Thị trường hàng hóa mềm ngày 5/4: đường tăng sau khi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010

08/04/2013  

-         Đường được hỗ trợ bởi khả năng lạm phát ngày càng tăng tại Viễn Đông -         Các nhà vườn đang bán ra giữ thị trường cacao trong thế phòng thủ


(VINANET) – Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE quay lại tăng trong hôm thứ năm do hy vọng kích thích tiền tệ tại Nhật Bản sẽ thúc đẩy mua vào nhiều hơn làm giá tăng khi đã giảm xuống gần mức thấp 3 năm do kỳ vọng nguồn cung của Ấn Độ nhiều hơn.
Giá cà phê robusta và cacao kỳ hạn trên sàn ICE và sàn Liffe giảm đè nặng bởi số liệu thất nghiệp mới của Hoa Kỳ tăng lên trong tuần trước, làm nhen nhóm lo lắng về sự sụt tốc trong tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB đã giảm ngày thứ tư liên tiếp xuống mức thấp nhất 9 tháng do đồng đô la Hoa Kỳ mạnh tuy nhiên đã rời khỏi mức cao của nó.
Một đồng đô la mạnh thường gây áp lực cho các hàng hóa giao dịch bằng đồng đô la do nó thu hút các nhà đầu tư giữ các đồng tiền khác bán ra.
Các đại lý cho biết giá đường tăng khiêm tốn nhất liên quan tới việc cải tổ triệt để chính sách tiền của Nhật Bản có thể gây ra lạm phát.
Nick Penney ở công ty Sucden Financial cho biết trong một lưu ý thị trường nếu lạm phát tăng lên tại Viễn Đông, phán đoán đường được đầu cơ giá lên, sau đó những người mua lớn ra khỏi thị trường, tồn trữ tăng càng sớm càng tốt.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 tăng 0,17 cent hay 1% đóng cửa ở mức 17,67 cent/lb, sau khi giảm xuống mức thấp nhất phiên 17,50 cent. Hợp đồng giao tháng tới này đã giảm xuống 17,47 cent trong hôm thứ tư, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2010. Tổng khối lượng tăng trên 113.000 lot, tăng gần 20% so với mức trung bình 250 ngày, theo số liệu sơ bộ của Thomson Reuters.
Tuy nhiên, các đại lý cho biết bất cứ sự phục hồi trong giá có thể trong một thời gian ngắn, dựa vào nguồn cung toàn cầu phong phú.
Nhà phân tích Andrey Kryuchenkov tại VTB Capital cho biết có một xu hướng giảm giá rõ ràng. Có khả năng giảm xuống 17 cent/lb trong tháng 5.
Các nhà phân tích dự kiến thặng dư toàn cầu lớn trong niên vụ 2012/13, vụ thứ hai liên tiếp khi sản lượng vượt đáng kể so với nhu cầu và triển vọng ban đầu đối với niên vụ 2013/14 dường nhu cũng thặng dư.
Bộ trưởng thực phẩm Ấn Độ, nhà sản xuất dường lớn thứ hai và nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới, cho biết nước này sẽ không tiếp tục buộc các nhà máy đường bán đường cho chính phủ ở mức trừ lùi và sẽ không hạn chế số lượng họ có thể bán trên thị trường mở.
Điều này thúc đẩy một làn sóng bán ra, làm thị trường này xuống mức 17,50 thấp nhất phiên, chỉ cao hơn chút ít mức thấp nhất trong gần hai năm 17,47 cent đạt được trong phiên trước.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5 trên sàn Liffe vân giảm, đóng cửa giảm 50 cent hay 0,1%, xuống mức 504,40 USD/tấn.
Các nhà xuất khẩu đường lớn Brazil và Thái Lan đang tăng sản xuất để cắt giảm chi phí trong một cuộc chiến giá cả, làm trầm trọng thêm thị trường toàn cầu cung đã quá nhiều do giá đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm rưỡi.
Cacao kỳ hạn trên sàn ICE giảm, hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giảm 9 USD hay 0,4% xuống mức 2.141 USD/tấn, với nhà vườn đang tiếp tục bán ra và triển vọng vụ phụ nói chung thuận lợi tại Bờ Biển Ngà đang làm thị trường này trong thế phòng thủ.
Tổng khối lượng cacao kỳ hạn trên sàn ICE là cao, vượt 47.000 lot, cao nhất kể từ 11/2 và tăng so với mức tích cực 44.947 lot của phiên trước, theo số liệu sơ bộ của Thomson Reuters và ICE.
Giá cacao kỳ hạn tháng 7 trên sàn Liffe giảm 12 pound hay 0,8% giao dịch ở mức 1.452 pound/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE cũng giảm hầu như cả phiên tuy nhiên cuối phiên lại tích cực, với hợp đồng tháng 5 tăng 0,05 cent lên mức 1,3950 USD/lb sau khi tăng hơn 2% trong hôm thứ tư. Tổng khối lượng giao dịch tăng hơn 35.000 lot tăng 60% so với mức trung bình 250 ngày.
Ở thị trường New York cà phê kỳ hạn tháng 5 thử nghiệm lại theo một đường xu hướng giảm dần từ mức cao 1,9160 USD/lb hôm 3/10/2012.
Giá robusta kỳ hạn tháng 7 trên sàn Liffe giảm 25 USD hay 1,2% giao dịch ở mức 2.057 USD/tấn.
Reuters
    Tên của bạn *
    Email người nhận *
    Thông điệp của bạn