Indonesia: Tiêu thụ cà phê nội địa sẽ chiếm 1/3 sản lượng niên vụ 2013/2014
Theo một khảo sát mới nhất của Reuters, sản lượng cà phê của Indonesia sẽ gia tăng nhẹ trong niên vụ cà phê sắp tới tính bắt đầu kể từ tháng 10/2013 đến hết tháng 9/2014, nhưng nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh mẽ sẽ chiếm tới 1/3 sản lượng, tức khoảng hơn 4 triệu bao (bao = 60 kg).
Tiêu thụ nội địa tăng cao sẽ khiến khối lượng dành cho xuất khẩu giảm xuống. Trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê, Indonesia là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn thứ hai sau Brazil, chiếm khoảng 3% sản lượng toàn cầu. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tiêu thụ toàn cầu trong niên vụ tính đến hết tháng 9/2013 là vào khoảng 144,65 triệu bao.
“Tiêu thụ nội địa tăng cao là do ngày càng có nhiều người trẻ thích uống cà phê”, ông Moelyono Soesilo, quản lý bộ phận thu mua và tiếp thị tại Taman Delta Indonesia, một công ty xuất khẩu ở Java, cho biết. “Các quán cà phê trong nước và các nhà rang xay nhỏ lẻ đang nở rộ. Chúng ta dễ dàng thấy rằng trong 3 – 5 năm tới nhu cầu tiêu thụ nội địa sẽ tăng lên 7 – 8 triệu bao.”
Quốc gia sản xuất Robusta lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 4,16 triệu bao trong niên vụ 2013/2014, hoặc nhiều hơn 1/3 sản lượng trong nước, theo một cuộc khảo sát dành cho tám nhà kinh doanh, các nhà phân tích và nhóm ngành công nghiệp cho thấy. Kết quả này cao hơn so với 3,2 triệu bao ước tính trong một cuộc khảo sát hồi tháng Mười.
ICO cũng dự kiến tiêu thụ của Indonesia 3,67 triệu bao trong năm nay, tăng khoảng 10 phần trăm so với niên vụ trước. Robusta là loại cà phê có nhiều vị đắng, thường để sản xuất cà phê hòa tan, rất thông dụng ở châu Á.
Mặc dù vụ thu hoạch hiện nay tại vùng rừng đảo Sumatra, vùng phát triển cà phê chính của Indonesia, đến trễ đã gây ra sự lo ngại sản lượng sẽ không đạt như kỳ vọng, các nhà kinh doanh hy vọng thu hoạch sẽ được tiến hành nửa cuối tháng Năm và trong suốt tháng Sáu.
Nhu cầu từ các nhà rang xay trong nước, tuy nhiên, đã đẩy giá hạt cà phê Sumatra lên với mức cộng 90 USD/tấn so với giá kỳ hạn tại London, mức cao nhất trong 4 tháng qua là cộng 100 USD/tấn vào tháng Tư.
Trong niên vụ cà phê 2011/2012, mưa lớn làm hư hại cây trồng gây thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, đã đẩy giá cộng lên mức cao mọi thời đại là 550 USD/tấn. Bất cứ khi nào các vùng núi cao ở Sumatra thu hoạch, hạt cà phê ở đây thường bán cao hơn giá kỳ hạn London.
Sản lượng niên vụ đến hết tháng 9 năm 2014 được dự báo ở mức 11,2 triệu bao, cao hơn so với dự báo 10,87 triệu bao của niên vụ 2012/13, bởi vì các đồn điền trồng mới ở Java, Sumatra và phía đông Indonesia sẽ bắt đầu có cà phê cho thu hoạch.
“Vụ thu hoạch hiện nay tuy đã bị trì hoãn một chút nhưng chúng tôi cho là khá tích cực. Vì điều đó xảy ra khiến sản lượng có thể giảm từ 3 – 5% , nhưng các cây trồng lại tốt hơn,” một nhà giao dịch ở một công ty kinh doanh quốc tế tại Singapore cho biết.
“Việc tiêu thụ đang gia tăng. Sự gia tăng chỉ 15% là một dự báo khá dè dặt, và chúng ta có thể thấy một sự gia tăng tối đa lên tới 30%”.
Indonesia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, với dân số 240 triệu người, đã chứng minh sự linh hoạt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu bằng tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Các công ty chế biến sản xuất thực phẩm, chẳng hạn như PT Mayora Indah, cũng như công ty thực phẩm lớn nhất thế giới Nestle SA, đều có nhu cầu sử dụng nhiều cà phê để làm gia tăng hương vị cho các mặt hàng như các loại bánh quy, các thức uống và kẹo hương cà phê.
“Giá cà phê niên vụ 2012/13 vẫn còn rất tốt cho nông dân, điều này là lý do giúp cho họ lạc quan và tích cực chăm sóc cây trồng tốt hơn để tăng sản lượng trong những năm tới,” Saidul Alam, một quan chức của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) cho biết.
Anh Văn (Theo Reuters)
Tiêu thụ nội địa tăng cao sẽ khiến khối lượng dành cho xuất khẩu giảm xuống. Trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê, Indonesia là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn thứ hai sau Brazil, chiếm khoảng 3% sản lượng toàn cầu. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tiêu thụ toàn cầu trong niên vụ tính đến hết tháng 9/2013 là vào khoảng 144,65 triệu bao.
