Nhiều nông sản rơi vào thị trường giá xuống
9 tháng sau khi hạn hán ở Mỹ đẩy giá ngũ cốc lên cao kỷ lục, giờ đây ngô đã cùng lúa mì và đậu tương bước vào thị trường giá xuống do nhu cầu chậm trong khi sản lượng dự đoán tăng mạnh.
Giá ngô kỳ hạn trên thị trường Chicago đã giảm 13% kể từ khi Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết dự trữ mặt hàng này cao hơn dự đoán trong khi nông dân sẽ mở rộng diện tích cây trồng lên mức cao nhất kể từ năm 1936. Ngô, lúa mì, đậu tương đã rơi vào thị trường giá xuống sau khi giảm hơn 20% kể từ mức cao của năm 2012.
Xuất khẩu ngô từ Mỹ, nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, đang ở mức thấp nhất trong 41 năm, trong khi giá ngũ cốc cao năm ngoái đã khiến cho các hãng sản xuất thức ăn gia súc, bao gồm cả Cargill INC, phải đóng cửa nhiều nhà máy. Nông dân ở khu vực Nam Mỹ đang góp phần đẩy tăng nguồn cung lên mức cao kỷ lục trong khi giá thực phẩm toàn cầu được theo dõi bởi Liên Hợp Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp tính tới tháng 2 vừa qua.
Theo John Nalivka, cựu chuyên gia kinh tế của USDA đồng thời là chủ tịch của Sterling Marketing Inc nhận định, ngô là mặt hàng cơ bản để xác định chi phí giá thực phẩm. Giờ đây cung đang lấn át cầu, giá thực phẩm sẽ khó quay về mức cao như cách đây 9 tháng.
Chỉ số S&P theo dõi giá 8 mặt hàng nông sản đã giảm 21% kể từ khi đạt kỷ lục vào ngày 20/7/2012. Trong đó, lúa mì giảm và rơi vào thi trường giá xuống từ đầu tháng 1. Giá đậu tương đã giảm 22% so với mức giá đỉnh hồi tháng 9 và bước vào thị trường giá xuống từ tháng 11 năm ngoái. Cà phê, đường giờ đây cũng rơi vào thị trường giá xuống.
Hồi tháng 2, USDA dự báo sản lượng ngô năm nay sẽ tăng 35% lên mức cao kỷ lục 14,53 tỷ busherl. Cơ quan này ước tính, dự trữ ngô tại thời điểm đầu tháng 3 là 5,399 tỷ bushel, cao hơn 8,1% so với dự báo của các nhà phân tích tham gia khảo sát của Bloomberg. Điều này cho thấy nhu cầu đang giảm.
Sản lượng đậu tương của Braxin và Argentina tăng 27% trong năm nay trong khi sản lượng ngô tăng 5,3%, cả hai đều ở mức cao kỷ lục. Brazil có thể soán ngôi Mỹ trở thành nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất trong năm nay còn Argentina sẽ là nước xuất khẩu ngô lớn thứ hai thế giới.
Khánh Nguyễn
Theo TTVN/Bloomberg
Giá ngô kỳ hạn trên thị trường Chicago đã giảm 13% kể từ khi Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết dự trữ mặt hàng này cao hơn dự đoán trong khi nông dân sẽ mở rộng diện tích cây trồng lên mức cao nhất kể từ năm 1936. Ngô, lúa mì, đậu tương đã rơi vào thị trường giá xuống sau khi giảm hơn 20% kể từ mức cao của năm 2012.
Xuất khẩu ngô từ Mỹ, nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, đang ở mức thấp nhất trong 41 năm, trong khi giá ngũ cốc cao năm ngoái đã khiến cho các hãng sản xuất thức ăn gia súc, bao gồm cả Cargill INC, phải đóng cửa nhiều nhà máy. Nông dân ở khu vực Nam Mỹ đang góp phần đẩy tăng nguồn cung lên mức cao kỷ lục trong khi giá thực phẩm toàn cầu được theo dõi bởi Liên Hợp Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp tính tới tháng 2 vừa qua.
Theo John Nalivka, cựu chuyên gia kinh tế của USDA đồng thời là chủ tịch của Sterling Marketing Inc nhận định, ngô là mặt hàng cơ bản để xác định chi phí giá thực phẩm. Giờ đây cung đang lấn át cầu, giá thực phẩm sẽ khó quay về mức cao như cách đây 9 tháng.
Chỉ số S&P theo dõi giá 8 mặt hàng nông sản đã giảm 21% kể từ khi đạt kỷ lục vào ngày 20/7/2012. Trong đó, lúa mì giảm và rơi vào thi trường giá xuống từ đầu tháng 1. Giá đậu tương đã giảm 22% so với mức giá đỉnh hồi tháng 9 và bước vào thị trường giá xuống từ tháng 11 năm ngoái. Cà phê, đường giờ đây cũng rơi vào thị trường giá xuống.
Hồi tháng 2, USDA dự báo sản lượng ngô năm nay sẽ tăng 35% lên mức cao kỷ lục 14,53 tỷ busherl. Cơ quan này ước tính, dự trữ ngô tại thời điểm đầu tháng 3 là 5,399 tỷ bushel, cao hơn 8,1% so với dự báo của các nhà phân tích tham gia khảo sát của Bloomberg. Điều này cho thấy nhu cầu đang giảm.
Sản lượng đậu tương của Braxin và Argentina tăng 27% trong năm nay trong khi sản lượng ngô tăng 5,3%, cả hai đều ở mức cao kỷ lục. Brazil có thể soán ngôi Mỹ trở thành nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất trong năm nay còn Argentina sẽ là nước xuất khẩu ngô lớn thứ hai thế giới.
Khánh Nguyễn
Theo TTVN/Bloomberg
- Goldman Sachs hạ triển vọng giá hàng hóa toàn cầu 24/04/2013
- Sản lượng cà phê Mexico 2013 dự kiến giảm 10% 24/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm này 23/4: cacao giảm từ mức đỉnh 4 tháng, đường giảm 23/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 23-4: Bent trở lại trên 100 USD/thùng, vàng cũng tăng 23/04/2013
- Giá hàng hóa nguyên liệu lao dốc sau số liệu sản xuất Trung Quốc 23/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 22/4: cacao đạt mức cao 4 tháng do nhu cầu tăng bất ngờ 22/04/2013
- Đặt cược giá hàng hóa lên tăng lần đầu trong 3 tuần 22/04/2013
- Hàng hóa thế giới tuần 13-20/4: giảm phiên cuối cùng 20/04/2013
- Giá hàng hóa nguyên liệu giảm cùng thị trường chứng khoán 20/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 18/4: cacao ở mức cao 4 tháng do số liệu nghiền như dự đoán 20/04/2013