Hàng hóa thế giới sáng 19-3: Hầu hết giảm giá trừ vàng
Lo ngại về khu vực đồng euro ảnh hưởng tới giá dầu, kim loại và nông sản
USD cao kỷ lục 3 tháng so với euro càng ảnh hưởng tới hàng hóa
Dầu thô Brent, đồng đều giảm thấp sau khi giảm 2%
Đường thô giảm 3%, đậu tương giảm 1%
(VINANET) – Giá hàng hóa hầu hết giảm trong phiên giao dịch đầu tuần, 18-3 (kết thúc vào rạng sáng 19-3 giờ VN) sau khi CH Síp đề xuất gói cứu trợ bất thường đe dọa kinh tế khu vực đồng euro tiếp tục bất ổn sâu sắc và khiến các thương gia và nhà đầu tư bán tháo dầu, kim loại và các nông sản kỳ hạn, trong khi lại mua vàng để tích trữ.
Đồng USD tăng giá lên mức cao kỷ lục hơn 3 tháng so với đồng euro, làm giảm hơn nữa sự hấp dẫn đối với những hàng hóa tính theo USD đối với những nhà đầu tư sử dụng đồng euro.
Dầu và đồng giảm 2% trên thị trường London trước khi đóng cửa. Đường thô giảm hơn 3% tại New York và đậu tương giảm hơn 1% ở Chicago.
Vàng tăng hơn 1%, với một số nhà đầu tư tăng cường mua vàng, sau khi có tincác Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng euro (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sau cuộc thảo luận kéo dài 10 giờ, đã nhất trí dành cho CH Síp khoản cứu trợ 10 tỷ euro, chủ yếu để tái cấp vốn cho các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ.
Khoản tiền này thấp hơn mức 17 tỷ euro mà Síp đề xuất tháng 6-2012 với lý do cần 10 tỷ để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, 7 tỷ để thanh toán nợ và vận hành các hoạt động của chính phủ. Ðiều kiện để Síp nhận được khoản cứu trợ này là thu nhỏ các ngân hàng gặp khó khăn, tư hữu hóa một số tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ thuế công ty... Ngoài nguồn vay từ EU và IMF, CH Síp vay Nga 2,5 tỷ euro và đã được gia hạn thêm năm năm cho đến năm 2021.
Chỉ số giá hàng hóa Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,7% sau khi giảm gần 1% lúc đầu phiên. 14 trong số 19 hàng hóa tính chỉ số giảm giá.
Dầu giảm thấp nhưng vẫn nhạy cảm
Giá dầu thô Brent kết thúc phiên ở mức 109,51 USD/thùng, giảm 31 US cent vào lúc đóng cửa sau khi mất hơn 2 USD lúc đầu phiên. Dầu thô tăng 29 US cent vào lúc đóng cửa, chốt ở 93,74 USD/thùng sau khi xuống chỉ 91,76 USD lúc đầu phiên.
“Giá dầu vẫn rất nhạy cảm”, nhà phân tích Carsten Fritsch thuộc ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt cho biết. "Trong ngắn hạn, áp lực lên giá dầu chắc chắn sẽ còn mạnh hơn nữa bởi các nhà đầu tư tài chính rút lui khỏi thị trường”.
Các thị trường dầu vẫn rất nhạy cảm trong vài tuần tới bởi các nhà đầu tư đang chờ đợi những tiến triển ở CH Síp và các nước châu Âu khác.
Để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 10 tỷ euro (13 tỷ USD), chính phủ Síp buộc phải chấp thuận yêu cầu của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (eurozone), đó là đánh thuế các khoản tiền gửi của người tiết kiệm tại các ngân hàng. Các chủ nợ quốc tế, bao gồm Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), tỏ ra tán thành với kế hoạch này.
Theo đó, các khoản tiền gửi vượt quá 100.000 euro sẽ bị đánh thuế 9,9%, trong khi các khoản tiền gửi thấp hơn sẽ bị đánh thuế 6,7%.
Quyết định này khiến người dân Síp vô cùng choáng váng và ồ ạt tới các ngân hàng để rút tiền tiết kiệm. Hầu hết các ngân hàng đều bị cạn kiệt tiền chỉ trong vòng vài giờ. Một số thậm chí còn buộc phải đóng cửa và tạm ngừng các giao dịch.
Ngay lập tức, chính phủ Síp đã nhóm họp và đề xuất một kế hoạch đánh thuế khác đối với tiền tiết kiệm. Kế hoạch mới sẽ đánh thuế 3% với khoản tiền gửi dưới 100.000 euro và 12,5% đối với các khoản tiền cao hơn.
Kế hoạch đánh thuế tiền gửi tiết kiệm mới của chính phủ Síp, dự kiến sẽ giúp đất nước có được gần 6 tỷ euro, sẽ phải có được sự chấp thuận của quốc hội.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu quốc hội Síp không thông qua kế hoạch mới này, 2 ngân hàng lớn nhất của Síp sẽ bị sụp đổ, tổng thống Nicos Anastasiades của nước này cảnh báo.
