Indonesia : xuất khẩu cà phê giảm xuống mức thấp hai năm
Xuất khẩu cà phê từ Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới, đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm do cơ sở chế biến rang xay trong nước tăng mua và mưa làm thu hoạch chậm lại.
Chăm sóc cà-phê-ở-Tangamus-Lampung
Xuất khẩu có thể giảm 14 % xuống còn 385.000 tấn (khoảng 6,42 triệu bao) so với một năm trước đó, theo trung bình ước tính của bảy nhà xuất khẩu và một nhà chế biến rang xay do Bloomberg khảo sát. Đó là mức thấp nhất kể từ năm 2011, theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Trung ương. Sản lượng có thể giảm 10% xuống còn 595.000 tấn (khoảng 9,92 triệu bao), kết quả khảo sát cho thấy.
Lượng hàng xuất khẩu ít hơn của Indonesia có thể làm chậm sự suy giảm giá cả của loại hạt được sử dụng chế biến cà phê hòa tan của Nestle SA và Kraft Foods Group Inc. Giá cà phê kỳ hạn đã giảm 16 % từ mức cao 5 tháng hồi tháng Ba trong bối cảnh nguồn cung gia tăng từ Việt Nam và Brazil. Sản lượng cà phê toàn cầu sẽ có năm thứ hai vượt nhu cầu trong niên vụ 2013/2014, trong khi thu hoạch ở Việt Nam có thể tăng 13 %, theo Volcafe, đơn vị thành viên của Tập đoàn hàng hóa và thương nhân ED & F Man Holdings Ltd, có trụ sở tại Winterthur, Thụy Sĩ.
“Sản xuất sẽ giảm vì thời tiết và sau khi chúng tôi đã có một vụ thu hoạch lớn hồi năm ngoái”, Sumita, người đứng đầu Chi nhánh Lampung tại Hiệp hội các nhà Xuất khẩu cà phê và Công nghiệp Indonesia (AEKI) cho biết. ”Tiêu thụ nội địa đang gia tăng và mọi người đều đang lo cạnh tranh cho hạt cà phê,” ông Sumita cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Bandar Lampung hôm 28 tháng 5.
Cà phê robusta kỳ hạn đã giảm 12 % trong năm qua và chốt phiên giao dịch ở mức 1.848 USD/tấn trên sàn NYSE Liffe London vào ngày 07 tháng 6. Giá cà phê arabica “dịu nhẹ” được Starbucks Corp sử dụng đã giảm 17 % còn 126,95 cent/lb ở ICE New York.
Năng suất cây trồng kém
Trong các khu vực núi cao phía Nam đảo Sumatra của Indonesia, năng suất sẽ giảm tới 50 % so với mức trung bình 1,5 tấn/ha vì mưa lớn, ông Sunyoto 63 tuổi, người đứng đầu một nhóm 37 nông dân, nói. Thu hoạch chính sẽ bắt đầu vào giữa tháng Sáu, chậm một tháng so với kế hoạch, ông Sunyoto, là người di cư từ Java đến vào năm 1977 và bắt đầu trồng cà phê cách đây 30 năm, cho biết. Vụ mùa bội thu năm ngoái làm suy yếu cây trồng.
“Được mùa lớn luôn luôn không phải là một câu chuyện hay cho chúng ta,” Sunyoto nói. ”Một số cây phải ngừng nuôi trái một năm do cần nhiều thời gian để hồi sức và phát triển trước khi cho trái trở lại.”
Theo Volcafe, sản lượng của Indonesia sẽ giảm 10 % xuống còn 10,5 triệu bao trong niên vụ 2013/2014. Trong khi một báo cáo vào ngày 15 tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng của Indonesia sẽ giảm 5,5 % còn 9.165.000 bao trong niên vụ 2013/2014. (1 bao nặng 60 kg hay 132 lb).
Nhu cầu nội địa
Dữ liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy lô hàng cao hơn có nghĩa là xuất khẩu nhiều hơn ước tính, Andrea Thompson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và phân tích tại CoffeeNetwork, ở Belfast, Bắc Ai-len, một đơn vị môi giới của Tập đoàn INTL FCStone Inc cho biết, lô hàng xuất trong tháng Tư được 600.000 bao, tăng từ 561.448 bao xuất khẩu một năm trước đó.
“Hiện vẫn còn một số báo cáo lạc quan về Indonesia”, Thompson nói. ”Nếu bạn nhìn vào dữ liệu xuất khẩu của ICO, dòng chảy từ Indonesia là rất mạnh mẽ. Các dấu hiệu về năng suất đã bị đánh giá thấp.”
