Hàng hóa thế giới sán 5-4: Tiếp tục giảm sau số liệu xin thất nghiệp tăng ở Mỹ
Giá hàng hóa chạm mức thấp mới bởi các thương gia chờ đợi báo cáo về việc làm tháng 3 của Mỹ
Ngô thấp nhất 9 tháng, Brent thấp nhất 5 tháng
Vàng thấp nhất 10 tháng, đồng tăng nhưng không bền vững
(VINANET) – Giá ngô, dầu và vàng chạm mức thấp mới trong phiên giao dịch 4-4 vừa qua (kết thúc vào rạng sáng 5-4 giờ VN), với bông tham gia cùng giảm giá sau 2 phiên trước đó do hoạt động bán tháo. Như vậy hàng hóa đã có 4 phiên liên tiếp giảm sau báo cáo kinh tế từ Mỹ làm gia tăng lo ngại về nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá dầu đốt, xăng và một số nông sản khác cũng giảm sau khi Mỹ công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên mức cao nhất 4 tháng – ngoài dự kiến – gây lo ngại quá trình hồi phục của thị trường lao động đang bị chững lại.
Số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp được công bố 1 ngày sau báo cáo cho thấy tháng 3 các công ty Mỹ thuê mới số lao động thấp nhất trong vòng 5 tháng. Hai báo cáo này được công bố trước khi Mỹ công bố số liệu việc làm tháng 3 – báo cáo quan trọng nhất – vào đêm nay theo giờ VN.
Mặc dù thị trường việc làm phát đi nhiều tin xấu, song chứng khoán phố Wall vẫn tăng sau khi Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) bất ngờ hừa hẹn tung ra gói kích thích kinh tế khủng 1,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế trong khoảng thời gian không đầy 2 năm.
Tuy nhiên, đà tăng của thị trường chứng khoán không thể lan tỏa sang thị trường hàng hóa, bởi gói kích thích của BoJ kích thích đồng USD tăng 3% so với Yen, khiến những hàng hóa tính theo USD trở nên kém hấp dẫn với những nhà đầu tư đang nắm giữ tiền yen.
Giá ngô xuống thấp nhất 9 tháng, dầu Brent thấp nhất 5 tháng.
Vàng giảm xuống đáy 10 tháng bởi USD tăng so với yen. Đồng hồi phục từ mức thấp nhất 8 tháng của phiên trước, nhưng vẫn chịu áp lực từ các yếu tố cơ bản yếu.
Bông giảm 1% sau số liệu hàng tuần của chính phủ Mỹ cho thấy lực của thị trường không đủ mạnh để đẩy gí lên, và cùng chung đà giảm giá của các loại hàng hóa khác.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB kết thúc phiên giảm gần nửa phần trăm. CRB đã mất 2,7% trong 4 phiên giao dịch vừa qua, là tuần tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 10.
Trong phiên giao dịch vừa qua, ngô ảnh hưởng nhiều nhất tới CRB khi mất giá gần 2% do hoạt động bán tháo mang tính kỹ thuận và xả hàng từ các quỹ đầu tư vẫn tiếp diễn.
Ngô kỳ hạn 4 tháng tại Chiacago giá giảm 11-1/2 cents, hay 1,8 % xuống 6,3 USD/bushel. Đầu phiên, có lúc giá xuống thấp nhất kể từ 25-6 là 6,27 USD.
Đậu tương cũng giảm giá mạnh, xuống mức thấp nhất 10 tháng do lo ngại một số trường hợp nhiễm cúm ở Trung Quốc có thể khiến nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại đó chậm lại.
Đậu tương kỳ hạn tháng 5 giá giảm 8-1/4 cents, hay 0,6% xuống 13,72 USD/bushel. Trong phiên có lúc giá xuống chỉ 13,61 USD, thấp nhất kể từ 6-6.
Dầu Brent giảm xuống thấp nhất từ tháng 11 là gần 105 USD/thùng sau số liệu về đơn xin việc làm của Mỹ. Hoạt động bán tháo diễn ra trên thị trường dầu Brent rất mạnh mẽ.
