Đặt cược giá hàng hóa lên tăng lần đầu trong 3 tuần

22/04/2013  

Trong đó đặt cược giá vàng lên tăng mạnh sau phiên giá lao dốc mạnh nhất 33 năm. Trong tuần kết thúc ngày 16/4, các nhà quản lý tiền tệ tăng lượng đặt cược giá lên đối với 18 loại hàng hóa nguyên liệu thô tăng 5,1% lên 453.467 hợp đồng. Lượng đặt cược phục hồi sau 2 tuần giảm liên tiếp.



Các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác tăng mua ròng vàng 9,8% lên 61.579 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn. Đầu tuần trước, giá vàng đã có 2 phiên lao dốc mạnh đẩy giá xuống thấp nhất hơn 2 năm, khiến ngân hàng trung ương các nước mất 560 tỷ USD giá trị dự trữ so với mốc giá vàng đạt kỷ lục năm 2011.

Tuy nhiên, giá vàng phục hồi những phiên cuối tuần khoảng 5,6% từ lúc giá chạm đáy thấp nhất 2 năm do lực mua vào mạnh. Hiệp hội Vàng Trung Quốc cho biết doanh số bán vàng tăng mạnh ngày 15 và 16/4. Nhập khẩu vàng vào Ấn Độ quý II có thể sẽ tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, hãng US Mint Mỹ cũng cho biết doanh số bán vàng xu trong tháng 4 đạt 167.500 oz, tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2010.

Các nhà đầu cơ cũng tăng mua ròng đối với bạc lên 7.694 hợp đồng, trong khi tuần trước đó bán ròng 560 hợp đồng. Lượng bán ròng đối với đồng cũng giảm từ 32.850 hợp đồng tuần trước đó xuống còn 27.412 hợp đồng.

Tuy nhiên, lượng đặt cược vào dầu thô giảm 6,8% còn 183.032 hợp đồng, giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Đặt cược giá bạch kim giảm 9,3% xuống 20.005 hợp đồng, thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.

Chỉ số mua ròng 11 loại hàng hóa nông sản tăng 87% lên 105.246 hợp đồng, tăng mạnh nhất hơn 6 năm. Đặt cược đậu tương tăng 19% lên 74.568 hợp đồng, tăng mạnh nhất kể từ ngày 5/2. Lượng đặt cược giá ngô lên cũng tăng lần đầu tiên trong 3 tuần.

Lượng đặt cược giá nông sản tăng mạnh là do thời tiết lạnh và ẩm ướt ở Mỹ dẫn tới trì hoãn quá trình trồng ngũ cốc tại đây. Lượng gieo hạt tính đến ngày 14/4 mới chỉ đạt 2%, thấp nhất kể từ 1993. Trong khi đó, nhu cầu mua khá cao, doanh số bán đậu tương Mỹ từ ngày 1/9 năm ngoái đến nay tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất tiêu thụ các loại hạt có dầu, sử dụng trong chế biến dầu ăn và làm thức ăn chăn nuôi.
 
GAFIN.VN
    Tên của bạn *
    Email người nhận *
    Thông điệp của bạn