Mức cộng của cà phê châu Á tăng gây lo lắng cho các nhà xuất khẩu
(VINANET) – Các nhà sản xuất thực phẩm toàn cầu như Nestle SA sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê robusta được sử dụng trong bánh quy và đồ uống, do một cuộc khủng hoảng nguồn cung gây ra mức cộng tại châu Á lên đỉnh nhiều tháng, điều nay buộc một số nhà xuất khẩu hủy các lô hàng xuất khẩu.
Nông dân tại Việt Nam, nhà sản xuất robusta đứng đầu thế giới, đang giữ lại cà phê của họ, thất vọng bởi giá London tiếp tục thấp. Tại nhà sản xuất lớn thứ hai Indonesia, thời tiết ẩm ướt bất thường trong suốt vụ thu hoạch đã làm khó khăn cho người trồng làm khô hạt cà phê.
Sự siết chặt nguồn cung này đã làm tăng lo sợ thiếu hụt của các thương nhân tại Việt Nam và các nhà xuất khẩu tại Indonesia và họ có thể hạn chế xuất khẩu từ hai nước này, nơi chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê thế giới.
Moelyono Soesilo, tại hãng xuất khẩu Taman Delta Indonesia cho biết “các nhà xuất khẩu và nhà cung cấp đang trong một tình thế khó khăn”. “Một số đã sẵn sàng ký các hợp đồng dài hạn để bán cà phê ở mức chênh lệch thấp hơn. Nông dân chỉ bán cà phê với số lượng nhỏ để trang trải nhu cầu hàng ngày”
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn London đã lao dốc xuống mức thấp 32 tháng trong tuần trước, theo xu hướng của arabica kỳ hạn New York bởi các quỹ bán ra do nguồn cung dồi dào từ Brazil.
Nguồn cung giảm từ hai nước chính sản xuất robusta có thể hạn chế sự sụt giảm tại London. Brazil là nước trồng cà phê hàng đầu thế giới và chủ yếu sản xuất loại cà phê arabica thơm được tập đoàn Starbuck sử dụng. Robusta hoặc được trộn với arabica để giảm chi phí cho cà phê pha hay được chế biến trong cà phê hòa tan.
Robusta của Indonesia thường được bán dưới hoặc cao hơn chút ít với giá kỳ hạn của London trong vụ thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6, tuy nhiên mức cộng bắt đầu tăng trong tháng 4 và tăng vọt lên 170 USD trong tháng 6, mức cao nhất của nó kể từ giữa năm 2012. Các nhà xuất khẩu đã ký các hợp đồng xuất cà phê ở mức cao hơn 20 USD so với giá London.
Các nhà xuất khẩu cà phê indonesia đã hủy các hợp đồng xuất lên tới 4.000 tấn cà phê từ đầu tháng 6. Các nhóm xuất khẩu trong nước cho biết số liệu có thể cao hơn.
Mưa rào làm thiệt hại cho cây trồng trong niên vụ 2011/12, gây ra một sự thiếu hụt nguồn cung thường xuyên mà làm mức cộng tăng lên cao kỷ lục 550 USD.
Tại Việt Nam, mức cộng đứng ở 120 USD/tấn, đỉnh nhiều tháng trong tuần này, ngược lại với mức trừ lùi 15 đến 35 USD trong đầu tháng giêng. Cà phê Việt Nam thường bán ở mức trừ lùi.
Các đại lý tại Singapore đã khẳng định các giao dịch đã được thực hiện ở mức 90 USD/tấn đối với cà phê Việt Nam, trong khi robusta của Indonesia được bán cho khách hàng trong nước và nước ngoài ở mức cộng 170 USD/tấn trong tuần này.
Reuters
Nông dân tại Việt Nam, nhà sản xuất robusta đứng đầu thế giới, đang giữ lại cà phê của họ, thất vọng bởi giá London tiếp tục thấp. Tại nhà sản xuất lớn thứ hai Indonesia, thời tiết ẩm ướt bất thường trong suốt vụ thu hoạch đã làm khó khăn cho người trồng làm khô hạt cà phê.
