Nông sản Việt vẫn đang “bó tay” với giấc mơ Nga
Đầy tiềm năng nhưng vẫn chỉ là…giấc mơ
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (XNK), Bộ Công Thương hiện nay các mặt hàng xuất khẩu sang Nga chủ yếu là thủy sản, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, gạo, chè…
Cụ thể, tỉ trọng xuất khẩu nông sản sang Nga vẫn còn ì ạch. Theo đó, năm 2013 đạt khoản hơn 300 triệu USD tăng 1,54% so với giá trị xuất khẩu nông sản sang Nga năm 2012. Tính đến hết tháng 7/2014 giá trị xuất khẩu đạt 205 triệu USD chỉ tăng 1,61% so với cùng kì. Đây chỉ là một con số tăng trưởng quá khiêm tốn so với tiềm năng. Trong đó, cơ cấu nhóm hàng nông sản, thủy sản, sang thị trường Nga giảm mạnh và chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong khi đó Hoa Kỳ là 23,6%, Nhật Bản chiếm khoảng 11%...
Ông Nguyễn Bình Giang, Cục XNK cho hay, Nga là một thị trường phát triển đầy tiềm năng cho xuất khẩu nông - lâm-thủy sản với quy mô dân số 143 triệu người, GDP khoảng 1500 tỉ USD, tầng lớp trung lưu-thượng lưu phát triển nhanh.
"Nga là thị trường rộng mở về nông sản còn chúng ta thì mạnh về nông sản nhưng suốt từ những năm 90 đến giờ tỉ trọng xuất khẩu nông sản vẫn chưa đáng kể", ông Giang nói.
Những yếu tố kìm hãm sự phát triển đó là các sản phẩm nông, lâm thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các nguồn cung cho Nga. Thêm vào đó những rào cản kỹ thuật về thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm…phía Nga đang áp dụng cho nông sản Việt luôn chặt chẽ.
Về vấn đề thanh toán điện tử vẫn gặp nhiều khó khăn do việc chuyển đổi từ đồng Rup sang tiền đồng chưa thuận tiện. Phía bên Nga chọn chế độ thanh toán chậm tức là chỉ đặt cọc 20% khi nhận hàng thì trả 80% còn lại. Trong khi các ngân hàng ở Việt Nam chưa có chính sách hỗ trợ phương thức thanh toán trả chậm khiến các doanh nghiệp xuất khẩu chìm trong các khoản nợ khó đòi từ đối tác Nga.
Thêm nữa, việc vận chuyển hàng hóa sang Nga phải quá cảnh tại các cảng Châu Âu hoặc nếu tiếp cận từ các cảng phía Đông Nga thì phải di chuyển một cung dường dài từ Đông sang Tây khiến chi phí phát sinh rất lớn.
Đặc biệt, thuế phí quá cao nhiều doanh nghiệp phải "bó tay" lắc đầu với giấc mơ Nga. Trước đó, thời điểm Nga chưa tham gia WTO thuế các mặt hàng này được đẩy lên 40% -60%. Theo cam kết từ phía Nga khi vào WTO mức thuế trung bình vào thị trường Nga là 7,8-9,5%. Thuế trung bình nhóm hàng nông sản là 10,8%-13,2%.
Tuy được hỗ trợ song các nông sản muốn sang Nga vẫn khó khăn. Chẳng hạn, để xuất được một túi chè 3kg sang Nga bị áp thuế tới 40%, thủy sản 6-15%, rau củ 11,7-15%, trái cây, nấm 15%, cao su 5% ở trường hợp đặc biệt thuế xuất có thể cao hơn nữa.
Ông Nguyên Bình Giang cho rằng nếu cứ tiếp tục duy trì mức thuế hiện tại thì giấc mơ Nga mãi là điều xa xỉ. Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội thay đổi chính mình đẩy mạnh xuất khẩu sang Nga nhờ được hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ trong điều kiện chính trị thế giới có nhiều đổi thay.
Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản cho hay, thuế xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga dao động từ 6-15% nên chưa có tính cạnh tranh.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, đại diện Hiệp hội gỗ doanh nghiệp hai bên vẫn chưa có sự liên hệ chặt chẽ, giá vận tải xuất gỗ sang Nga quá cao mất lợi thế so với các nước Châu Âu, Nhật Bản.
Làm sao để Nga mở cánh cửa thị trường Nga?
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bình Giang nói cần có một hệ thống cũng như sự vào cuộc từ 3 phía để mở cánh cửa thị trường này. Ông đề xuất:
Đối với Chính phủ Nga: Đề nghị sớm chấp nhận danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này do cơ quan Việt Nam cung cấp. Tiếp đó là công nhận hệ thống kiểm tra, quản lý chất lượng nông sản Việt. Để minh bạch, không phân biệt đối xử cần đưa nội dung này vào Hiệp định Liên minh Hải quan. Đồng thời, phía ngân hàng cần xem xét cơ chế chuyển đổi giữa đồng Rúp và đồng Việt Nam đảm bảo công bằng, nâng cao tính cạnh tranh cho nông sản, lâm sản Việt.
Về phía các Bộ, ngành phải tích cực xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin, tình hình thị trường Nga. Bộ Công Thương tìm cách đàm phán mở cửa thị trường, thúc đẩy giao thương.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tự chủ, tìm hiểu thông tin, chủ động liên lạc kết nối làm ăn với các doanh nghiệp Nga nói chung và người Việt ở Nga nói riêng. Đặc biệt phải chú trọng đến chất lượng, đa dạng hóa của sản phẩm, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Theo đó, hai mặt hàng chè và cà phê có số lượng xuất khẩu sang Nga lớn với tiềm năng này các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý không để mất cơ hội.
Đại diện của cơ quan Thương mại Nga tại Việt Nam cũng khẳng định sẽ chuyển nhưng thông tin này sang phía Chính phủ Nga đề nghị xem xét, hỗ trợ thuế, thanh toán ngân hàng…
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 03/10/2015 05/10/2015
- Giá xăng dầu 28/03/2015
- E5 giảm 320 đồng, giá xăng khác giữ nguyên 06/02/2015
- Giá nông sản tại Việt Nam tuần 27-31/10/2014 03/11/2014
- Giá xăng dầu giảm tiếp từ 30-160 đ/lít 10/09/2014
- Xuất khẩu tiêu sang Mỹ tăng hơn 25% về khối lượng 25/08/2014
- Cà phê: nếu được mùa có nên lo mất giá? 27/07/2014
- Hỗ trợ vay vốn mua máy móc thiết bị 24/07/2014
- Hạt Điều VN 22/07/2014
- Giá vàng và giá Đô la 08/07/2014