộng lớn bao gồm cả chứng khoán và tiền tệ. Sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc kết hợp với sự suy giảm cường độ tiêu thụ hàng hóa sẽ có tác động lâu dài và sâu sắc trên thị trường".
Các nhà đầu tư rút khỏi thị trường hàng hóa. Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ, số hợp đồng mua ròng của các quỹ phòng hộ trong tuần kết thúc ngày 14/5 chỉ là 588.482 hợp đồng, thấp hơn tới 33% so với trung bình 5 năm qua.
Theo Dân Việt/Bloomberg
Trong báo cáo đưa ra ngày hôm qua, Citigroup nhấn mạnh, năm 2013 có thể sẽ là năm kết thúc chu kỳ tăng giá của hàng hóa nguyên liệu, chu kỳ lần này thực tế đã dài hơn trung bình trong lịch sử. Chu kì này bắt đầu từ năm 2001.
Chỉ số giá hàng hóa S&P GSCI giảm 2,1% từ đầu năm đến nay, sau khi tăng gấp gần 4 lần từ cuối năm 2001. Trong đó, giá khí đốt thiên nhiên và bông có diễn biến tốt nhất trong năm nay, giá vàng và bạc lại cùng rơi vào thị trường giá xuống kể từ tháng 4.
Việc tăng mạnh giá hàng hóa trong thấp kỷ trước đã thúc đẩy tăng cường nguồn cung, mở rộng các mỏ, giếng khai thác mới và diện tích cây trồng. Nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhu cầu tiêu thụ dẫn tới dư thừa.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất thế giới từ đồng đến bông, than đá, trong quý III năm ngoái bắt đầu chậm lại ở mức 7,4%, trong khi năm 2010 tốc độ này trên 12%. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu tiêu thụ và sử dụng hàng hóa toàn cầu.
Citigroup nêu rõ trong báo cáo: "Sự thay đổi trong năm nay sẽ mở ra thập kỷ mới cho các cơ hội dựa trên phản ứng của giá hàng hóa như thế nào để cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với thị trường đầu tư rộng lớn bao gồm cả chứng khoán và tiền tệ. Sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc kết hợp với sự suy giảm cường độ tiêu thụ hàng hóa sẽ có tác động lâu dài và sâu sắc trên thị trường".
Các nhà đầu tư rút khỏi thị trường hàng hóa. Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ, số hợp đồng mua ròng của các quỹ phòng hộ trong tuần kết thúc ngày 14/5 chỉ là 588.482 hợp đồng, thấp hơn tới 33% so với trung bình 5 năm qua.
Theo Dân Việt/Bloomberg
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm 1% do đồng yên hồi phục 08/05/2013
- Các quỹ đầu tư hàng hóa giảm hoạt động trong quý I 08/05/2013
- Thái Lan tin tưởng giá cao su sẽ tăng 08/05/2013
- Giá cao su Tocom tăng mạnh nhất 1 tháng 08/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 7/5: Đường tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 07/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 7/5: Dầu tăng do lo ngại về Syria, đường cũng tăng, các hàng khác giảm 07/05/2013
- Giá cao su tăng lên mức cao 1 tháng do đồng yên giảm xuống mức thấp gần 4 năm 07/05/2013
- Giá cà phê arabica tăng phiên thứ 3 liên tiếp 07/05/2013
- Mức cộng của cà phê Indonesia tăng, xuất khẩu bị trì hoãn 07/05/2013
- Người trồng cà phê Brazil giữ lại hạt do giá tối thiểu 07/05/2013