Đồng giảm mạnh
Đồng giảm giá xuống mức thấp nhất 4 tháng. Hợp đồng kỳ hạn 3 tháng tại London giảm xuống mức thấp nhất kể từ 9-11-2012 là 7.545,75 USD/tấn, nhưng lúc đóng cửa nhích lên 7.576 USD/tấn, giảm so với 7.751 thứ 6 tuần trước.
Như vậy giá đồng đã giảm 2% so với phiên trước và giảm 4% từ đầu năm tới nay. Ngoài thông tin về Síp, giá đồng còn chịu áp lực giảm bởi tồn trữ tăng ở các kho của sàn giao dịch.
Tồn trữ đồng ở LME tăng 18.100 tấn lên 543.925 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 2-2010. Thị trường đồng dự kiến sẽ có thêm một năm nay dư thừa, sau nhiều năm thiếu hụt – yếu tố chắc chắn sẽ gây áp lực giảm giá, đặc biệt vào nửa cuối năm.
Vàng cao nhất gần 3 tuần
Thông tin về gói cứu trợ cho Síp đẩy giá vàng tăng mạnh trong mấy tháng qua.
Giá vàng giao ngay tăng 0,8% đạt gần 1.605 USD/ounce sau khi ở mức gần cao nhất 3 tuần là 1.610.
Giá vàng vẫn giảm 4% so với hồi đầu năm bởi các các nhà đầu tư tin tưởng nhiều hơn vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters)
(VINANET) – Giá hàng hóa hầu hết giảm trong phiên giao dịch đầu tuần, 18-3 (kết thúc vào rạng sáng 19-3 giờ VN) sau khi CH Síp đề xuất gói cứu trợ bất thường đe dọa kinh tế khu vực đồng euro tiếp tục bất ổn sâu sắc và khiến các thương gia và nhà đầu tư bán tháo dầu, kim loại và các nông sản kỳ hạn, trong khi lại mua vàng để tích trữ.
Đồng USD tăng giá lên mức cao kỷ lục hơn 3 tháng so với đồng euro, làm giảm hơn nữa sự hấp dẫn đối với những hàng hóa tính theo USD đối với những nhà đầu tư sử dụng đồng euro.
Dầu và đồng giảm 2% trên thị trường London trước khi đóng cửa. Đường thô giảm hơn 3% tại New York và đậu tương giảm hơn 1% ở Chicago.
Vàng tăng hơn 1%, với một số nhà đầu tư tăng cường mua vàng, sau khi có tincác Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng euro (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sau cuộc thảo luận kéo dài 10 giờ, đã nhất trí dành cho CH Síp khoản cứu trợ 10 tỷ euro, chủ yếu để tái cấp vốn cho các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ.
Khoản tiền này thấp hơn mức 17 tỷ euro mà Síp đề xuất tháng 6-2012 với lý do cần 10 tỷ để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, 7 tỷ để thanh toán nợ và vận hành các hoạt động của chính phủ. Ðiều kiện để Síp nhận được khoản cứu trợ này là thu nhỏ các ngân hàng gặp khó khăn, tư hữu hóa một số tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ thuế công ty... Ngoài nguồn vay từ EU và IMF, CH Síp vay Nga 2,5 tỷ euro và đã được gia hạn thêm năm năm cho đến năm 2021.
Chỉ số giá hàng hóa Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,7% sau khi giảm gần 1% lúc đầu phiên. 14 trong số 19 hàng hóa tính chỉ số giảm giá.
Dầu giảm thấp nhưng vẫn nhạy cảm
Giá dầu thô Brent kết thúc phiên ở mức 109,51 USD/thùng, giảm 31 US cent vào lúc đóng cửa sau khi mất hơn 2 USD lúc đầu phiên. Dầu thô tăng 29 US cent vào lúc đóng cửa, chốt ở 93,74 USD/thùng sau khi xuống chỉ 91,76 USD lúc đầu phiên.
“Giá dầu vẫn rất nhạy cảm”, nhà phân tích Carsten Fritsch thuộc ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt cho biết. "Trong ngắn hạn, áp lực lên giá dầu chắc chắn sẽ còn mạnh hơn nữa bởi các nhà đầu tư tài chính rút lui khỏi thị trường”.
Các thị trường dầu vẫn rất nhạy cảm trong vài tuần tới bởi các nhà đầu tư đang chờ đợi những tiến triển ở CH Síp và các nước châu Âu khác.
Để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 10 tỷ euro (13 tỷ USD), chính phủ Síp buộc phải chấp thuận yêu cầu của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (eurozone), đó là đánh thuế các khoản tiền gửi của người tiết kiệm tại các ngân hàng. Các chủ nợ quốc tế, bao gồm Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), tỏ ra tán thành với kế hoạch này.
Theo đó, các khoản tiền gửi vượt quá 100.000 euro sẽ bị đánh thuế 9,9%, trong khi các khoản tiền gửi thấp hơn sẽ bị đánh thuế 6,7%.
Quyết định này khiến người dân Síp vô cùng choáng váng và ồ ạt tới các ngân hàng để rút tiền tiết kiệm. Hầu hết các ngân hàng đều bị cạn kiệt tiền chỉ trong vòng vài giờ. Một số thậm chí còn buộc phải đóng cửa và tạm ngừng các giao dịch.
