Cuộc chiến chống lại cà phê bẩn!
Các nhà sản xuất đều treo bảng giới thiệu về quy trình chế biến cà phê nguyên chất, là cà phê “sạch” 100%…
Dạo quanh hàng trăm cửa hàng bán cà phê bột tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có một điều dễ nhận thấy nhất, đó là các nhà sản xuất đều treo bảng giới thiệu về quy trình chế biến cà phê nguyên chất, là cà phê “sạch” 100%…
Ðể khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng cà phê bột đóng gói của mình là sạch, nhiều nhà sản xuất còn đem hẳn máy chế biến cà phê trưng bày ngay trước cửa hàng để rang xay cho người tiêu dùng thưởng thức. Sau đó, người tiêu dùng sẽ được đối chứng với các loại cà phê đã đóng gói để nhận biết mùi vị.
Chưa hết, nhiều hãng cà phê lớn còn hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết đâu là cà phê trộn tạp chất,cà phê bột thật bằng cách so sánh yếu tố màu sắc của từng loại. Ông Cao Chánh Phương, chủ cơ sở chế biến cà phê bột Phương Sanh (260 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột) cho biết: “Cà phê sạch là loại cà phê được xay từ hạt cà phê nhân nguyên chất và có trộn thêm một tỷ lệ rất ít phần trăm chất béo. Còn cà phê “bẩn” phần lớn được làm từ ngũ cốc như: đậu, ngô rang cháy và có pha thêm chất hóa học (caramel) để tạo màu và mùi. Loại cà phê “bẩn” này chứa hàm lượng cà phê rất thấp nên doanh nghiệp bán ra sẽ thu lời bất chính rất lớn”.
Vừa qua, Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra và xử phạt Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Thanh Thủy (TP Buôn Ma Thuột), một trong những công ty có thị trường tiêu thụ cà phê bột lớn trong nước số tiền hơn 9 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Qua kiểm nghiệm sản phẩm, có đến 3 mẫu cà phê bột của hãng cà phê này có hàm lượng caffein dưới tiêu chuẩn cho phép 1% (theo TVVN 5251:2007). Ngoài ra, trong quý 1-2013, Đoàn thanh tra cũng đã phát hiện và xử phạt hành chính 13 cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà phê bột khác với số tiền từ 2 – 6 triệu đồng với hành vi vi phạm tương tự.
Trao đổi với bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk, chúng tôi được biết: “Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Hiệp hội trên 27 mẫu cà phê bột và cà phê hòa tan ở 30 cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh cho thấy, ngoài nguyên liệu cà phê nhân thì có tới 73,3% số cơ sở dùng thêm đậu nành, 46,7% cơ sở dùng thêm bắp, 6,7% dùng thêm đậu đỏ. Ngoài ra, có tới 80% cơ sở dùng caramel, 63,3% dùng tinh hoặc hương liệu cà phê, 60% dùng bột va ni, 96,7% cơ sở dùng bơ các loại, 86,7% có dùng rượu và 3,3% cơ sở dùng nước mắm để sử dụng cho chế biến cà phê”.
Có thể nói, qua việc kiểm tra, xử phạt của cơ quan chức năng một lần nữa khẳng định thị trường cà phê bột trong nước đang có nhiều lỗ hổng lớn trong khâu quản lý chất lượng. Để hạn chế được nạn cà phê “bẩn” thì cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những doanh nghiệp, cơ sở chế biến cà phê bột làm ăn gian dối. Bên cạnh đó, bản thân từng doanh nghiệp sản xuất cà phê chân chính phải “tuyên chiến” với nạn cà phê “bẩn” bằng cách khẳng định chất lượng, thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước, tránh những thiệt hại đáng tiếc cho người tiêu dùng cũng như chính bản thân doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Theo Văn Thành
CAND
Dạo quanh hàng trăm cửa hàng bán cà phê bột tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có một điều dễ nhận thấy nhất, đó là các nhà sản xuất đều treo bảng giới thiệu về quy trình chế biến cà phê nguyên chất, là cà phê “sạch” 100%…
Ðể khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng cà phê bột đóng gói của mình là sạch, nhiều nhà sản xuất còn đem hẳn máy chế biến cà phê trưng bày ngay trước cửa hàng để rang xay cho người tiêu dùng thưởng thức. Sau đó, người tiêu dùng sẽ được đối chứng với các loại cà phê đã đóng gói để nhận biết mùi vị.
