Thái Lan tin tưởng giá cao su sẽ tăng
Thái Lan tuyên bố trở thành trung tâm công nghiệp cao su toàn cầu và tin tưởng rằng với sự hợp tác từ các nước Asean, nước này có thể điều khiển được sự tăng trưởng của ngành.
Thông báo trên được đưa ra trong hội nghị Cao su Asean vừa diễn ra tại khu nghỉ dưỡng thuộc Phuket, Thái Lan. Tuyên bố này hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ Thái Lan là nhà sản xuất cao su lớn nhất thế giới, sản lượng hàng năm lên tới 3,1 triệu tấn, trong đó xuất khẩu chiếm 78%, tiêu thụ nội địa chiếm 12% và dự trữ 10%.
Hội nghị ngành cao su mới đây có sự góp mặt của 10 nước thành viên ASEAN và các nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng bộ nông nghiệp và nông thôn Thái Lan, ông Yuttapong Charasatien cho biết, Chính phủ Thái đang khuyến khích các cơ quan trực thuộc sử dụng các sản phẩm làm từ cao su. Thái Lan cũng mong muốn sự hợp tác giữa các nhà sản xuất cao su trong khu vưc cùng nghiên cứu tác động cũng như lợi ích của Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) đối với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ngài Thứ trưởng cho rằng năm nay giá cao su sẽ tăng liên tục nhờ vào chính sách hỗ trợ của chính phủ nhằm tăng giá trị cho cao su nguyên liệu bên cạnh sự cải thiện của nền kinh tế thế giới.
Cả người bán và người mua đều đạt được lợi ích nếu các nước sản xuất cao su tăng cường hợp tác chặt chẽ. Cụ thể, phía xuất khẩu sẽ được cạnh tranh về giá cả còn bên nhập khẩu luôn được bình ổn giá.
Ví dụ: Cao su trồng ở Thái Lan và cao su trồng ở Indonesia nếu có phẩm chất tương tự thì có thể được bán đồng giá.
Nếu Thái Lan có thể chứng minh được rằng việc sử dụng cao su thiên nhiên cho hiệu quả tốt hơn cao su tổng hợp thì nhu cầu cao su trên toàn thế giới sẽ tăng và tạo giá ổn định lâu dài cho cây cao su.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều, một đại diện của công ty cao su lớn của Thái Lan cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại khiến giá cả và lượng cao su xuất khẩu toàn thế giới giảm.
Làm sao có thể ổn định giá khi mà các nước trong khu vực Asean có các loại tiền tệ với mệnh giá khác nhau, chi phí sản xuất, chi phí sinh hoạt khác nhau và quan trọng hơn là chất lượng của cao su có thể thay đổi trong quá trình xuất nhập khẩu.
Và theo vị đại diện đó thì muốn nâng cao thế cạnh tranh cho cao su Thái Lan thì nên đánh thuế thấp hơn.
Hiện nay Thái Lan đang đánh thuế xuất khẩu cao su ở mức 0,9 Bath/kg, nhưng khi giá bán tăng lên khoảng 100 Bath/kg thì thuế sẽ tăng thành 5 Bath/kg. Hiện giá cao su tấm có khoảng 70 Bath/kg , giảm một nửa giá so với mức đỉnh hồi tháng 2/2011.
Ngoài ra còn một số đề xuất cho rằng Thái Lan nên tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm từ cao su như lốp xe, găng tay cao su, ống cao su, bao cao su… tăng lên thành 30 – 40% tổng khối lượng cao su thiên nhiên thay vì 12% như hiện nay.
T.Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ/Phuketnews
Hội nghị ngành cao su mới đây có sự góp mặt của 10 nước thành viên ASEAN và các nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng bộ nông nghiệp và nông thôn Thái Lan, ông Yuttapong Charasatien cho biết, Chính phủ Thái đang khuyến khích các cơ quan trực thuộc sử dụng các sản phẩm làm từ cao su. Thái Lan cũng mong muốn sự hợp tác giữa các nhà sản xuất cao su trong khu vưc cùng nghiên cứu tác động cũng như lợi ích của Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) đối với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ngài Thứ trưởng cho rằng năm nay giá cao su sẽ tăng liên tục nhờ vào chính sách hỗ trợ của chính phủ nhằm tăng giá trị cho cao su nguyên liệu bên cạnh sự cải thiện của nền kinh tế thế giới.
Cả người bán và người mua đều đạt được lợi ích nếu các nước sản xuất cao su tăng cường hợp tác chặt chẽ. Cụ thể, phía xuất khẩu sẽ được cạnh tranh về giá cả còn bên nhập khẩu luôn được bình ổn giá.
Ví dụ: Cao su trồng ở Thái Lan và cao su trồng ở Indonesia nếu có phẩm chất tương tự thì có thể được bán đồng giá.
Nếu Thái Lan có thể chứng minh được rằng việc sử dụng cao su thiên nhiên cho hiệu quả tốt hơn cao su tổng hợp thì nhu cầu cao su trên toàn thế giới sẽ tăng và tạo giá ổn định lâu dài cho cây cao su.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều, một đại diện của công ty cao su lớn của Thái Lan cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại khiến giá cả và lượng cao su xuất khẩu toàn thế giới giảm.
Làm sao có thể ổn định giá khi mà các nước trong khu vực Asean có các loại tiền tệ với mệnh giá khác nhau, chi phí sản xuất, chi phí sinh hoạt khác nhau và quan trọng hơn là chất lượng của cao su có thể thay đổi trong quá trình xuất nhập khẩu.
Và theo vị đại diện đó thì muốn nâng cao thế cạnh tranh cho cao su Thái Lan thì nên đánh thuế thấp hơn.
Hiện nay Thái Lan đang đánh thuế xuất khẩu cao su ở mức 0,9 Bath/kg, nhưng khi giá bán tăng lên khoảng 100 Bath/kg thì thuế sẽ tăng thành 5 Bath/kg. Hiện giá cao su tấm có khoảng 70 Bath/kg , giảm một nửa giá so với mức đỉnh hồi tháng 2/2011.
Ngoài ra còn một số đề xuất cho rằng Thái Lan nên tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm từ cao su như lốp xe, găng tay cao su, ống cao su, bao cao su… tăng lên thành 30 – 40% tổng khối lượng cao su thiên nhiên thay vì 12% như hiện nay.
T.Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ/Phuketnews
- Hàng hóa thế giới sáng 2-5: Đồng loạt giảm, Brent xuống dưới 100 USD 02/05/2013
- Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tháng 4/2013 (phần 3) 01/05/2013
- Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tháng 4/2013 (phần 2) 01/05/2013
- Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tháng 4/2013 (phần 1) 01/05/2013
- Hội nghị quốc tế về bệnh gỉ sắt lá cà phê 01/05/2013
- ICO: xuất khẩu cà phê thế giới tháng 3/2013 giảm 4,1% 01/05/2013
- Kenya: Doanh số bán cà phê năm 2012 tăng 54% 30/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 30-4: Hồi phục mạnh, ngô tăng vọt 30/04/2013
- Đặt cược vào hàng hóa tiếp tục giảm 30/04/2013
- Brazil: Giá cà phê Conillons tuần qua tăng 30/04/2013