Nhu cầu đối với hạt cà phê ngày càng tăng từ các cơ sở chế biến trong nước. Tiêu thụ nội địa có thể đạt 2,58 triệu bao trong niên vụ 2013/2014, tăng 53 % so với ba năm trước, theo số liệu của USDA.
Ngành công nghiệp đang đấu giá thu mua cà phê với nhà xuất khẩu. Hôm 28 tháng 5, các nhà chế biến rang xay địa phương đã sẵn sàng để mua hạt cà phê Robusta với giá 21.000 rupiah/kg (khoảng 2.109 USD/tấn). Các chủ hàng đã bán với giá khoảng 19.000 rupiah/kg, Sunyoto, người hàng ngày nhận được báo giá xuất khẩu của nước ngoài qua điện thoại di động của mình, cho biết.
Lượng hàng giao đến hàng ngày
Mưa đã làm hàng giao đến kho Lampung bị chậm trễ, tăng mức giá cộng lên cao so với giá quốc tế. Người mua phải trả với mức giá cộng 135 USD/tấn theo giá trên sàn NYSE Liffe cho lô hàng giao tháng Sáu và tháng Bảy, so với mức giá cộng 50 USD/tấn hồi tháng Tư, khi bắt đầu vụ mùa năm nay, Moelyono Soesilo, quản lý tiếp thị và mua hàng tại công ty PT Taman Delta Indonesia cho biết . Lượng hàng giao đến hàng ngày trong tuần thứ ba của tháng Năm là 800 tấn, so với hơn 1.000 tấn cùng kỳ năm ngoái, Sumita cho biết từ Hiệp hội.
“Xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào giá cả,” Sumita nói. ”Chúng tôi sẽ không hạn chế các lô hàng xuất khẩu nếu giá tốt, nhưng chúng ta có thể thấy rằng áp lực nguồn cung rất lớn từ Việt Nam và Brazil.” Khoảng 2.200 USD/tấn là “giá lý tưởng” cho nông dân và các nhà xuất khẩu, tức là phải tăng thêm 18 % so với giá hôm ngày 7 tháng Sáu.
Theo Giacaphe.vn
Chăm sóc cà-phê-ở-Tangamus-Lampung
Xuất khẩu có thể giảm 14 % xuống còn 385.000 tấn (khoảng 6,42 triệu bao) so với một năm trước đó, theo trung bình ước tính của bảy nhà xuất khẩu và một nhà chế biến rang xay do Bloomberg khảo sát. Đó là mức thấp nhất kể từ năm 2011, theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Trung ương. Sản lượng có thể giảm 10% xuống còn 595.000 tấn (khoảng 9,92 triệu bao), kết quả khảo sát cho thấy.
Lượng hàng xuất khẩu ít hơn của Indonesia có thể làm chậm sự suy giảm giá cả của loại hạt được sử dụng chế biến cà phê hòa tan của Nestle SA và Kraft Foods Group Inc. Giá cà phê kỳ hạn đã giảm 16 % từ mức cao 5 tháng hồi tháng Ba trong bối cảnh nguồn cung gia tăng từ Việt Nam và Brazil. Sản lượng cà phê toàn cầu sẽ có năm thứ hai vượt nhu cầu trong niên vụ 2013/2014, trong khi thu hoạch ở Việt Nam có thể tăng 13 %, theo Volcafe, đơn vị thành viên của Tập đoàn hàng hóa và thương nhân ED & F Man Holdings Ltd, có trụ sở tại Winterthur, Thụy Sĩ.
“Sản xuất sẽ giảm vì thời tiết và sau khi chúng tôi đã có một vụ thu hoạch lớn hồi năm ngoái”, Sumita, người đứng đầu Chi nhánh Lampung tại Hiệp hội các nhà Xuất khẩu cà phê và Công nghiệp Indonesia (AEKI) cho biết. ”Tiêu thụ nội địa đang gia tăng và mọi người đều đang lo cạnh tranh cho hạt cà phê,” ông Sumita cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Bandar Lampung hôm 28 tháng 5.
Cà phê robusta kỳ hạn đã giảm 12 % trong năm qua và chốt phiên giao dịch ở mức 1.848 USD/tấn trên sàn NYSE Liffe London vào ngày 07 tháng 6. Giá cà phê arabica “dịu nhẹ” được Starbucks Corp sử dụng đã giảm 17 % còn 126,95 cent/lb ở ICE New York.
Năng suất cây trồng kém
Trong các khu vực núi cao phía Nam đảo Sumatra của Indonesia, năng suất sẽ giảm tới 50 % so với mức trung bình 1,5 tấn/ha vì mưa lớn, ông Sunyoto 63 tuổi, người đứng đầu một nhóm 37 nông dân, nói. Thu hoạch chính sẽ bắt đầu vào giữa tháng Sáu, chậm một tháng so với kế hoạch, ông Sunyoto, là người di cư từ Java đến vào năm 1977 và bắt đầu trồng cà phê cách đây 30 năm, cho biết. Vụ mùa bội thu năm ngoái làm suy yếu cây trồng.
