Thị trường hàng hóa trong nước ngày 12/4/2013
Giá cá tra đang nhích dần lên
Bộ NNPTNT đã có văn bản yêu cầu các tỉnh ổn định lại việc sản xuất cá tra sau sự việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế bán phá giá cá tra của Việt Nam (VN). Giá cá trong nước cũng đang tăng nhẹ.
Theo các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu trong khoảng một tuần nay đã tăng nhẹ trở lại 1.000 – 2.000 đồng/kg và giữ ổn định ở mức 21.000 – 21.500 đồng/kg. Anh Lâm Văn Mười ở phường Thới An, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ cho biết, giá cá mà Công ty Agifish vào chào mua ngày 9.4 là 21.800 đồng/kg, loại cá từ 800gr – 1kg/con, sử dụng thức ăn Việt Thắng, tăng 1.800 đồng/kg so với thời điểm DOC đưa ra phán quyết tăng thuế bán phá giá cá tra.
Giá cá tra tăng trong khi giá thức ăn cho cá lại giảm là điều xưa nay hiếm thấy đang diễn ra ở ĐBSCL.
Giá cá tra tăng trong khi giá thức ăn cho cá lại giảm là điều xưa nay hiếm thấy đang diễn ra ở ĐBSCL.
Đối với cá tra sử dụng các loại thức ăn khác cũng được các DN thu mua với giá 21.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg. Một điều đặc biệt là giá thức ăn cho cá tra (loại 26 độ đạm) trong tháng 2 và 3.2013 đã liên tiếp giảm 2 lần, mỗi lần giảm từ 200 – 300 đồng/kg, hiện còn khoảng 11.300 – 11.400 đồng/kg.
Nguyên nhân do giá các loại nguyên liệu đầu vào như giá cám, bột đậu nành, bột cá đang giảm. Việc giảm 2 lần như thế đã giúp giá thành nuôi cá tra giảm 1.000 đồng/kg còn 22.500 – 23.000 đồng/kg. Nhờ đó người nuôi cũng bớt lỗ, với mức giá thu mua hiện nay, người nuôi hiện chỉ còn lỗ khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg.
Giá bán dầu tinh luyện giảm 16% vào quý đầu năm
Theo Bộ Công Thương, giá bán dầu tinh luyện trong 3 tháng đầu năm 2013 bình quân giảm 16%, do đó giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp sản xuất dầu giảm.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Hiệp định ưu đãi hàng hóa ASEAN, nhưng các doanh nghiệp sản xuất trong ngành đã phấn đấu, nỗ lực tập trung sản xuất nên tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung ổn định.
Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2013 của ngành dầu thực vật đạt gần 4.200 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam ( Vocarimex) đạt trên 3.810 tỷ đồng (tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước).
Tổng doanh thu toàn ngành dự tính đạt hơn 5.000 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm trước, sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật các loại đều tăng, trong đó sản xuất của Vocarimex đạt gần 147.000 tấn (tăng 10,9%); sản phẩm tiêu thụ dầu thực vật các loại đạt 148.000 tấn (tăng 8,1%).
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của Vocarimex đạt 106 triệu USD (tăng 17%) và kim ngạch xuất khẩu là 12 triệu USD (đạt 89%) so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng biến động, xe đạp điện “lên ngôi”
Sau khi tăng giá xăng dầu lên mức kỷ lục 24.580 đ/lít và mặc dù ngày 9/4 giá xăng có giảm 500 đồng/lít, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn tính đến việc chuyển sang đi xe đạp điện để tiết kiệm chi phí. Thị trường xe đạp điện cũng vì thế ngày càng sôi động với kiểu dáng, mẫu mã phong phú, thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng.
Cụ thể như: Delta, Viha, Plasma, Asama, Yamaha… Ngoài các loại xe do liên doanh trong nước sản xuất, còn có các loại xe được nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc, Đài Loan. Đặc điểm chung của những loại xe này là vừa chạy bằng điện, vừa đạp bình thường như xe đạp, tốc độ tối đa vào khoảng 30-35 km/h. Kích thước và trọng lượng xe gọn nhẹ (28-35 kg/chiếc). Mỗi lần nạp điện có thể chạy được khoảng 40-60 km. Giá sản phẩm trung bình từ 8-18 triệu đồng/chiếc.