“Tiêu thụ nội địa tăng cao là do ngày càng có nhiều người trẻ thích uống cà phê”, ông Moelyono Soesilo, quản lý bộ phận thu mua và tiếp thị tại Taman Delta Indonesia, một công ty xuất khẩu ở Java, cho biết. “Các quán cà phê trong nước và các nhà rang xay nhỏ lẻ đang nở rộ. Chúng ta dễ dàng thấy rằng trong 3 – 5 năm tới nhu cầu tiêu thụ nội địa sẽ tăng lên 7 – 8 triệu bao.”
Quốc gia sản xuất Robusta lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 4,16 triệu bao trong niên vụ 2013/2014, hoặc nhiều hơn 1/3 sản lượng trong nước, theo một cuộc khảo sát dành cho tám nhà kinh doanh, các nhà phân tích và nhóm ngành công nghiệp cho thấy. Kết quả này cao hơn so với 3,2 triệu bao ước tính trong một cuộc khảo sát hồi tháng Mười.
ICO cũng dự kiến tiêu thụ của Indonesia 3,67 triệu bao trong năm nay, tăng khoảng 10 phần trăm so với niên vụ trước. Robusta là loại cà phê có nhiều vị đắng, thường để sản xuất cà phê hòa tan, rất thông dụng ở châu Á.
Mặc dù vụ thu hoạch hiện nay tại vùng rừng đảo Sumatra, vùng phát triển cà phê chính của Indonesia, đến trễ đã gây ra sự lo ngại sản lượng sẽ không đạt như kỳ vọng, các nhà kinh doanh hy vọng thu hoạch sẽ được tiến hành nửa cuối tháng Năm và trong suốt tháng Sáu.
Nhu cầu từ các nhà rang xay trong nước, tuy nhiên, đã đẩy giá hạt cà phê Sumatra lên với mức cộng 90 USD/tấn so với giá kỳ hạn tại London, mức cao nhất trong 4 tháng qua là cộng 100 USD/tấn vào tháng Tư.
Trong niên vụ cà phê 2011/2012, mưa lớn làm hư hại cây trồng gây thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, đã đẩy giá cộng lên mức cao mọi thời đại là 550 USD/tấn. Bất cứ khi nào các vùng núi cao ở Sumatra thu hoạch, hạt cà phê ở đây thường bán cao hơn giá kỳ hạn London.
Sản lượng niên vụ đến hết tháng 9 năm 2014 được dự báo ở mức 11,2 triệu bao, cao hơn so với dự báo 10,87 triệu bao của niên vụ 2012/13, bởi vì các đồn điền trồng mới ở Java, Sumatra và phía đông Indonesia sẽ bắt đầu có cà phê cho thu hoạch.
“Vụ thu hoạch hiện nay tuy đã bị trì hoãn một chút nhưng chúng tôi cho là khá tích cực. Vì điều đó xảy ra khiến sản lượng có thể giảm từ 3 – 5% , nhưng các cây trồng lại tốt hơn,” một nhà giao dịch ở một công ty kinh doanh quốc tế tại Singapore cho biết.
“Việc tiêu thụ đang gia tăng. Sự gia tăng chỉ 15% là một dự báo khá dè dặt, và chúng ta có thể thấy một sự gia tăng tối đa lên tới 30%”.
Indonesia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, với dân số 240 triệu người, đã chứng minh sự linh hoạt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu bằng tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Các công ty chế biến sản xuất thực phẩm, chẳng hạn như PT Mayora Indah, cũng như công ty thực phẩm lớn nhất thế giới Nestle SA, đều có nhu cầu sử dụng nhiều cà phê để làm gia tăng hương vị cho các mặt hàng như các loại bánh quy, các thức uống và kẹo hương cà phê.
“Giá cà phê niên vụ 2012/13 vẫn còn rất tốt cho nông dân, điều này là lý do giúp cho họ lạc quan và tích cực chăm sóc cây trồng tốt hơn để tăng sản lượng trong những năm tới,” Saidul Alam, một quan chức của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) cho biết.
Anh Văn (Theo Reuters)
- Sản lượng cà phê Mexico 2013 dự kiến giảm 10% 24/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm này 23/4: cacao giảm từ mức đỉnh 4 tháng, đường giảm 23/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 23-4: Bent trở lại trên 100 USD/thùng, vàng cũng tăng 23/04/2013
- Giá hàng hóa nguyên liệu lao dốc sau số liệu sản xuất Trung Quốc 23/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 22/4: cacao đạt mức cao 4 tháng do nhu cầu tăng bất ngờ 22/04/2013
- Đặt cược giá hàng hóa lên tăng lần đầu trong 3 tuần 22/04/2013
- Hàng hóa thế giới tuần 13-20/4: giảm phiên cuối cùng 20/04/2013
- Giá hàng hóa nguyên liệu giảm cùng thị trường chứng khoán 20/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 18/4: cacao ở mức cao 4 tháng do số liệu nghiền như dự đoán 20/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 18-4: Brent tiếp tục giảm sâu, đồng cũng giảm thêm 20/04/2013