Hàng hóa thế giới ngày 13/4: Vàng, dầu giảm mạnh
· Đồng mất 3% giá trị do tồn kho lớn
· Dầu giảm do triển vọng nhu cầu yếu trên toàn cầu
· Lúa mì, khí gas tăng bởi các yếu tố cơ bản
(VINANET) – Các thị trường hàng hóa chủ chốt đều giảm giá trong phiên giao dịch cuối tuần 12/4 (kết thúc vào rạng sáng 13-4 giờ VN), với dầu giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng và vàng thấp nhất 20 tháng bởi các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng kinh tế sa sút trên toàn cầu và kế hoạch của CH Síp là bán vàng dự trữ.
Giá vàng giao ngay giảm hơn 4% trong phiên, xuống mức thấp mới chỉ 1.493,35 USD/ounce, thấp nhất kể từ tháng 7-2011.
Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 giá giảm xuống 1.491,40 USD/ounce. Vàng đang đi vào chu kỳ giảm giá, sau khi phá sàn 1.500 USD, hay mất tới hơn 20% kể từ mức đỉnh cao trên 1.900 USD hồi tháng 9-2011.
CH Síp có thể cần phải bán vàng để tăng tiền cho
Cộng hòa Síp có thể phải bán một lượng vàng dự trữ để được nhận đủ tiền cứu trợ từ các chủ nợ quốc tế. Chi phí ban đầu của gói cứu trợ Cộng hòa Síp là 17,5 tỷ euro, trong đó, họ phải huy động 7,5 tỷ euro để có 10 tỷ euro từ bộ ba chủ nợ - Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, theo tài liệu mới nhất của các chủ nợ, chi phí đã tăng lên 23 tỷ euro, đồng nghĩa với việc Síp phải tìm thêm 6 tỷ euro nữa.
“Thông tin về khả năng bán vàng của Síp gợi nhớ việc nhiều ngân hàng trung ương ở các nước phát triển đã bán vàng trong mấy thập kỷ qua và dường như họ không có nhu cầu nắm giữ nhiều vàng như trước kia nữa”, nhà phân tíchChristin Tuxen của ngân hàng Danske Bank cho biết.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,94% trong phiên cuối tuần.
Giá dầu giảm bởi dự báo nhu cầu sẽ giảm sau thông tin cho thấy nhu cầu sẽ giảm, dựa theo các số liệu kinh tế của Mỹ và các báo cáo mới đây đều hạ mức dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu.
Dầu Brent kỳ hạn tháng 5 có lúc xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7, chỉ 101,09 USD, và kết thúc ở 103,11 USD/thùng, giảm 1,16 USD hay 1,11%.
Dầu thô Mỹ ở mức 91,29 USD/thùng, hay giảm 2,22 USD.
Bán lẻ của Mỹ tháng 3 giảm 0,4%, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, là lần giảm thứ 2 trong 3 tháng qua. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) điều chỉnh giảm mức dự báo về mức tăng nhu cầu dầu toàn cầu năm nay đi 25.000 thùng/ngày.
“Các hàng hóa nhạy cảm với kinh tế - năng lượng, kim loại công nghiệp – đã giảm giá mạnh trong 2 tháng qua, và bạn có thể thấy rằng nhiều nhà đầu tư hiện đang đánh giá lại các triển vọng tăng trưởng kinh tế”, Jeffrey Sherman, nhà quản lý hàng hóa thuộc DoubleLine Capital LP trụ sở ở Los Angeles cho biết.
Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London kết thúc phiên ở mức 7.406,50 USD/tấn, giảm so với 7.610 USD/tấn đóng cửa phiên trước đó. Kim loại này có lúc xuống chỉ 7.375USD/tấn do tồn trữ tăng và triển vọng nhu cầu chưa chắc chắn, không hơn mấy so với mức thấp nhất 8 tháng 7.331,25 USD/tấn hôm 4-4.
Các kim loại công nghiệp khác cũng giảm giá trong phiên.
Nhôm kết thúc phiên ở mức 1.852 USD/tấn, so với 1.898 USD/tấn phiên trước đó, trong khi kẽm kết thúc ngày ở 1.874 USD/tấn so với 1.914 USD/tấn phiên trước đó.
