Giá hàng hóa nguyên liệu lao dốc do nội tệ các nước xuất khẩu giảm
Các nhà đầu cơ tăng đặt cược giá hàng hóa giảm do nội tệ của các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới đang trên đà giảm mạnh.
Chỉ số giá hàng hóa của Dow Jones, theo dõi giá 22 loại hàng hóa nguyên liệu giảm 5,5% từ đầu năm đến nay và giảm 25% so với mức đỉnh tháng 5 năm ngoái.
Trong suốt tháng qua, đô la Australia, đô la Canada và đồng peso Chile giảm sâu so với USD do lo ngại Fed sẽ thu hẹp chương trình mua trái phiếu cuối năm nay. Việc Mỹ hạn chế cung tiền ra thị trường khiến đồng USD khan hiếm hơn, đẩy giá tăng so với các đồng tiền khác. Australia, Canada và Chile đều là những nước xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô lớn của thế giới.
Những đồng tiền này giữ được giá trị cao trong ít nhất 2 năm qua do tiềm lực xuất khẩu mạnh. Tuy nhiên một khi giá hàng hóa đã lao dốc đủ mạnh đủ lâu thì cán cân thương mại các nước xuất khẩu này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hôm qua, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế vừa dự báo tăng trưởng kinh tế Australia, nước xuất khẩu quặng sắt và than đá lớn nhất thế giới, sẽ giảm còn 2,6% trong năm nay từ mức 3,6% năm 2012. Brazil cũng mới thông báo thâm hụt thương mại 6,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nay, trong khi cũng kỳ năm ngoái thặng dư 3,3 tỷ USD.
Trước tình hình kinh tế yếu đi, ngân hàng trung ương Australia đầu tháng này đã phải hạ lãi suất cơ bản xuống thấp kỷ lục 2,75%. Đô la Australia giảm 7,4% trong tháng 5.
Theo Dân Việt/WSJ
Chỉ số giá hàng hóa của Dow Jones, theo dõi giá 22 loại hàng hóa nguyên liệu giảm 5,5% từ đầu năm đến nay và giảm 25% so với mức đỉnh tháng 5 năm ngoái.
Trong suốt tháng qua, đô la Australia, đô la Canada và đồng peso Chile giảm sâu so với USD do lo ngại Fed sẽ thu hẹp chương trình mua trái phiếu cuối năm nay. Việc Mỹ hạn chế cung tiền ra thị trường khiến đồng USD khan hiếm hơn, đẩy giá tăng so với các đồng tiền khác. Australia, Canada và Chile đều là những nước xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô lớn của thế giới.
Những đồng tiền này giữ được giá trị cao trong ít nhất 2 năm qua do tiềm lực xuất khẩu mạnh. Tuy nhiên một khi giá hàng hóa đã lao dốc đủ mạnh đủ lâu thì cán cân thương mại các nước xuất khẩu này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hôm qua, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế vừa dự báo tăng trưởng kinh tế Australia, nước xuất khẩu quặng sắt và than đá lớn nhất thế giới, sẽ giảm còn 2,6% trong năm nay từ mức 3,6% năm 2012. Brazil cũng mới thông báo thâm hụt thương mại 6,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nay, trong khi cũng kỳ năm ngoái thặng dư 3,3 tỷ USD.
Trước tình hình kinh tế yếu đi, ngân hàng trung ương Australia đầu tháng này đã phải hạ lãi suất cơ bản xuống thấp kỷ lục 2,75%. Đô la Australia giảm 7,4% trong tháng 5.
Theo Dân Việt/WSJ
- Giá dầu thô tăng mạnh nhất từ đầu năm nay 27/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 27-3: Hồi phục mạnh, dẫn đầu là dầu 27/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 26/3: cà phê đi ngang, đường giảm 27/03/2013
- Các nhà rang xay rời bỏ cà phê Việt Nam sau khi giá tăng vọt 26/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 26-3: Dầu tăng nhưng euro giảm gây áp lực lên các nguyên liệu khác 26/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 25/3: giá cà phê trên sàn ICE tăng 26/03/2013
- Nhu cầu nhập khẩu cà phê của Bắc Phi ngày càng cao 25/03/2013
- Giá dầu thô tăng do bớt lo ngại về tình hình Síp 23/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 22-3: Giảm do tin từ CH Síp, vàng tăng 23/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 22/3: cacao và cà phê tăng ngược với sự sụt giảm của các hàng hóa khác 23/03/2013