Chống thất thu thuế trong kinh doanh cà phê
Kết thúc niên vụ cà phê 2012-2013, Đắk Lắk có hàng chục doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp mua, bán cà phê nhân rồi sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk thu ngân sách được trên 1.149 tỷ đồng, đạt hơn 28% kế hoạch năm và bằng khoảng 81% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm tỉnh Đắk Lắk thu ngân sách đạt thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Đáng chú ý là không những nguồn thu từ giá trị gia tăng của các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trên địa bàn tỉnh đạt quá thấp mà còn bị các doanh nghiệp “ma” kinh doanh cà phê chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Theo báo cáo của ngành thuế, kết thúc niên vụ cà phê 2012-2013, trên địa bàn tỉnh có hàng chục doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản mới thành lập, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp mua, bán hàng trăm tấn cà phê nhân rồi sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Tại thị xã Buôn Hồ, chỉ trong thời gian ngắn có 15 doanh nghiệp chuyên kinh doanh cà phê, nông sản mới được thành lập. Ngay sau khi thành lập, các doanh nghiệp này đã tiến hành việc mua cao bán thấp trong cà phê nhân (mua cà phê với mức giá cao hơn giá giao dịch trên thị trường, sau đó bán lại cho các doanh nghiệp bằng, hoặc thấp hơn giá mua) sau đó nhanh chóng “mất tích” để vừa trốn thuế, vừa chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản trên địa bàn, nhất là kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá thu mua cà phê, xử lý nghiêm các hành vi tranh mua, tranh bán, mua cao, bán thấp, thành lập các doanh nghiệp trá hình. Tỉnh cũng kiểm tra, kiểm soát tốt hơn nữa các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản mới thành lập, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu, kê khai thuế... của từng doanh nghiệp nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Ngành thuế tỉnh cũng kiến nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư tạm dừng cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản đối với các chủ doanh nghiệp có hộ khẩu ở ngoài tỉnh; kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính chuyển các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế làm cho tất cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, không còn bị lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước...
Hiện nay, ngoài việc thực hiện các giải pháp tích cực chống thất thu thuế trong kinh doanh cà phê, nông sản, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tăng cường truy tìm các doanh nghiệp “mất tích” để truy thu thuế, xử lý theo pháp luật./.
Theo Quang Huy
Báo hải quan
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk thu ngân sách được trên 1.149 tỷ đồng, đạt hơn 28% kế hoạch năm và bằng khoảng 81% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm tỉnh Đắk Lắk thu ngân sách đạt thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Đáng chú ý là không những nguồn thu từ giá trị gia tăng của các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trên địa bàn tỉnh đạt quá thấp mà còn bị các doanh nghiệp “ma” kinh doanh cà phê chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Theo báo cáo của ngành thuế, kết thúc niên vụ cà phê 2012-2013, trên địa bàn tỉnh có hàng chục doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản mới thành lập, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp mua, bán hàng trăm tấn cà phê nhân rồi sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Tại thị xã Buôn Hồ, chỉ trong thời gian ngắn có 15 doanh nghiệp chuyên kinh doanh cà phê, nông sản mới được thành lập. Ngay sau khi thành lập, các doanh nghiệp này đã tiến hành việc mua cao bán thấp trong cà phê nhân (mua cà phê với mức giá cao hơn giá giao dịch trên thị trường, sau đó bán lại cho các doanh nghiệp bằng, hoặc thấp hơn giá mua) sau đó nhanh chóng “mất tích” để vừa trốn thuế, vừa chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản trên địa bàn, nhất là kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá thu mua cà phê, xử lý nghiêm các hành vi tranh mua, tranh bán, mua cao, bán thấp, thành lập các doanh nghiệp trá hình. Tỉnh cũng kiểm tra, kiểm soát tốt hơn nữa các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản mới thành lập, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu, kê khai thuế... của từng doanh nghiệp nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Ngành thuế tỉnh cũng kiến nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư tạm dừng cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản đối với các chủ doanh nghiệp có hộ khẩu ở ngoài tỉnh; kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính chuyển các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế làm cho tất cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, không còn bị lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước...
Hiện nay, ngoài việc thực hiện các giải pháp tích cực chống thất thu thuế trong kinh doanh cà phê, nông sản, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tăng cường truy tìm các doanh nghiệp “mất tích” để truy thu thuế, xử lý theo pháp luật./.
Theo Quang Huy
Báo hải quan
- Cần cuộc cách mạng về tư duy của cán bộ thuế 07/04/2015
- Nhờ đâu giá cà phê thoát đáy đôi? 06/04/2015
- Người trồng mắc ca cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 03/04/2015
- Xuất khẩu cà phê: được giá nhưng mất lượng 28/03/2015
- Yếu tố thiếu bền vững nhất của ngành cà phê 23/03/2015
- Mất quá nhiều thứ trong nửa đầu vụ cà phê 2014/15 14/03/2015
- 8 doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan và 3 in 1 lớn nhất Việt Nam 12/03/2015
- Giá xăng tăng hơn 1.600 đồng 11/03/2015
- Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ tăng 300% từ ngày 1/5 10/03/2015
- Kinh doanh cà phê: Liệu có lường được rủi ro? 07/03/2015