Dầu Brent, dầu thô Mỹ và xăng đều đồng loạt mất gần 5% chỉ trong 2 phiên giao dịch vừa qua, bởi các thương gia biết rằng nguồn cung đang rất lớn và lo ngại về nhu cầu.
Dầu Brent kết thúc phiên giảm 0,7% xuống 106,34 USD/thùng, dầu thô Mỹ - quyền số lớn nhất trong CRB – giảm 1,3% xuống 93,26 USD. Xăng giảm 0,5% xuống 2,9010 USD/gallon.
Stephen Schork, chuyên gia hàng hóa của tạp chí The Schork Report, gọi việc giá dầu giảm là “phát súng lệnh cho thấy thị trường đã mua vào quá nhiều, nhiều hơn mức cần thiết”.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters)
(VINANET) – Giá ngô, dầu và vàng chạm mức thấp mới trong phiên giao dịch 4-4 vừa qua (kết thúc vào rạng sáng 5-4 giờ VN), với bông tham gia cùng giảm giá sau 2 phiên trước đó do hoạt động bán tháo. Như vậy hàng hóa đã có 4 phiên liên tiếp giảm sau báo cáo kinh tế từ Mỹ làm gia tăng lo ngại về nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá dầu đốt, xăng và một số nông sản khác cũng giảm sau khi Mỹ công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên mức cao nhất 4 tháng – ngoài dự kiến – gây lo ngại quá trình hồi phục của thị trường lao động đang bị chững lại.
Số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp được công bố 1 ngày sau báo cáo cho thấy tháng 3 các công ty Mỹ thuê mới số lao động thấp nhất trong vòng 5 tháng. Hai báo cáo này được công bố trước khi Mỹ công bố số liệu việc làm tháng 3 – báo cáo quan trọng nhất – vào đêm nay theo giờ VN.
Mặc dù thị trường việc làm phát đi nhiều tin xấu, song chứng khoán phố Wall vẫn tăng sau khi Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) bất ngờ hừa hẹn tung ra gói kích thích kinh tế khủng 1,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế trong khoảng thời gian không đầy 2 năm.
Tuy nhiên, đà tăng của thị trường chứng khoán không thể lan tỏa sang thị trường hàng hóa, bởi gói kích thích của BoJ kích thích đồng USD tăng 3% so với Yen, khiến những hàng hóa tính theo USD trở nên kém hấp dẫn với những nhà đầu tư đang nắm giữ tiền yen.
Giá ngô xuống thấp nhất 9 tháng, dầu Brent thấp nhất 5 tháng.
Vàng giảm xuống đáy 10 tháng bởi USD tăng so với yen. Đồng hồi phục từ mức thấp nhất 8 tháng của phiên trước, nhưng vẫn chịu áp lực từ các yếu tố cơ bản yếu.
Bông giảm 1% sau số liệu hàng tuần của chính phủ Mỹ cho thấy lực của thị trường không đủ mạnh để đẩy gí lên, và cùng chung đà giảm giá của các loại hàng hóa khác.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB kết thúc phiên giảm gần nửa phần trăm. CRB đã mất 2,7% trong 4 phiên giao dịch vừa qua, là tuần tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 10.
Trong phiên giao dịch vừa qua, ngô ảnh hưởng nhiều nhất tới CRB khi mất giá gần 2% do hoạt động bán tháo mang tính kỹ thuận và xả hàng từ các quỹ đầu tư vẫn tiếp diễn.
Ngô kỳ hạn 4 tháng tại Chiacago giá giảm 11-1/2 cents, hay 1,8 % xuống 6,3 USD/bushel. Đầu phiên, có lúc giá xuống thấp nhất kể từ 25-6 là 6,27 USD.
Đậu tương cũng giảm giá mạnh, xuống mức thấp nhất 10 tháng do lo ngại một số trường hợp nhiễm cúm ở Trung Quốc có thể khiến nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại đó chậm lại.