Thực phẩm: giá tăng
Tại Tp.HCM, từ đầu tháng 4/2013 đến nay, tại Tp.HCM giá thực phẩm diễn biến phức tạp, nhiều mặt hàng có xu hướng tăng giá đột biến, mặc dù nguồn cung hàng hóa vẫn ổn định. Theo các tiểu thương, nhiều mặt hàng thực phẩm tăng giá trong thời gian gần đây là do tác động của những thông tin về dịch bệnh, thời tiết bất lợi…
Cụ thể, một số loại rau ăn lá (rau muống, mồng tơi, dền, cải xanh, cải ngọt…) tăng từ 500-2.000 đ/kg; xà lách búp 25.000 đ/kg, khổ qua 14.000 đ/kg, bí đỏ 12.000 đ/kg, su su 9.000 đ/kg…. Các loại quả giải nhiệt do hút hàng nên giá cũng tăng từ 3.000 – 4.000 đ/kg, như : đu đủ tăng từ mức 18.000 đ/kg lên 22.000 đ/kg, cam từ mức 28.000 đ/kg tăng lên 31.000 đ/kg, chanh từ 26.000 đ/kg tăng lên mức 30.000 đ/kg…
Tại Hà Nội, trái ngược với xu hướng “hạ nhiệt” giá bán trong vài ngày trước, giá nhiều loại thực phẩm tươi sống ở Hà Nội đã tăng lên gấp rưỡi.
Nguyên nhân giá thực phẩm tăng thời gian vừa qua do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết mưa rét đột ngột, một phần do thị trường cuối vụ khan hiếm nguồn cung.
Cụ thể, rau mồng tơi tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/mớ; rau muống có giá bán 6.000 đồng/mớ, tăng 2.000 đồng; bắp cải tăng từ 3.500 đồng/kg lên 6.000 đồng/kg; khoai tây được bán với giá 17.000 đồng/kg, đắt hơn 4.000 đồng/kg; giá một số loại rau cải như cải ngọt, cải chip tăng từ 10.000 đồng/kg lên đến 15.000 đồng/kg…
Nhiều tiểu thương cho biết, giá thịt gia cầm và một số sản phẩm gia cầm tăng lên là do cung cầu bất cân đối trên thị trường. Việc hạn chế nhập lậu các sản phẩm gia cầm do lo ngại về dịch cúm H7N9 đã đẩy hàng nội địa cao giá và người tiêu dùng cũng kén chọn những sản phẩm chất lượng an toàn hơn.
Giá mủ cao su giảm
Tại Bình Dương, hiện giá mủ cao su chưa bước vào chính vụ nhưng chỉ ở mức 300 đồng/độ (khoảng 9.000 đ/kg), giảm 1/3 giá so với các năm trước khiến người trồng cao su tiểu điền lo lắng.
Giá cao su SVR3L tại cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng ngày 11/4 được chào quanh mức 17.100 – 17.300 NDT/tấn - thị tường biên giới vẫn đang tiếp tục bị đóng cửa.
Bước vào mùa vụ khai thác mới kể từ đầu tháng 4, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng có kế hoạch thu mua từ 5.000 – 6.000 tấn mủ cao su cho người nông dân, tập trung vào thị trường ở huyện Dầu Tiếng và các vùng phụ cận.
Cà phê: cà phê nhân xô tăng giá
Sáng nay 12/4, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng lên mức 42.600-42.900 đồng/kg.
Theo các đại lý thu mua cà phê tại Tây nguyên, nguồn cà phê trong nông dân gần như đã cạn, thời gian gần đây giao dịch của thị trường rất trầm lắng. Một số công ty thu mua ở địa phương tiết lộ trong kho của họ hiện là “trống rỗng”.
Tuy giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên được giao dịch quanh mức 43.000 đ/kg nhưng rất khó để mua được hàng.
