Hàng hóa thế giới sáng 12/6: Hầu hết giảm bởi lo ngại về quyế định kích thích kinh tế của

12/06/2013  

Nhật Bản bất ngờ công bố không kích thích kinh tế thêm nữa Dầu giảm 1%, đồng chạm mức thấp nhất đầu tháng 5 Nickel giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 7, vàng thấp nhất gần 3 tuần Ngô, đậu tương tăng do mua đầu cơ trước báo cáo nông vụ của Fed


(VINANET) – Giá dầu giảm hơn 1% trong phiên giao dịch 11/6 vừa qua (kết thúc vào rạng sáng 12/6) và đồng xuống thấp nhất 1 tháng. Hàng hóa thế giới giảm phiên thứ 2 liên tiếp bởi lo ngại các ngân hàng trung ương khác sẽ giảm dần việc nới lỏng tiền tệ sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật bản không mở rộng quy mô kích thích như mong đợi của thị trường.
Vàng cũng giảm xuống mức thấp nhất gần 3 tuần, sau khi Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) quyết định không bổ sung thêm gì vào chương trình kích thích 1,4 nghìn tỷ USD công bố hồi tháng 4.
Hàng động của BoJ gây lo ngại về những khoản đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu các thị trường mới nổi và những tài sản khác – những tài sản rủi ro được đầu tư khi các chính phủ tăng cường kích thích kinh tế. Các nhà đầu tư trở nên lo ngại trong những tuần gần đây sau khi đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giảm quy mô kích thích kinh tế.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm qua đã quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ và điều chỉnh nâng mức đánh giá đối với nền kinh tế.
Trong một thông báo, BOJ cho rằng, nền kinh tế Nhật đang tăng tốc và điều này đã ảnh hưởng tới mức đánh giá của Ngân hàng Trung ương Nhật so với dự báo đưa ra trong tháng trước.
Trước đó vào đầu tháng 4, BOJ đã tung ra gói kích thích lớn nhất thế giới nhằm tăng gấp đôi lượng cung tiền vào nền kinh tế trong 2 năm, bằng cách tăng mua vào trái phiếu Chính phủ và các tài sản rủi ro.
Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố chiến lược dài hạn về việc phục hồi nền kinh tế mang tên “mũi tên thứ 3”, gồm việc lập các khu kinh tế đặc biệt để hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành như công nghệ và quản trị nhân lực. Hai “mũi tên” còn lại là các gói kích thích tiền tệ và tài chính đã được thực thi trong năm nay.
Các yếu tố cung-cầu cũng ảnh hưởng tới giá một số hàng hóa khác, với thời tiết khô thuận lợi cho việc thu hoạch mía đường.
Ngô và đậu tương nằm trong số ít những hàng hóa tăng giá, bởi lo ngại nguồn cung khan hiếm.
Ngô, đậu tương, bông và bạc tăng giá giúp ngăn xu hướng giảm của chỉ số CRB, kết thúc phiên giảm 0,4%.
Giá dầu Brent Biển Bắc giảm gần 1% xuống 102,96 USD/thùng.
Dầu thô tại New York giá giảm 0,4% xuống 95,38 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm sau khi chính phủ nâng gấp đôi mức dự báo về nguồn cung đá phiến sét. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã điều chỉnh mức trữ lượng dầu đá phiến sét lên 58 tỷ thùng, tăng so với 32 tỷ năm 2011, do các công nghệ khoan thăm dò và chiết xuất mới.
Trên thị trường đồng, hợp đồng kỳ hạn 3 tháng tại London kết thúc ở mức 7.065 USD/tấn, giảm so với 7.230 USD/tấn phiên trước đó.
Các kim loại khác cũng giảm giá, với nickel kỳ hạn 3 tháng giá giảm xuống 14.475 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 7/2009.
Ngoài động thái của BOJ, đồng còn giảm giá bởi lo ngại về triển vọng nhu cầu từ nước tiêu thụ hàng đầu thế giới là Trung Quốc.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

So với đầu năm (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

94,92

-0,85

-0,9%

3,4%

Dầu thô Brent

USD/thùng

102,52

-1,43

-1,4%

-7,7%

Khí thiên nhiên

USD/gallon

3,724

-0,076

-2,0%

11,1%

Vàng giao ngay

USD/ounce

1377,00

-9,00

-0,6%

-17,8%

Vàng Mỹ

USD/ounce

1377,41

-8,99

-0,6%

-17,7%

Đồng Mỹ

US cent/lb

3,20

-0,05

-1,4%

-12,5%

Đồng LME

USD/tấn

7065,00

-97,00

-1,4%

-10,9%

Dollar


81,090

-0,556

-0,7%

5,6%

CRB


285,006

-1,492

-0,5%

-3,4%

Ngô Mỹ

US cent/bushel

659,50

9,50

1,5%

-5,5%

Đậu tương Mỹ

US cent/bushel

1540,50

28,75

1,9%

8,6%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

696,75

7,00

1,0%

-10,4%

Cà phê arabica

US cent/lb

127,70

-1,05

-0,8%

-11,2%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2355,00

-5,00

-0,2%

5,3%

Đường thô

US cent/lb

16,29

-0,09

-0,5%

-16,5%

Bạc Mỹ

USD/ounce

21,646

21,427

1,5%

-28,4%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1479,90

-27,00

0,0%

-3,8%

Palladium Mỹ

USD/ounce

750,75

-16,90

-2,2%

6,7%

(T.H – Reuters)
    Tên của bạn *
    Email người nhận *
    Thông điệp của bạn