Giải mã hiện tượng giá cà phê rớt
(TBKTSG Online) - Xuất khẩu cà phê robusta nước ta trong vài tháng gần đây giảm rõ. Điều này vẫn không ngăn giá robusta trên sàn rớt. Quan chức Hiệp hội Cà phê (Vicofa) và nhiều người đã và đang gióng tiếng báo hạn hán mất mùa với hy vọng hãm đà rớt, giá sàn kỳ hạn vẫn tuột dốc. Vì sao?
Giải mã giá rớt trên sàn kỳ hạn robusta
Thị trường tài chính thế giới vẫn tiếp tục đánh đu theo những đồn thổi, tung ra những đòn tâm lý làm dao động thị trường để tạo cơ hội kiếm tiền trong giai đoạn được cho là “đục nước béo cò” hiện nay. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke gần đây đã từng nói “nếu nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, cơ quan ông sẽ cắt giảm hay hủy bỏ chương trình mua trái phiếu “nới lỏng định lượng”; câu nói lửng ấy tiếp tục làm chao đảo các thị trường tài chính tuần qua. Nhiều người trên thị trường tài chính vẫn tin rằng chương trình cứu trợ của ông Ben Bernanke phải tiếp tục. Song, hôm qua, thứ Sáu 7-6, báo cáo tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng Năm có vẻ khả quan hơn so với dự kiến. Yếu tố này đang cổ động cho Fed hãm dần bơm tiền vào nền kinh tế. Chỉ số đồng đô la tăng mạnh. Báo cáo tỉ lệ thất nghiệp mới chỉ bắt đầu, nhưng theo cách nghĩ thông thường của người kinh doanh tài chính, nó báo hiệu cho hướng tăng của cổ phiếu và trái phiếu nhưng lại là “vận rủi” của các sàn hàng hóa nói chung, các sàn cà phê nói riêng.
Thực ra, từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, chỉ số chứng khoán S&P 500 và đồng đô la Mỹ tăng tốt. Hình như có dấu hiệu đầu cơ tài chính đã và đang rút tiền dần khỏi các sàn vàng, bạc và đặc biệt 3 sàn cà phê lớn trên thế giới là arabica Ice New York, robusta Liffe London và BM&F của Brazil (xin xem biểu đồ 1- Ba cột đầu màu đỏ đầu tiên biểu thị cho sự yếu kém của 3 sàn cà phê). Giá các sàn kim loại vàng, bạc, cà phê giảm mạnh.
Tuy sa sút, biểu đồ cũng cho thấy sàn robusta London giảm ít nhất so với 2 sàn arabica. Chưa ai biết được đấy là may hay rủi. Nếu vận không tốt, sàn robusta dễ còn có cửa mất tiếp vì giá các sàn arabica kia đã giảm quá nhiều.
Thị trường đang chứng kiến từng ngày giá arabica trên sàn Ice New York rớt “một lèo” suốt 2 năm liền, từ 308 cts/lb (tức 6.800 đô la/tấn) nay chỉ còn quanh 127 cts/lb (chừng 2.800 đô la/tấn). Đêm qua, báo cáo mới ra của sàn arabica Ice cho biết lượng hợp đồng bán khống của sàn này vẫn treo mức cao 21.920 hợp đồng, tương đương với 372.837 tấn hay 6.213.955 bao. Với sàn robusta Liffe London, giá cũng đã đổ liên tục từ tháng 3 đến nay, từ mức chừng 2.200 đô la/tấn mấy hôm rày chỉ còn dưới 1.850 đô la/tấn. Giá robusta London thực sự giảm khi đầu cơ tài chính quyết định buông “cược”, bán ra dần 360.000 tấn hợp đồng đã mua khống, đã được xây lên đỉnh cao vào tháng 3-2013. Đến thứ Ba tuần trước 28-5, họ đã thực sự “phản kèo”, từ vị thế mua ròng (long position) lớn sang bán ròng (short position) được 20.290 tấn. Giá robusta giảm tiếp trong tuần qua nói cho thị trường biết rằng đầu cơ tài chính đang tiếp tục bán khống trên sàn kỳ hạn robusta. Đó là lý do chính tại sao giá rớt từ mấy tháng nay.
Xuất khẩu cà phê các nước tăng
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang giảm dần trong những tháng gần đây, chừng quanh mức 100-110 ngàn tấn/tháng. Xuất khẩu giảm do người còn hàng trong tay chưa bằng lòng với giá hiện tại. Theo ức đoán, giá nội địa phải ở mức 44-45 ngàn đồng/kg mới mong cà phê ra mạnh hơn, tức giá trên sàn phải cỡ chừng 2.100-2.200 đô la/tấn.