Giá khí gas kỳ hạn và các nông sản tăng nhờ các yếu tố cơ bản của những thị trường này.
Giá khí gas kỳ hạn tại New York đạt 4,24 USD/mBtu, cao nhất kể từ tháng 7/2011, bởi thời tiết lạnh cuối mùa làm thắt chặt cán cân cung – cầu.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters, Bloomberg)
(VINANET) – Các thị trường hàng hóa chủ chốt đều giảm giá trong phiên giao dịch cuối tuần 12/4 (kết thúc vào rạng sáng 13-4 giờ VN), với dầu giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng và vàng thấp nhất 20 tháng bởi các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng kinh tế sa sút trên toàn cầu và kế hoạch của CH Síp là bán vàng dự trữ.
Giá vàng giao ngay giảm hơn 4% trong phiên, xuống mức thấp mới chỉ 1.493,35 USD/ounce, thấp nhất kể từ tháng 7-2011.
Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 giá giảm xuống 1.491,40 USD/ounce. Vàng đang đi vào chu kỳ giảm giá, sau khi phá sàn 1.500 USD, hay mất tới hơn 20% kể từ mức đỉnh cao trên 1.900 USD hồi tháng 9-2011.
CH Síp có thể cần phải bán vàng để tăng tiền cho
Cộng hòa Síp có thể phải bán một lượng vàng dự trữ để được nhận đủ tiền cứu trợ từ các chủ nợ quốc tế. Chi phí ban đầu của gói cứu trợ Cộng hòa Síp là 17,5 tỷ euro, trong đó, họ phải huy động 7,5 tỷ euro để có 10 tỷ euro từ bộ ba chủ nợ - Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, theo tài liệu mới nhất của các chủ nợ, chi phí đã tăng lên 23 tỷ euro, đồng nghĩa với việc Síp phải tìm thêm 6 tỷ euro nữa.
“Thông tin về khả năng bán vàng của Síp gợi nhớ việc nhiều ngân hàng trung ương ở các nước phát triển đã bán vàng trong mấy thập kỷ qua và dường như họ không có nhu cầu nắm giữ nhiều vàng như trước kia nữa”, nhà phân tíchChristin Tuxen của ngân hàng Danske Bank cho biết.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,94% trong phiên cuối tuần.
Giá dầu giảm bởi dự báo nhu cầu sẽ giảm sau thông tin cho thấy nhu cầu sẽ giảm, dựa theo các số liệu kinh tế của Mỹ và các báo cáo mới đây đều hạ mức dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu.
Dầu Brent kỳ hạn tháng 5 có lúc xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7, chỉ 101,09 USD, và kết thúc ở 103,11 USD/thùng, giảm 1,16 USD hay 1,11%.
Dầu thô Mỹ ở mức 91,29 USD/thùng, hay giảm 2,22 USD.
Bán lẻ của Mỹ tháng 3 giảm 0,4%, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, là lần giảm thứ 2 trong 3 tháng qua. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) điều chỉnh giảm mức dự báo về mức tăng nhu cầu dầu toàn cầu năm nay đi 25.000 thùng/ngày.
“Các hàng hóa nhạy cảm với kinh tế - năng lượng, kim loại công nghiệp – đã giảm giá mạnh trong 2 tháng qua, và bạn có thể thấy rằng nhiều nhà đầu tư hiện đang đánh giá lại các triển vọng tăng trưởng kinh tế”, Jeffrey Sherman, nhà quản lý hàng hóa thuộc DoubleLine Capital LP trụ sở ở Los Angeles cho biết.
Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London kết thúc phiên ở mức 7.406,50 USD/tấn, giảm so với 7.610 USD/tấn đóng cửa phiên trước đó. Kim loại này có lúc xuống chỉ 7.375USD/tấn do tồn trữ tăng và triển vọng nhu cầu chưa chắc chắn, không hơn mấy so với mức thấp nhất 8 tháng 7.331,25 USD/tấn hôm 4-4.
Các kim loại công nghiệp khác cũng giảm giá trong phiên.
Nhôm kết thúc phiên ở mức 1.852 USD/tấn, so với 1.898 USD/tấn phiên trước đó, trong khi kẽm kết thúc ngày ở 1.874 USD/tấn so với 1.914 USD/tấn phiên trước đó.
