Dự trữ cà phê toàn cầu sẽ tổn thương khi sản lượng Brazil giảm

20/08/2014  

Lo ngại sản lượng cà phê Brazil giảm không còn là vấn đề của riêng người Brazil. Lưu kho cà phê thế giới đang “dễ tổn thương” khi nguồn cung thiếu hụt.

Gafin


Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) đã nhắc lại cảnh báo của chuyên gia cà phê Carlos Brando – cố vấn cho ICO và Ngân hàng Thế giới - và trung tâm thương mại bang Minas Gerais, bang sản xuất cà phê hàng đầu Brazil, về sự sụt giảm trữ lượng cà phê lưu kho của Brazil do đợt hạn hán hồi đầu năm nay tác động xấu đến sản lượng mùa vụ.

Trong khi đó, Conab, Cơ quan mùa vụ của Brazil, ước tính tính đến cuối tháng 3, trữ lượng lưu kho cà phê của lĩnh vực tư nhân tại Brazil đạt 15,2 triệu bao, “với dự báo sản lượng mùa vụ thấp hơn … có thể phải cần đến phần lớn lượng lưu kho này để đảm bảo nguồn cung cho thị trường”.

Tuần trước, ông Brando đã lưu ý rằng sản lượng cà phê niên vụ này của Brazil ước đạt 45 triệu bao, như vậy, sẽ thiếu hụt khoảng 21 triệu bao để đáp ứng nhu cầu nội địa cũng như xuất khẩu cà phê hạt và cà phê hòa tan của nước này.

Theo số liệu của Cecafe, xuất khẩu cà phê nhân của Brazil trong tháng 7 đạt 2,66 triệu bao, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái; Xuất khẩu cà phê nhân 7 tháng đầu năm 2014 đạt 18,52 triệu bao, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, ICO cũng nhấn mạnh rằng trữ lượng lưu kho toàn cầu đã giảm xuống mức chỉ đủ cho tiêu dùng trong 3,4 tháng, thấp hơn nhiều so với mức 8 tháng một thập kỷ trước.

ICO cho biết “Mức dự trữ này đã đẩy thị trường vào vị thế tương đối dễ bị tổn thương với nhu cầu thế giới có thể vượt cung trong thời gian tới”.

Thực tế, ước tính năm 2013-2014 sản lượng cà phê Brazil so với tiêu thụ sẽ thiếu hụt 600.000 bao, và ICO còn ghi nhận dự báo của nhiều nhà phân tích rằng lượng thiếu hụt có thể còn lớn hơn, theo nhà kinh tế học của ICO Thomas Copple.

Có thể đáp ứng một phần nhu cầu bằng lượng cà phê lưu kho, nhưng tình hình này thúc giục việc sử dụng đến các nguồn cung cấp khác để bổ sung lượng thiếu hụt, ICO cho biết.

ICO cũng nhấn mạnh về sự phục hồi sản lượng tại Colombia, nước sản xuất cà phê Arabica lớn thứ 2 sau Brazil. Xuất khẩu cà phê của Colombia giai đoạn tháng 10/2013-tháng 6/2014 tăng 22% lên 9,2 triệu bao.

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Robusta của Indonesia lại “giảm mạnh” xuống 4,4 triệu bao so với 8,3 triệu bao cùng kỳ năm 2012-2013.

Xuất khẩu cà phê của Indonesia giảm đang làm dấy lên mối lo ngại về quy mô của niên vụ 2014-2015, bắt đầu thu hoạch từ tháng 4 vừa qua, ICO cho biết.

Hơn nữa, nhu cầu nội địa của Indonesia ngày một tăng cũng có thể gây thêm áp lực lên tính sẵn có về nguồn cung.

Nguồn Theo DVO/agrimoney

    Tên của bạn *
    Email người nhận *
    Thông điệp của bạn