Ngay lập tức, chính phủ Síp đã nhóm họp và đề xuất một kế hoạch đánh thuế khác đối với tiền tiết kiệm. Kế hoạch mới sẽ đánh thuế 3% với khoản tiền gửi dưới 100.000 euro và 12,5% đối với các khoản tiền cao hơn.
Kế hoạch đánh thuế tiền gửi tiết kiệm mới của chính phủ Síp, dự kiến sẽ giúp đất nước có được gần 6 tỷ euro, sẽ phải có được sự chấp thuận của quốc hội.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu quốc hội Síp không thông qua kế hoạch mới này, 2 ngân hàng lớn nhất của Síp sẽ bị sụp đổ, tổng thống Nicos Anastasiades của nước này cảnh báo.
Đồng giảm mạnh
Đồng giảm giá xuống mức thấp nhất 4 tháng. Hợp đồng kỳ hạn 3 tháng tại London giảm xuống mức thấp nhất kể từ 9-11-2012 là 7.545,75 USD/tấn, nhưng lúc đóng cửa nhích lên 7.576 USD/tấn, giảm so với 7.751 thứ 6 tuần trước.
Như vậy giá đồng đã giảm 2% so với phiên trước và giảm 4% từ đầu năm tới nay. Ngoài thông tin về Síp, giá đồng còn chịu áp lực giảm bởi tồn trữ tăng ở các kho của sàn giao dịch.
Tồn trữ đồng ở LME tăng 18.100 tấn lên 543.925 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 2-2010. Thị trường đồng dự kiến sẽ có thêm một năm nay dư thừa, sau nhiều năm thiếu hụt – yếu tố chắc chắn sẽ gây áp lực giảm giá, đặc biệt vào nửa cuối năm.
Vàng cao nhất gần 3 tuần
Thông tin về gói cứu trợ cho Síp đẩy giá vàng tăng mạnh trong mấy tháng qua.
Giá vàng giao ngay tăng 0,8% đạt gần 1.605 USD/ounce sau khi ở mức gần cao nhất 3 tuần là 1.610.
Giá vàng vẫn giảm 4% so với hồi đầu năm bởi các các nhà đầu tư tin tưởng nhiều hơn vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/-(%) |
So với đầu năm (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
93,67 |
0,22 |
0,2% |
2,0% |
Dầu thô Brent |
USD/thùng |
109,33 |
-0,49 |
-0,5% |
-1,6% |
Khí thiên nhiên |
USD/gallon |
3,882 |
0,010 |
0,3% |
15,8% |
Vàng giao ngay |
USD/ounce |
1604,60 |
12,00 |
0,8% |
-4,2% |
Vàng kỳ hạn |
USD/ounce |
1604,54 |
12,70 |
0,8% |
-4,2% |
Đồng Mỹ |
US cent/lb |
341,70 |
-9,10 |
-2,6% |
-6,4% |
Đồng LME |
USD/tấn |
7575,00 |
-177,00 |
-2,3% |
-4,5% |
Dollar |
|
82,738 |
0,477 |
0,6% |
7,8% |
Ngô Mỹ |
US cent/bushel |
720,00 |
3,00 |
0,4% |
3,1% |
Đậu tương Mỹ |
US cent/bushel |
1409,50 |
-16,50 |
-1,2% |
-0,7% |
Lúa mì Mỹ |
US cent/bushel |
712,75 |
-10,25 |
-1,4% |
-8,4% |
Cà phê arabica |
US cent/lb |
134,35 |
-3,15 |
-2,3% |
-6,6% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2088,00 |
-27,00 |
-1,3% |
-6,6% |
Đường thô |
US cent/lb |
18,29 |
-0,60 |
-3,2% |
-6,3% |
Bạc Mỹ |
USD/ounce |
28,874 |
0,023 |
0,1% |
-4,5% |
Bạch kim Mỹ |
USD/ounce |
1579,20 |
-13,20 |
-0,8% |
2,6% |
Palladium Mỹ |
USD/ounce |
764,85 |
-10,80 |
-1,4% |
8,7% |
(T.H – Reuters)
- Colombia: sản lượng cà phê tháng 5/2013 tăng 36% 13/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 12/6 đường bớt mất giá sau khi Unica báo cáo giảm sản lượng 12/06/2013
- Giá cao su kỳ hạn giảm hơn 3% xuống mức thấp 9 tháng 12/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 12/6: Hầu hết giảm bởi lo ngại về quyế định kích thích kinh tế của 12/06/2013
- Indonesia : xuất khẩu cà phê giảm xuống mức thấp hai năm 12/06/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo phục hồi từ mức thấp 7 tuần 11/06/2013
- Tthị trường cao su tháng 5.2013 11/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 11/6: cà phê tăng, đường quay đầu giảm giá 11/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 11-6: Dầu, đồng giảm sau số liệu từ Trung Quốc 11/06/2013
- Giá cao su Tocom tăng do yên giảm 11/06/2013