Khách hàng tăng giá mua cà phê robusta
Tuần này, khách hàng trả giá cà phê xuất xứ Việt Nam ở mức cộng 165 USD/tấn trong khi của Indonesia là 230 USD/tấn, tăng 30 USD so với tuần trước.
Các khách mua cà phê của Indonesia, nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ 3 thế giới, đang tăng mức giá cộng nhưng vẫn khó mua được vì nông dân nước này găm hàng chờ giá lên.
Theo báo cáo của công ty Volcafe, giá cà phê xuất xứ Indonesia, giao hàng trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 hiện có mức giá cộng 230 USD/tấn so với giá kỳ hạn trên sàn NYSE Liffe. So với tuần trước, mức cộng đã tăng thêm 30 USD.
Volcafe cho biết, do giá cà phê đang xuống rất thấp nên nông dân không muốn bán. Các nhà xuất khẩu cũng đối mặt với khả năng phải trì hoãn giao hàng cho các hợp đồng đã ký vì không mua được. Nguồn hàng dự trữ của các nhà xuất khẩu đang ở mức rất thấp là chưa đến 30.000 tấn.
Trong khi nhà xuất khẩu khó mua hàng thì nông dân trồng cà phê cũng đối mặt khó khăn do thời tiết ẩm ướt. Hiện nước này đang trong mùa thu hoạch niên vụ 2013/14 tuy nhiên mấy ngày gần đây trời đang mưa và điều này đe dọa tới chất lượng cà phê do điều kiện bảo quản không được lý tưởng.
Với cà phê xuất xứ Việt Nam, các nhà xuất khẩu cũng tăng mạnh mức giá cộng, lên tới 160 USD/tấn song cũng khó mua. Tuần trước, mức cộng là 135 USD/tấn. Volcafe cho biết, dự trữ cà phê tại các kho ở Tp. Hồ Chí Minh hiện khoảng 205.000 tấn và nông dân cũng vẫn còn giữ khoảng 310.000 tấn.
Nguồn cung ở Ấn Độ, nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 ở châu Á, cũng đang khá ep hẹp. Theo ước tính, nông dân còn đang giữ khoảng 20% tổng sản sản lượng cà phê robusta của vụ hiện tại.
Trong khi nguồn cung thắt chặt thì giá cà phê thế giới vẫn cứ giảm liên tục do tác động của đồng USD mạnh và những lo lắng về thể trạng kinh tế toàn cầu. Hiện cà phê robusta giao tháng 9 trên sàn Liffe ở mức 1.743 USD/tấn.
Phương Thảo
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg
Các khách mua cà phê của Indonesia, nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ 3 thế giới, đang tăng mức giá cộng nhưng vẫn khó mua được vì nông dân nước này găm hàng chờ giá lên.
Theo báo cáo của công ty Volcafe, giá cà phê xuất xứ Indonesia, giao hàng trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 hiện có mức giá cộng 230 USD/tấn so với giá kỳ hạn trên sàn NYSE Liffe. So với tuần trước, mức cộng đã tăng thêm 30 USD.
Volcafe cho biết, do giá cà phê đang xuống rất thấp nên nông dân không muốn bán. Các nhà xuất khẩu cũng đối mặt với khả năng phải trì hoãn giao hàng cho các hợp đồng đã ký vì không mua được. Nguồn hàng dự trữ của các nhà xuất khẩu đang ở mức rất thấp là chưa đến 30.000 tấn.
Trong khi nhà xuất khẩu khó mua hàng thì nông dân trồng cà phê cũng đối mặt khó khăn do thời tiết ẩm ướt. Hiện nước này đang trong mùa thu hoạch niên vụ 2013/14 tuy nhiên mấy ngày gần đây trời đang mưa và điều này đe dọa tới chất lượng cà phê do điều kiện bảo quản không được lý tưởng.
Với cà phê xuất xứ Việt Nam, các nhà xuất khẩu cũng tăng mạnh mức giá cộng, lên tới 160 USD/tấn song cũng khó mua. Tuần trước, mức cộng là 135 USD/tấn. Volcafe cho biết, dự trữ cà phê tại các kho ở Tp. Hồ Chí Minh hiện khoảng 205.000 tấn và nông dân cũng vẫn còn giữ khoảng 310.000 tấn.
Nguồn cung ở Ấn Độ, nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 ở châu Á, cũng đang khá ep hẹp. Theo ước tính, nông dân còn đang giữ khoảng 20% tổng sản sản lượng cà phê robusta của vụ hiện tại.
Trong khi nguồn cung thắt chặt thì giá cà phê thế giới vẫn cứ giảm liên tục do tác động của đồng USD mạnh và những lo lắng về thể trạng kinh tế toàn cầu. Hiện cà phê robusta giao tháng 9 trên sàn Liffe ở mức 1.743 USD/tấn.
Phương Thảo
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg
- Giá hàng hóa thế giới xuống thấp nhất 3 tháng 04/04/2013
- Nhiều nông sản rơi vào thị trường giá xuống 04/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 3-4: Giảm thê thảm do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu 03/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 2/4: cà phê, đường, cacao tăng 02/04/2013
- Xuất khẩu cà phê Indonesia giảm do khan hàng 02/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 2-4: Đồng loạt giảm vào đầu quý 2, ngô và đậu tương giảm 02/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm châu Á: Tồn trữ ở mức cao ảnh hưởng tới giá cao su 02/04/2013
- Tăng đặt cược hàng hóa lên giá nhanh nhất 4 năm 01/04/2013
- Nguồn cung năng lượng phi truyền thống sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2013 01/04/2013
- Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần từ 25-31/3/2013 01/04/2013