Thị trường hàng hóa mềm trong tuần: cao su không rõ chiều, lợi nhuận tinh chế đường tăng

25/06/2013  

(VINANET) – Cao su kỳ hạn Tokyo sẽ bị kẹp trong một thang hạn hẹp trong tuần này do Cục dự trữ Liên bang có kế hoạch giảm nỗ lực kích thích kinh tế đè nặng lên các hàng hóa, trong khi nhu cầu cho tháng Ramadan làm tăng lợi nhuận tinh chế đường.



Mặc dù giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa TOCOM thiết lập một giai điệu cho giá lốp xe, hợp đồng này thường bị ảnh hưởng bởi các hàng hóa khác cũng như thị trường chứng khoán và năng lượng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 11 đã giảm hơn 20% trong năm nay.



Lee Chen Hoay, một nhà phân tích đầu tư tại Phillip Futures, Singapore cho biết “tôi nghĩ giao dịch biến động trong thang hẹp trong tuần này từ 230 yên (2,36 USD) tới 240 yên (2,46 USD)/kg”. Tuy nhiên, với giá dầu thô Brent dường như tìm thấy hỗ trợ ở mức 100 USD, điều này dường như cung cấp hỗ trợ tạm thời cho cao su tổng hợp, một loại thay thế cho cao su tự nhiên.



Kế hoạch của Fed cắt giảm tiền giá rẻ bơm vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này làm tăng lo ngại về ảnh hưởng tới tăng trưởng và cân nhắc điều chỉnh mạnh trong các thị trường tài sản toàn cầu, trong khi đồng đô la đang tăng giá.



Tuy nhiên các hàng hóa mềm khác có khả năng tăng dựa vào những yếu tố cơ bản của mình trong tuần này, với nhu cầu đường trước tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo trong tháng 7 đã đẩy lợi nhuận tinh chế lên cao.



Một đại lý có trụ sở tại Singapore cho biết mức cộng của trường trắng với đường thô đã tăng lên 127,45 USD từ mức 117 USD tuần trước, cho thấy nhu cầu theo mùa mạnh bù cho nguồn cung đường trắng đang tăng lên.



Hai đại lý ở Bangkok cho biết mức cộng của đường thô Thái Lan ở thị trường Nhật Bản đứng ở mức 200 điểm so với thị trường kỳ hạn New York, mức cao nhất của nó kể từ quý III năm ngoái và có thể tăng trong tuần này do nguồn cung đường thô hạn hẹp.



Trong thị trường cà phê, mức cộng của robusta tại Việt Nam và Indonesia có thể ở mức cao nhiều tháng trong tuần này sau khi mưa rào kiềm chế nguồn cung và nông dân giữ lại hạt cà phê do giá toàn cầu đang giảm. Khó khăn về nguồn cung đã gây ra lo sợ thiếu hụt cho các nhà thương nhân và có thể giảm xuất khẩu từ hai nước này, nơi chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê thế giới. Thị trường cacao có thể thấy 3/4 nhu cầu từ các nhà sản xuất sô cô la, có thể giữ tỷ lệ bơ cacao ở mức cao 4 năm.



Reuters
    Tên của bạn *
    Email người nhận *
    Thông điệp của bạn