VINANET.COM.VN
Theo các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu trong khoảng một tuần nay đã tăng nhẹ trở lại 1.000 – 2.000 đồng/kg và giữ ổn định ở mức 21.000 – 21.500 đồng/kg. Anh Lâm Văn Mười ở phường Thới An, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ cho biết, giá cá mà Công ty Agifish vào chào mua ngày 9.4 là 21.800 đồng/kg, loại cá từ 800gr – 1kg/con, sử dụng thức ăn Việt Thắng, tăng 1.800 đồng/kg so với thời điểm DOC đưa ra phán quyết tăng thuế bán phá giá cá tra.
Giá cá tra tăng trong khi giá thức ăn cho cá lại giảm là điều xưa nay hiếm thấy đang diễn ra ở ĐBSCL.
Giá cá tra tăng trong khi giá thức ăn cho cá lại giảm là điều xưa nay hiếm thấy đang diễn ra ở ĐBSCL.
Đối với cá tra sử dụng các loại thức ăn khác cũng được các DN thu mua với giá 21.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg. Một điều đặc biệt là giá thức ăn cho cá tra (loại 26 độ đạm) trong tháng 2 và 3.2013 đã liên tiếp giảm 2 lần, mỗi lần giảm từ 200 – 300 đồng/kg, hiện còn khoảng 11.300 – 11.400 đồng/kg.
Nguyên nhân do giá các loại nguyên liệu đầu vào như giá cám, bột đậu nành, bột cá đang giảm. Việc giảm 2 lần như thế đã giúp giá thành nuôi cá tra giảm 1.000 đồng/kg còn 22.500 – 23.000 đồng/kg. Nhờ đó người nuôi cũng bớt lỗ, với mức giá thu mua hiện nay, người nuôi hiện chỉ còn lỗ khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg.
Giá bán dầu tinh luyện giảm 16% vào quý đầu năm
Theo Bộ Công Thương, giá bán dầu tinh luyện trong 3 tháng đầu năm 2013 bình quân giảm 16%, do đó giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp sản xuất dầu giảm.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Hiệp định ưu đãi hàng hóa ASEAN, nhưng các doanh nghiệp sản xuất trong ngành đã phấn đấu, nỗ lực tập trung sản xuất nên tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung ổn định.
Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2013 của ngành dầu thực vật đạt gần 4.200 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam ( Vocarimex) đạt trên 3.810 tỷ đồng (tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước).
Tổng doanh thu toàn ngành dự tính đạt hơn 5.000 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm trước, sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật các loại đều tăng, trong đó sản xuất của Vocarimex đạt gần 147.000 tấn (tăng 10,9%); sản phẩm tiêu thụ dầu thực vật các loại đạt 148.000 tấn (tăng 8,1%).
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của Vocarimex đạt 106 triệu USD (tăng 17%) và kim ngạch xuất khẩu là 12 triệu USD (đạt 89%) so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng biến động, xe đạp điện “lên ngôi”
Sau khi tăng giá xăng dầu lên mức kỷ lục 24.580 đ/lít và mặc dù ngày 9/4 giá xăng có giảm 500 đồng/lít, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn tính đến việc chuyển sang đi xe đạp điện để tiết kiệm chi phí. Thị trường xe đạp điện cũng vì thế ngày càng sôi động với kiểu dáng, mẫu mã phong phú, thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng.
Cụ thể như: Delta, Viha, Plasma, Asama, Yamaha… Ngoài các loại xe do liên doanh trong nước sản xuất, còn có các loại xe được nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc, Đài Loan. Đặc điểm chung của những loại xe này là vừa chạy bằng điện, vừa đạp bình thường như xe đạp, tốc độ tối đa vào khoảng 30-35 km/h. Kích thước và trọng lượng xe gọn nhẹ (28-35 kg/chiếc). Mỗi lần nạp điện có thể chạy được khoảng 40-60 km. Giá sản phẩm trung bình từ 8-18 triệu đồng/chiếc.
