Nguồn cung năng lượng phi truyền thống sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2013
Năng lượng phi truyền thống dự kiến sẽ đóng góp hơn 70% tăng trưởng sản lượng năng lượng toàn cầu vào năm 2030.
Tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới BP chi biết, nguồn cung năng lượng phi truyền thống sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2013, từ mức sản lượng năm 2011. Việc này sẽ tác động lớn đến thị trường năng lượng quốc tế.
BP cũng dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng 36% vào năm 2030, so với năm 2011, và mức tăng nhu cầu chủ yếu đến từ các thị trường mới nổi.
Năng lượng phi truyền thống dự kiến sẽ đóng góp hơn 70% tăng trưởng sản lượng năng lượng toàn cầu vào năm 2030.
"Các nguồn năng lượng phi truyền thống như khí đốt đá phiến, dầu nhẹ, dầu nặng và nhiên liệu sinh học sẽ đóng vai trò ngày càng qua trọng trong cán cân năng lượng của Mỹ", Zhang Chi, chủ tịch bộ phận châu Á của BP cho biết.
Sản lượng tăng và nhu cầu giảm sẽ giúp Mỹ tự túc được khoảng 99% nhu cầu năng lượng vào năm 2030, so với mức 70% vào năm 2005.
Việc Mỹ có kế hoạch xuất khẩu dầu khí đá phiến cũng sẽ góp phần làm giảm giá dầu thế giới, một tin vui đối với các nhà nhập khẩu dầu, David Robinson, chuyên gai nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford cho biết.
Ông cho biết, với điều kiện địa lý thuận lợi của các khu vực có đá phiến, các công ty khai thác dầu khí có thể dễ dàng điều chỉnh kế hoạch sản lượng sao cho phù hợp với những biến động của giá dầu thế giới.
Christopher Allsopp, giám đốc viện nghiên cứu cho biết: Nguồn cung khí đốt đá phiến từ Mỹ không hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng giá rẻ, nhưng nó sẽ tác động đến cơ chế hình thành giá khí đốt tự nhiên".
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Á hiện được tính dựa trên giá dầu thô thế giới, tuy nhiên, cách thiết lập giá này dần dần sẽ bị lu mờ, bởi giá khí đốt tự nhiên, giống như nhiều mặt hàng khác, đang dần được quyết định bởi cung cầu.
Cũng theo BP, Trung Quốc sẽ nổi lên là một quốc gia thành công về phát triển dầu khí từ đá phiến, bên cạnh Mỹ và Canada. Tính đến năm 2030, sản lượng khí đốt đá phiến Trung Quốc sẽ lên 6 tỷ feet khối/ngày, chiếm 20% tổng sản lượng khí đốt tự nhiên của nước này.
GAFIN.VN
Tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới BP chi biết, nguồn cung năng lượng phi truyền thống sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2013, từ mức sản lượng năm 2011. Việc này sẽ tác động lớn đến thị trường năng lượng quốc tế.
BP cũng dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng 36% vào năm 2030, so với năm 2011, và mức tăng nhu cầu chủ yếu đến từ các thị trường mới nổi.
Năng lượng phi truyền thống dự kiến sẽ đóng góp hơn 70% tăng trưởng sản lượng năng lượng toàn cầu vào năm 2030.
"Các nguồn năng lượng phi truyền thống như khí đốt đá phiến, dầu nhẹ, dầu nặng và nhiên liệu sinh học sẽ đóng vai trò ngày càng qua trọng trong cán cân năng lượng của Mỹ", Zhang Chi, chủ tịch bộ phận châu Á của BP cho biết.
Sản lượng tăng và nhu cầu giảm sẽ giúp Mỹ tự túc được khoảng 99% nhu cầu năng lượng vào năm 2030, so với mức 70% vào năm 2005.
Việc Mỹ có kế hoạch xuất khẩu dầu khí đá phiến cũng sẽ góp phần làm giảm giá dầu thế giới, một tin vui đối với các nhà nhập khẩu dầu, David Robinson, chuyên gai nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford cho biết.
Ông cho biết, với điều kiện địa lý thuận lợi của các khu vực có đá phiến, các công ty khai thác dầu khí có thể dễ dàng điều chỉnh kế hoạch sản lượng sao cho phù hợp với những biến động của giá dầu thế giới.
Christopher Allsopp, giám đốc viện nghiên cứu cho biết: Nguồn cung khí đốt đá phiến từ Mỹ không hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng giá rẻ, nhưng nó sẽ tác động đến cơ chế hình thành giá khí đốt tự nhiên".
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Á hiện được tính dựa trên giá dầu thô thế giới, tuy nhiên, cách thiết lập giá này dần dần sẽ bị lu mờ, bởi giá khí đốt tự nhiên, giống như nhiều mặt hàng khác, đang dần được quyết định bởi cung cầu.
Cũng theo BP, Trung Quốc sẽ nổi lên là một quốc gia thành công về phát triển dầu khí từ đá phiến, bên cạnh Mỹ và Canada. Tính đến năm 2030, sản lượng khí đốt đá phiến Trung Quốc sẽ lên 6 tỷ feet khối/ngày, chiếm 20% tổng sản lượng khí đốt tự nhiên của nước này.
GAFIN.VN
- Colombia: sản lượng cà phê tháng 5/2013 tăng 36% 13/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 12/6 đường bớt mất giá sau khi Unica báo cáo giảm sản lượng 12/06/2013
- Giá cao su kỳ hạn giảm hơn 3% xuống mức thấp 9 tháng 12/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 12/6: Hầu hết giảm bởi lo ngại về quyế định kích thích kinh tế của 12/06/2013
- Indonesia : xuất khẩu cà phê giảm xuống mức thấp hai năm 12/06/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo phục hồi từ mức thấp 7 tuần 11/06/2013
- Tthị trường cao su tháng 5.2013 11/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 11/6: cà phê tăng, đường quay đầu giảm giá 11/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 11-6: Dầu, đồng giảm sau số liệu từ Trung Quốc 11/06/2013
- Giá cao su Tocom tăng do yên giảm 11/06/2013