Giá khí gas kỳ hạn và các nông sản tăng nhờ các yếu tố cơ bản của những thị trường này.
Giá khí gas kỳ hạn tại New York đạt 4,24 USD/mBtu, cao nhất kể từ tháng 7/2011, bởi thời tiết lạnh cuối mùa làm thắt chặt cán cân cung – cầu.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa | ĐVT | Giá | +/- | +/- (%) |
Dầu thô WTI | USD/thùng | 91,29 | -2,22 | -2,37% |
Dầu Brent | USD/thùng | 103,11 | -1,16 | -1,11% |
Khí thiên nhiên | USD/mBtu | 4,22 | +0,08 | +2,01% |
Xăng RBOB FUT | US cent/gallon | 280,18 | -2,92 | -1,03% |
Dầu đốt | US cent/gallon | 287,18 | -2,73 | -0,94% |
Vàng New York | USD/ounce | 26,33 | -1,37 | -4,93% |
Vàng TOCOM | JPY/g | 83,50 | -4,60 | -5,22% |
Bạc New York | USD/ounce | 26,00 | -1,65 | -5,97% |
Bạc TOCOM | JPY/g | 19,84 | -1,27 | -6,02% |
Bạch kim giao ngay | USD/t oz. | 1.486,75 | -45,55 | -2,97% |
Palladium giao ngay | USD/t oz. | 707,00 | -23,98 | -3,28% |
Đồng | US cent/lb | 335,00 | -8,35 | -2,43% |
Đồng LME 3 tháng | USD/tấn | 7.406,50 | -203,50 | -2,67% |
Nhôm LME 3 tháng | USD/tấn | 1.853,50 | -44,50 | -2,34% |
Kẽm LME 3 tháng | USD/tấn | 1.875,00 | -39,00 | -2,04% |
Thiếc LME 3 tháng | USD/tấn | 22.005,00 | -845,00 | -3,70% |
Ngô | US cent/bushel | 641,25 | +7,75 | +1,22% |
Lúa mì CBOT | US cent/bushel | 719,50 | +16,25 | +2,31% |
Lúa mạch | US cent/bushel | 380,50 | +6,75 | +1,81% |
Gạo thô | USD/cwt | 15,82 | +0,06 | +0,35% |
Đậu tương | US cent/bushel | 1.379,25 | +11,00 | +0,80% |
Khô đậu tương | USD/tấn | 400,20 | +4,50 | +1,15% |
Dầu đậu tương | US cent/lb | 49,23 | -0,54 | -1,08% |
Hạt cải WCE | CAD/tấn | 625,40 | +0,10 | +0,02% |
Cacao Mỹ | USD/tấn | 2.268,00 | +23,00 | +1,02% |
Cà phê Mỹ | US cent/lb | 135,25 | -2,00 | -1,44% |
Đường thô | US cent/lb | 17,84 | +0,05 | +0,28% |
Nước cam cô đặc đông lạnh | US cent/lb | 144,00 | +1,05 | +0,73% |
Bông | US cent/lb | 87,62 | +0,88 | +1,01% |
Lông cừu (SFE) | US cent/kg | 1.130,00 | 0,00 | 0,00% |
Gỗ xẻ | USD/1000 board feet | 371,40 | -2,20 | -0,59% |
Cao su TOCOM | JPY/kg | 275,50 | -0,90 | -0,33% |
Ethanol CME | USD/gallon | 2,22 | -0,01 | -0,58% |
- Nông dân cà phê Brazil ngại đầu tư mùa vụ mới thậm chí khi giá tăng 31/08/2014
- Biểu đồ giá cà phê 15/06/2014
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo vững 16/08/2013
- Thông tin sản xuất và thị trường thế giới 07/07/2013
- Tồn kho cà phê toàn cầu đạt mức cao 5 năm mặc dù sản lượng giảm 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 25/6: cacao xuống mức thấp nhiều tháng, đường vững 25/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 25/6: Giảm do lo ngại về chính sách tiền tệ của Mỹ, Trung Quốc 25/06/2013
- Giá cao su Tocom biến động mạnh trước các tác động trái chiều 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 24/6 đường, cà phê tăng sau khi sụt giảm mạnh 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm trong tuần: cao su không rõ chiều, lợi nhuận tinh chế đường tăng 25/06/2013