“Được mùa lớn luôn luôn không phải là một câu chuyện hay cho chúng ta,” Sunyoto nói. ”Một số cây phải ngừng nuôi trái một năm do cần nhiều thời gian để hồi sức và phát triển trước khi cho trái trở lại.”
Theo Volcafe, sản lượng của Indonesia sẽ giảm 10 % xuống còn 10,5 triệu bao trong niên vụ 2013/2014. Trong khi một báo cáo vào ngày 15 tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng của Indonesia sẽ giảm 5,5 % còn 9.165.000 bao trong niên vụ 2013/2014. (1 bao nặng 60 kg hay 132 lb).
Nhu cầu nội địa
Dữ liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy lô hàng cao hơn có nghĩa là xuất khẩu nhiều hơn ước tính, Andrea Thompson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và phân tích tại CoffeeNetwork, ở Belfast, Bắc Ai-len, một đơn vị môi giới của Tập đoàn INTL FCStone Inc cho biết, lô hàng xuất trong tháng Tư được 600.000 bao, tăng từ 561.448 bao xuất khẩu một năm trước đó.
“Hiện vẫn còn một số báo cáo lạc quan về Indonesia”, Thompson nói. ”Nếu bạn nhìn vào dữ liệu xuất khẩu của ICO, dòng chảy từ Indonesia là rất mạnh mẽ. Các dấu hiệu về năng suất đã bị đánh giá thấp.”
Nhu cầu đối với hạt cà phê ngày càng tăng từ các cơ sở chế biến trong nước. Tiêu thụ nội địa có thể đạt 2,58 triệu bao trong niên vụ 2013/2014, tăng 53 % so với ba năm trước, theo số liệu của USDA.
Ngành công nghiệp đang đấu giá thu mua cà phê với nhà xuất khẩu. Hôm 28 tháng 5, các nhà chế biến rang xay địa phương đã sẵn sàng để mua hạt cà phê Robusta với giá 21.000 rupiah/kg (khoảng 2.109 USD/tấn). Các chủ hàng đã bán với giá khoảng 19.000 rupiah/kg, Sunyoto, người hàng ngày nhận được báo giá xuất khẩu của nước ngoài qua điện thoại di động của mình, cho biết.
Lượng hàng giao đến hàng ngày
Mưa đã làm hàng giao đến kho Lampung bị chậm trễ, tăng mức giá cộng lên cao so với giá quốc tế. Người mua phải trả với mức giá cộng 135 USD/tấn theo giá trên sàn NYSE Liffe cho lô hàng giao tháng Sáu và tháng Bảy, so với mức giá cộng 50 USD/tấn hồi tháng Tư, khi bắt đầu vụ mùa năm nay, Moelyono Soesilo, quản lý tiếp thị và mua hàng tại công ty PT Taman Delta Indonesia cho biết . Lượng hàng giao đến hàng ngày trong tuần thứ ba của tháng Năm là 800 tấn, so với hơn 1.000 tấn cùng kỳ năm ngoái, Sumita cho biết từ Hiệp hội.
“Xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào giá cả,” Sumita nói. ”Chúng tôi sẽ không hạn chế các lô hàng xuất khẩu nếu giá tốt, nhưng chúng ta có thể thấy rằng áp lực nguồn cung rất lớn từ Việt Nam và Brazil.” Khoảng 2.200 USD/tấn là “giá lý tưởng” cho nông dân và các nhà xuất khẩu, tức là phải tăng thêm 18 % so với giá hôm ngày 7 tháng Sáu.
Theo Giacaphe.vn
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm 1% do đồng yên hồi phục 08/05/2013
- Các quỹ đầu tư hàng hóa giảm hoạt động trong quý I 08/05/2013
- Thái Lan tin tưởng giá cao su sẽ tăng 08/05/2013
- Giá cao su Tocom tăng mạnh nhất 1 tháng 08/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 7/5: Đường tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 07/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 7/5: Dầu tăng do lo ngại về Syria, đường cũng tăng, các hàng khác giảm 07/05/2013
- Giá cao su tăng lên mức cao 1 tháng do đồng yên giảm xuống mức thấp gần 4 năm 07/05/2013
- Giá cà phê arabica tăng phiên thứ 3 liên tiếp 07/05/2013
- Mức cộng của cà phê Indonesia tăng, xuất khẩu bị trì hoãn 07/05/2013
- Người trồng cà phê Brazil giữ lại hạt do giá tối thiểu 07/05/2013