Đậu tương kỳ hạn tháng 5 giá giảm 8-1/4 cents, hay 0,6% xuống 13,72 USD/bushel. Trong phiên có lúc giá xuống chỉ 13,61 USD, thấp nhất kể từ 6-6.
Dầu Brent giảm xuống thấp nhất từ tháng 11 là gần 105 USD/thùng sau số liệu về đơn xin việc làm của Mỹ. Hoạt động bán tháo diễn ra trên thị trường dầu Brent rất mạnh mẽ.
Dầu Brent, dầu thô Mỹ và xăng đều đồng loạt mất gần 5% chỉ trong 2 phiên giao dịch vừa qua, bởi các thương gia biết rằng nguồn cung đang rất lớn và lo ngại về nhu cầu.
Dầu Brent kết thúc phiên giảm 0,7% xuống 106,34 USD/thùng, dầu thô Mỹ - quyền số lớn nhất trong CRB – giảm 1,3% xuống 93,26 USD. Xăng giảm 0,5% xuống 2,9010 USD/gallon.
Stephen Schork, chuyên gia hàng hóa của tạp chí The Schork Report, gọi việc giá dầu giảm là “phát súng lệnh cho thấy thị trường đã mua vào quá nhiều, nhiều hơn mức cần thiết”.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/-(%) |
So với đầu năm (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
93,36 |
-1,09 |
-1,2% |
1,7% |
Dầu thô Brent |
USD/thùng |
106,44 |
-0,67 |
-0,6% |
-4,2% |
Khí thiên nhiên |
USD/gallon |
3,947 |
0,047 |
1,2% |
17,8% |
Vàng giao ngay |
USD/ounce |
1551,80 |
-1,00 |
-0,1% |
-7,4% |
Vàng kỳ hạn |
USD/ounce |
1553,27 |
-4,08 |
-0,3% |
-7,2% |
Đồng Mỹ |
US cent/lb |
335,15 |
1,85 |
0,6% |
-8,2% |
Đồng LME |
USD/tấn |
7441,00 |
53,00 |
0,7% |
-6,2% |
Dollar |
|
82,719 |
0,001 |
0,0% |
7,8% |
Ngô Mỹ |
US cent/bushel |
630,00 |
-11,50 |
-1,8% |
-9,8% |
Đậu tương Mỹ |
US cent/bushel |
1372,00 |
-8,25 |
-0,6% |
-3,3% |
Lúa mì Mỹ |
US cent/bushel |
694,00 |
-2,50 |
-0,4% |
-10,8% |
Cà phê arabica |
US cent/lb |
139,50 |
0,05 |
0,0% |
-3,0% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2141,00 |
-9,00 |
-0,4% |
-4,2% |
Đường thô |
US cent/lb |
17,67 |
0,17 |
1,0% |
-9,4% |
Bạc Mỹ |
USD/ounce |
26,767 |
-0,030 |
-0,1% |
-11,4% |
Bạch kim Mỹ |
USD/ounce |
1516,70 |
-23,10 |
-1,5% |
-1,4% |
Palladium Mỹ |
USD/ounce |
725,45 |
-30,00 |
-4,0% |
3,1% |
(T.H – Reuters)
- Top 10 nước có thể chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu 25/08/2014
- Thị trường cao su SBR toàn cầu đạt 23 tỷ USD vào năm 2020 25/08/2014
- Lào mở rộng diện tích trồng cà phê lên 130.000 ha vào năm 2025 25/08/2014
- Hàng hóa TG sáng 22/8: Giá vàng giảm tiếp do khả năng Fed tăng lãi suất 22/08/2014
- Dự trữ cà phê toàn cầu sẽ tổn thương khi sản lượng Brazil giảm 20/08/2014
- Hàng hóa TG tuần tới 10/8: Lúa mì và cà phê giảm mạnh, dầu và vàng tăng nhẹ 11/08/2014
- Cà phê toàn cầu đối mặt thiếu cung trong niên vụ tới 04/08/2014