Ngược lại, số liệu cập nhật xuất khẩu từ các nước khác tại các tháng gần đây đang cao dần.
Báo cáo thường kỳ của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO – International Coffee Organization) nói rằng tổng lượng xuất khẩu cà phê thế giới tính trong 7 tháng đầu niên vụ từ 1-10-2012 đến 30-4-2013 đạt 65,98 triệu bao (60 kg/bao), tăng 7,1% so với cùng kỳ cách đấy 1 năm. Riêng trong tháng 4-2013, tháng báo cáo, thế giới đã xuất 9,6 triệu bao, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính theo lũy kế 12 tháng tính đến hết tháng 4-2013, thế giới xuất khẩu được 68,21 triệu bao arabica và 45,64 triệu bao robusta, tương ứng với tăng 4,9% và 18,9% so với cách đấy 1 năm.
Tuy Brazil đang trong thời kỳ “giáp hạt”, xuất khẩu tháng 4-2013 nước này vẫn tăng 5,1% so với tháng trước đó nhưng tăng 25,82% so với cùng kỳ năm ngoái, giữ vị trí số 1 thế giới. Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt Nam trong tháng giảm 21,4% so với tháng Ba chỉ đạt 1,65 triệu bao, giảm nhưng vẫn chiếm vị trí thứ 2.
Xuất khẩu cà phê Indonesia trong tháng 5-2013 tăng 141% đạt 22.588,86 tấn so với 9.355,30 tấn so với cùng kỳ cách đấy 12 tháng. Xuất khẩu lũy kế 8 tháng tính từ 1-10-2012 đến hết tháng 5-2013 đạt 165.382,27 tấn, tăng 186% so với cùng thời kỳ năm ngoái chỉ ở mức 57.870,33 tấn. Thống kê trước đó cho biết niên vụ 2011/12, xuất khẩu cà phê Indonesia tự nhiên giảm 46% chỉ được 136.008,68 tấn so với 2010-11 với 250.270,90 tấn.
Đơn vị chịu trách nhiệm thống kê xuất khẩu cà phê Brazil Cecafe ước rằng xuất khẩu cà phê tháng 5-2013 của nước này đạt 2,22 triệu bao, trong đó gồm 92,7% là arabica. Xuất khẩu robusta trong tháng chỉ đạt chừng 157.000 bao và xuất khẩu cà phê hòa tan qui ra cà phê hạt đạt 255.000 bao.
Giá cà phê tiếp tục lao dốc
Trong tuần, giá cà phê nhân tại các tỉnh Tây Nguyên đã chạm mức 40.000 đồng/kg, rồi bung nhanh lên lại. Song, tuy giá sàn kỳ hạn tiếp tục rơi sâu, giá nội địa vẫn cứng, không xuống. Hiện tượng này đã làm giá cà phê nội địa cao hơn giá sàn kỳ hạn đến 50-60 đô la/tấn. Mức này chỉ dành cho người “có gan”, mua trữ chờ giá cao kiếm lời; còn người kinh doanh chuyên nghiệp chỉ biết ngồi nhìn nhau.
Sàn kỳ hạn robusta London tuần này giảm 45 đô la/tấn so với tuần trước, lũy kế 3 tuần liên tiếp mất 159 đô la/tấn. Giá đóng cửa tháng 7-2013 hôm qua 7-6 tức rạng sáng nay thứ Bảy 8-6 chốt mức 1.848 đô la/tấn. Trong khi đó, giá arabica trên sàn Ice New York chốt mức 126,95 cts/lb, tương đương với 2.799 đô la/tấn, giảm không đáng kể cách nay 1 tuần.
Riêng hôm qua, sàn robusta rớt 14 đô la/tấn, làm giá cà phê nhân xô nội địa sáng nay xuyên xuống khỏi mức 40.000 đồng để chỉ còn 39.900 đồng/kg, giảm 100 đồng so với tuần trước.