Thực phẩm: giá tăng
Tại Tp.HCM, từ đầu tháng 4/2013 đến nay, tại Tp.HCM giá thực phẩm diễn biến phức tạp, nhiều mặt hàng có xu hướng tăng giá đột biến, mặc dù nguồn cung hàng hóa vẫn ổn định. Theo các tiểu thương, nhiều mặt hàng thực phẩm tăng giá trong thời gian gần đây là do tác động của những thông tin về dịch bệnh, thời tiết bất lợi…
Cụ thể, một số loại rau ăn lá (rau muống, mồng tơi, dền, cải xanh, cải ngọt…) tăng từ 500-2.000 đ/kg; xà lách búp 25.000 đ/kg, khổ qua 14.000 đ/kg, bí đỏ 12.000 đ/kg, su su 9.000 đ/kg…. Các loại quả giải nhiệt do hút hàng nên giá cũng tăng từ 3.000 – 4.000 đ/kg, như : đu đủ tăng từ mức 18.000 đ/kg lên 22.000 đ/kg, cam từ mức 28.000 đ/kg tăng lên 31.000 đ/kg, chanh từ 26.000 đ/kg tăng lên mức 30.000 đ/kg…
Tại Hà Nội, trái ngược với xu hướng “hạ nhiệt” giá bán trong vài ngày trước, giá nhiều loại thực phẩm tươi sống ở Hà Nội đã tăng lên gấp rưỡi.
Nguyên nhân giá thực phẩm tăng thời gian vừa qua do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết mưa rét đột ngột, một phần do thị trường cuối vụ khan hiếm nguồn cung.
Cụ thể, rau mồng tơi tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/mớ; rau muống có giá bán 6.000 đồng/mớ, tăng 2.000 đồng; bắp cải tăng từ 3.500 đồng/kg lên 6.000 đồng/kg; khoai tây được bán với giá 17.000 đồng/kg, đắt hơn 4.000 đồng/kg; giá một số loại rau cải như cải ngọt, cải chip tăng từ 10.000 đồng/kg lên đến 15.000 đồng/kg…
Nhiều tiểu thương cho biết, giá thịt gia cầm và một số sản phẩm gia cầm tăng lên là do cung cầu bất cân đối trên thị trường. Việc hạn chế nhập lậu các sản phẩm gia cầm do lo ngại về dịch cúm H7N9 đã đẩy hàng nội địa cao giá và người tiêu dùng cũng kén chọn những sản phẩm chất lượng an toàn hơn.
Giá mủ cao su giảm
Tại Bình Dương, hiện giá mủ cao su chưa bước vào chính vụ nhưng chỉ ở mức 300 đồng/độ (khoảng 9.000 đ/kg), giảm 1/3 giá so với các năm trước khiến người trồng cao su tiểu điền lo lắng.
Giá cao su SVR3L tại cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng ngày 11/4 được chào quanh mức 17.100 – 17.300 NDT/tấn - thị tường biên giới vẫn đang tiếp tục bị đóng cửa.
Bước vào mùa vụ khai thác mới kể từ đầu tháng 4, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng có kế hoạch thu mua từ 5.000 – 6.000 tấn mủ cao su cho người nông dân, tập trung vào thị trường ở huyện Dầu Tiếng và các vùng phụ cận.
Cà phê: cà phê nhân xô tăng giá
Sáng nay 12/4, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng lên mức 42.600-42.900 đồng/kg.
Theo các đại lý thu mua cà phê tại Tây nguyên, nguồn cà phê trong nông dân gần như đã cạn, thời gian gần đây giao dịch của thị trường rất trầm lắng. Một số công ty thu mua ở địa phương tiết lộ trong kho của họ hiện là “trống rỗng”.
Tuy giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên được giao dịch quanh mức 43.000 đ/kg nhưng rất khó để mua được hàng.
VINANET.COM.VN
- Bản tin thị trường cà phê ngày 21/6/2013 23/06/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 20/6/2013 23/06/2013
- Nông sản trong nước được ưa chuộng 23/06/2013
- Tuần 17-23/6: Giá hàng hóa lao dốc mạnh nhất từ cuối 2011 23/06/2013
- Tuần 10-16/6: Giá các hàng hóa nguyên liệu biến động trái chiều 19/06/2013
- Tổng hợp tin thị trường cà phê tuần từ 10/6-15/6 19/06/2013
- Tiêu điểm thị trường hàng hóa trong nước tuần đến ngày 14/6/2013 19/06/2013
- Cà phê mất giá do triển vọng được mùa 19/06/2013
- Hơn 150 ha cao su Quảng Trị bị bệnh vàng rụng lá 19/06/2013
- Giá cà phê: "thập diện mai phục"! 19/06/2013