Chưa hết, nhiều hãng cà phê lớn còn hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết đâu là cà phê trộn tạp chất,cà phê bột thật bằng cách so sánh yếu tố màu sắc của từng loại. Ông Cao Chánh Phương, chủ cơ sở chế biến cà phê bột Phương Sanh (260 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột) cho biết: “Cà phê sạch là loại cà phê được xay từ hạt cà phê nhân nguyên chất và có trộn thêm một tỷ lệ rất ít phần trăm chất béo. Còn cà phê “bẩn” phần lớn được làm từ ngũ cốc như: đậu, ngô rang cháy và có pha thêm chất hóa học (caramel) để tạo màu và mùi. Loại cà phê “bẩn” này chứa hàm lượng cà phê rất thấp nên doanh nghiệp bán ra sẽ thu lời bất chính rất lớn”.
Vừa qua, Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra và xử phạt Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Thanh Thủy (TP Buôn Ma Thuột), một trong những công ty có thị trường tiêu thụ cà phê bột lớn trong nước số tiền hơn 9 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Qua kiểm nghiệm sản phẩm, có đến 3 mẫu cà phê bột của hãng cà phê này có hàm lượng caffein dưới tiêu chuẩn cho phép 1% (theo TVVN 5251:2007). Ngoài ra, trong quý 1-2013, Đoàn thanh tra cũng đã phát hiện và xử phạt hành chính 13 cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà phê bột khác với số tiền từ 2 – 6 triệu đồng với hành vi vi phạm tương tự.
Trao đổi với bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk, chúng tôi được biết: “Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Hiệp hội trên 27 mẫu cà phê bột và cà phê hòa tan ở 30 cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh cho thấy, ngoài nguyên liệu cà phê nhân thì có tới 73,3% số cơ sở dùng thêm đậu nành, 46,7% cơ sở dùng thêm bắp, 6,7% dùng thêm đậu đỏ. Ngoài ra, có tới 80% cơ sở dùng caramel, 63,3% dùng tinh hoặc hương liệu cà phê, 60% dùng bột va ni, 96,7% cơ sở dùng bơ các loại, 86,7% có dùng rượu và 3,3% cơ sở dùng nước mắm để sử dụng cho chế biến cà phê”.
Có thể nói, qua việc kiểm tra, xử phạt của cơ quan chức năng một lần nữa khẳng định thị trường cà phê bột trong nước đang có nhiều lỗ hổng lớn trong khâu quản lý chất lượng. Để hạn chế được nạn cà phê “bẩn” thì cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những doanh nghiệp, cơ sở chế biến cà phê bột làm ăn gian dối. Bên cạnh đó, bản thân từng doanh nghiệp sản xuất cà phê chân chính phải “tuyên chiến” với nạn cà phê “bẩn” bằng cách khẳng định chất lượng, thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước, tránh những thiệt hại đáng tiếc cho người tiêu dùng cũng như chính bản thân doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Theo Văn Thành
CAND
- Bản tin thị trường cà phê ngày 21/6/2013 23/06/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 20/6/2013 23/06/2013
- Nông sản trong nước được ưa chuộng 23/06/2013
- Tuần 17-23/6: Giá hàng hóa lao dốc mạnh nhất từ cuối 2011 23/06/2013
- Tuần 10-16/6: Giá các hàng hóa nguyên liệu biến động trái chiều 19/06/2013
- Tổng hợp tin thị trường cà phê tuần từ 10/6-15/6 19/06/2013
- Tiêu điểm thị trường hàng hóa trong nước tuần đến ngày 14/6/2013 19/06/2013
- Cà phê mất giá do triển vọng được mùa 19/06/2013
- Hơn 150 ha cao su Quảng Trị bị bệnh vàng rụng lá 19/06/2013
- Giá cà phê: "thập diện mai phục"! 19/06/2013