Nguyễn Quang Bình
Giải mã giá rớt trên sàn kỳ hạn robusta
Biểu đồ 1: Tỉ lệ tăng giảm của một số thị trường tài chính 5 tháng đầu năm 2013 (nguồn: NewEdge) |
Thị trường tài chính thế giới vẫn tiếp tục đánh đu theo những đồn thổi, tung ra những đòn tâm lý làm dao động thị trường để tạo cơ hội kiếm tiền trong giai đoạn được cho là “đục nước béo cò” hiện nay. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke gần đây đã từng nói “nếu nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, cơ quan ông sẽ cắt giảm hay hủy bỏ chương trình mua trái phiếu “nới lỏng định lượng”; câu nói lửng ấy tiếp tục làm chao đảo các thị trường tài chính tuần qua. Nhiều người trên thị trường tài chính vẫn tin rằng chương trình cứu trợ của ông Ben Bernanke phải tiếp tục. Song, hôm qua, thứ Sáu 7-6, báo cáo tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng Năm có vẻ khả quan hơn so với dự kiến. Yếu tố này đang cổ động cho Fed hãm dần bơm tiền vào nền kinh tế. Chỉ số đồng đô la tăng mạnh. Báo cáo tỉ lệ thất nghiệp mới chỉ bắt đầu, nhưng theo cách nghĩ thông thường của người kinh doanh tài chính, nó báo hiệu cho hướng tăng của cổ phiếu và trái phiếu nhưng lại là “vận rủi” của các sàn hàng hóa nói chung, các sàn cà phê nói riêng.
Thực ra, từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, chỉ số chứng khoán S&P 500 và đồng đô la Mỹ tăng tốt. Hình như có dấu hiệu đầu cơ tài chính đã và đang rút tiền dần khỏi các sàn vàng, bạc và đặc biệt 3 sàn cà phê lớn trên thế giới là arabica Ice New York, robusta Liffe London và BM&F của Brazil (xin xem biểu đồ 1- Ba cột đầu màu đỏ đầu tiên biểu thị cho sự yếu kém của 3 sàn cà phê). Giá các sàn kim loại vàng, bạc, cà phê giảm mạnh.
Tuy sa sút, biểu đồ cũng cho thấy sàn robusta London giảm ít nhất so với 2 sàn arabica. Chưa ai biết được đấy là may hay rủi. Nếu vận không tốt, sàn robusta dễ còn có cửa mất tiếp vì giá các sàn arabica kia đã giảm quá nhiều.
Thị trường đang chứng kiến từng ngày giá arabica trên sàn Ice New York rớt “một lèo” suốt 2 năm liền, từ 308 cts/lb (tức 6.800 đô la/tấn) nay chỉ còn quanh 127 cts/lb (chừng 2.800 đô la/tấn). Đêm qua, báo cáo mới ra của sàn arabica Ice cho biết lượng hợp đồng bán khống của sàn này vẫn treo mức cao 21.920 hợp đồng, tương đương với 372.837 tấn hay 6.213.955 bao. Với sàn robusta Liffe London, giá cũng đã đổ liên tục từ tháng 3 đến nay, từ mức chừng 2.200 đô la/tấn mấy hôm rày chỉ còn dưới 1.850 đô la/tấn. Giá robusta London thực sự giảm khi đầu cơ tài chính quyết định buông “cược”, bán ra dần 360.000 tấn hợp đồng đã mua khống, đã được xây lên đỉnh cao vào tháng 3-2013. Đến thứ Ba tuần trước 28-5, họ đã thực sự “phản kèo”, từ vị thế mua ròng (long position) lớn sang bán ròng (short position) được 20.290 tấn. Giá robusta giảm tiếp trong tuần qua nói cho thị trường biết rằng đầu cơ tài chính đang tiếp tục bán khống trên sàn kỳ hạn robusta. Đó là lý do chính tại sao giá rớt từ mấy tháng nay.
Xuất khẩu cà phê các nước tăng
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang giảm dần trong những tháng gần đây, chừng quanh mức 100-110 ngàn tấn/tháng. Xuất khẩu giảm do người còn hàng trong tay chưa bằng lòng với giá hiện tại. Theo ức đoán, giá nội địa phải ở mức 44-45 ngàn đồng/kg mới mong cà phê ra mạnh hơn, tức giá trên sàn phải cỡ chừng 2.100-2.200 đô la/tấn.
Ngược lại, số liệu cập nhật xuất khẩu từ các nước khác tại các tháng gần đây đang cao dần.