Sự siết chặt nguồn cung này đã làm tăng lo sợ thiếu hụt của các thương nhân tại Việt Nam và các nhà xuất khẩu tại Indonesia và họ có thể hạn chế xuất khẩu từ hai nước này, nơi chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê thế giới.
Moelyono Soesilo, tại hãng xuất khẩu Taman Delta Indonesia cho biết “các nhà xuất khẩu và nhà cung cấp đang trong một tình thế khó khăn”. “Một số đã sẵn sàng ký các hợp đồng dài hạn để bán cà phê ở mức chênh lệch thấp hơn. Nông dân chỉ bán cà phê với số lượng nhỏ để trang trải nhu cầu hàng ngày”
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn London đã lao dốc xuống mức thấp 32 tháng trong tuần trước, theo xu hướng của arabica kỳ hạn New York bởi các quỹ bán ra do nguồn cung dồi dào từ Brazil.
Nguồn cung giảm từ hai nước chính sản xuất robusta có thể hạn chế sự sụt giảm tại London. Brazil là nước trồng cà phê hàng đầu thế giới và chủ yếu sản xuất loại cà phê arabica thơm được tập đoàn Starbuck sử dụng. Robusta hoặc được trộn với arabica để giảm chi phí cho cà phê pha hay được chế biến trong cà phê hòa tan.
Robusta của Indonesia thường được bán dưới hoặc cao hơn chút ít với giá kỳ hạn của London trong vụ thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6, tuy nhiên mức cộng bắt đầu tăng trong tháng 4 và tăng vọt lên 170 USD trong tháng 6, mức cao nhất của nó kể từ giữa năm 2012. Các nhà xuất khẩu đã ký các hợp đồng xuất cà phê ở mức cao hơn 20 USD so với giá London.
Các nhà xuất khẩu cà phê indonesia đã hủy các hợp đồng xuất lên tới 4.000 tấn cà phê từ đầu tháng 6. Các nhóm xuất khẩu trong nước cho biết số liệu có thể cao hơn.
Mưa rào làm thiệt hại cho cây trồng trong niên vụ 2011/12, gây ra một sự thiếu hụt nguồn cung thường xuyên mà làm mức cộng tăng lên cao kỷ lục 550 USD.
Tại Việt Nam, mức cộng đứng ở 120 USD/tấn, đỉnh nhiều tháng trong tuần này, ngược lại với mức trừ lùi 15 đến 35 USD trong đầu tháng giêng. Cà phê Việt Nam thường bán ở mức trừ lùi.
Các đại lý tại Singapore đã khẳng định các giao dịch đã được thực hiện ở mức 90 USD/tấn đối với cà phê Việt Nam, trong khi robusta của Indonesia được bán cho khách hàng trong nước và nước ngoài ở mức cộng 170 USD/tấn trong tuần này.
Reuters
- Nông dân cà phê Brazil ngại đầu tư mùa vụ mới thậm chí khi giá tăng 31/08/2014
- Biểu đồ giá cà phê 15/06/2014
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo vững 16/08/2013
- Thông tin sản xuất và thị trường thế giới 07/07/2013
- Tồn kho cà phê toàn cầu đạt mức cao 5 năm mặc dù sản lượng giảm 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 25/6: cacao xuống mức thấp nhiều tháng, đường vững 25/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 25/6: Giảm do lo ngại về chính sách tiền tệ của Mỹ, Trung Quốc 25/06/2013
- Giá cao su Tocom biến động mạnh trước các tác động trái chiều 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 24/6 đường, cà phê tăng sau khi sụt giảm mạnh 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm trong tuần: cao su không rõ chiều, lợi nhuận tinh chế đường tăng 25/06/2013