Báo cáo thường kỳ của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO – International Coffee Organization) nói rằng tổng lượng xuất khẩu cà phê thế giới tính trong 7 tháng đầu niên vụ từ 1-10-2012 đến 30-4-2013 đạt 65,98 triệu bao (60 kg/bao), tăng 7,1% so với cùng kỳ cách đấy 1 năm. Riêng trong tháng 4-2013, tháng báo cáo, thế giới đã xuất 9,6 triệu bao, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính theo lũy kế 12 tháng tính đến hết tháng 4-2013, thế giới xuất khẩu được 68,21 triệu bao arabica và 45,64 triệu bao robusta, tương ứng với tăng 4,9% và 18,9% so với cách đấy 1 năm.
Tuy Brazil đang trong thời kỳ “giáp hạt”, xuất khẩu tháng 4-2013 nước này vẫn tăng 5,1% so với tháng trước đó nhưng tăng 25,82% so với cùng kỳ năm ngoái, giữ vị trí số 1 thế giới. Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt Nam trong tháng giảm 21,4% so với tháng Ba chỉ đạt 1,65 triệu bao, giảm nhưng vẫn chiếm vị trí thứ 2.
Xuất khẩu cà phê Indonesia trong tháng 5-2013 tăng 141% đạt 22.588,86 tấn so với 9.355,30 tấn so với cùng kỳ cách đấy 12 tháng. Xuất khẩu lũy kế 8 tháng tính từ 1-10-2012 đến hết tháng 5-2013 đạt 165.382,27 tấn, tăng 186% so với cùng thời kỳ năm ngoái chỉ ở mức 57.870,33 tấn. Thống kê trước đó cho biết niên vụ 2011/12, xuất khẩu cà phê Indonesia tự nhiên giảm 46% chỉ được 136.008,68 tấn so với 2010-11 với 250.270,90 tấn.
Đơn vị chịu trách nhiệm thống kê xuất khẩu cà phê Brazil Cecafe ước rằng xuất khẩu cà phê tháng 5-2013 của nước này đạt 2,22 triệu bao, trong đó gồm 92,7% là arabica. Xuất khẩu robusta trong tháng chỉ đạt chừng 157.000 bao và xuất khẩu cà phê hòa tan qui ra cà phê hạt đạt 255.000 bao.
Giá cà phê tiếp tục lao dốc
Trong tuần, giá cà phê nhân tại các tỉnh Tây Nguyên đã chạm mức 40.000 đồng/kg, rồi bung nhanh lên lại. Song, tuy giá sàn kỳ hạn tiếp tục rơi sâu, giá nội địa vẫn cứng, không xuống. Hiện tượng này đã làm giá cà phê nội địa cao hơn giá sàn kỳ hạn đến 50-60 đô la/tấn. Mức này chỉ dành cho người “có gan”, mua trữ chờ giá cao kiếm lời; còn người kinh doanh chuyên nghiệp chỉ biết ngồi nhìn nhau.
Biểu đồ 2: Giá đóng cửa sàn robusta London trong tuần (tác giả tổng hợp) |
Sàn kỳ hạn robusta London tuần này giảm 45 đô la/tấn so với tuần trước, lũy kế 3 tuần liên tiếp mất 159 đô la/tấn. Giá đóng cửa tháng 7-2013 hôm qua 7-6 tức rạng sáng nay thứ Bảy 8-6 chốt mức 1.848 đô la/tấn. Trong khi đó, giá arabica trên sàn Ice New York chốt mức 126,95 cts/lb, tương đương với 2.799 đô la/tấn, giảm không đáng kể cách nay 1 tuần.
Riêng hôm qua, sàn robusta rớt 14 đô la/tấn, làm giá cà phê nhân xô nội địa sáng nay xuyên xuống khỏi mức 40.000 đồng để chỉ còn 39.900 đồng/kg, giảm 100 đồng so với tuần trước.
Nguyễn Quang Bình
- Cần cuộc cách mạng về tư duy của cán bộ thuế 07/04/2015
- Nhờ đâu giá cà phê thoát đáy đôi? 06/04/2015
- Người trồng mắc ca cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 03/04/2015
- Xuất khẩu cà phê: được giá nhưng mất lượng 28/03/2015
- Yếu tố thiếu bền vững nhất của ngành cà phê 23/03/2015
- Mất quá nhiều thứ trong nửa đầu vụ cà phê 2014/15 14/03/2015
- 8 doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan và 3 in 1 lớn nhất Việt Nam 12/03/2015
- Giá xăng tăng hơn 1.600 đồng 11/03/2015
- Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ tăng 300% từ ngày 1/5 10/03/2015
- Kinh doanh cà phê: Liệu có lường được rủi ro? 07/03/2015