Xuất khẩu điều: Thiếu liên kết
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, gạo, tiêu vẫn giữ vững kim ngạch và sản lượng xuất khẩu thì hạt điều lại trồi sụt, nhất là về giá.
DN xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu điều gặp khó.
Doanh nghiệp chào giá thấp
Năm 2013, ngành điều Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 180.000 tấn điều nhân, đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD. Đến hết quý I/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 43 nghìn tấn, thu về 262 triệu USD, tăng 15,4% về lượng và 0,1% về kim ngạch; giá điều xuất khẩu bình quân của quý I đạt 6.079 USD/tấn, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu điều những tháng đầu năm không cao một phần do nhu cầu thị trường thế giới, nhưng phần nữa là do hạt điều Việt Nam bị ép giá. Các DN trong ngành điều đã phải nhập một phần lớn nguồn nguyên liệu từ nhiều quốc gia, trong đó có châu Phi.
Do giá điều nguyên liệu tại đây rẻ, khi nhập về nhiều DN trộn lẫn với điều Việt Nam để chế biến khiến chất lượng không đồng đều, bị đối tác ép giá. Đó là chưa kể chính các DN trong nước tự cạnh tranh lẫn nhau bằng cách chào giá thấp dẫn đến bị DN nhập khẩu ép giá.
Chào hàng giá thấp khiến DN giảm giá thu mua điều nhân đối với nông dân, chỉ ở mức 23.000-25.000 đồng/kg.
Với mức giá này, nông dân trồng điều chỉ lời 2.000-4.000 đồng/kg. Ông Võ Đình Tuyến - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước - chia sẻ: Là thủ phủ ngành điều cả nước nhưng người trồng điều vẫn không chủ động được đầu ra, luôn bị ép giá. Hoạt động của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vẫn còn thả nổi, mới chỉ vì DN chứ không vì người sản xuất.
Thiếu sự liên kết
Trước thực tế tồn tại của ngành điều, mỗi địa phương đều có cách làm và những kiến nghị cụ thể. Ông Phạm Minh Đạo - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai - cho biết: Địa phương đang xúc tiến thủ tục để thành lập Hội điều Đồng Nai nhằm góp phần tạo mối liên kết bền chặt trong việc trồng, thu mua, chế biến sản phẩm hạt điều.
Hội sẽ có sự tham gia của các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, DN sản xuất và người trồng điều. Ông Đạo chia sẻ thêm: Đồng Nai là địa phương được quy hoạch 50.000 ha trồng điều, đây sẽ là cây công nghiệp có thế mạnh của tỉnh.
Tuy nhiên, thời gian qua, việc trồng, quy hoạch cây điều cũng như thu mua, chế biến, sản xuất hạt điều đã gặp phải không ít rủi ro do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng và DN thu mua. Với mô hình này, Đồng Nai kỳ vọng sẽ tạo nên chuỗi: Sản xuất - thu mua - tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo lợi ích và gia tăng xuất khẩu cho mặt hàng chủ lực này.
Được biết, chỉ riêng Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) trong năm 2013 dự kiến dành khoản tiền 400-450 tỷ đồng để mua 20.000 tấn điều thô phục vụ xuất khẩu. Donafoods sẽ ký hợp đồng mua trực tiếp nguồn nguyên liệu tại các hợp tác xã, câu lạc bộ để giảm khâu trung gian nhằm mang lại lợi ích cao cho người trồng điều.
Đưa ra kiến nghị để giúp ngành điều phát triển ổn định, bền vững, ông Võ Đình Tuyến lại cho rằng: Thành lập Hiệp hội điều không phải là để các DN liên kết, ép giá người trồng. Vinacas cần tỏ rõ vai trò giúp người trồng điều có cơ chế đầu vào - ra ổn định.
Theo Thùy Linh
Báo công thương
DN xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu điều gặp khó.
Doanh nghiệp chào giá thấp
Năm 2013, ngành điều Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 180.000 tấn điều nhân, đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD. Đến hết quý I/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 43 nghìn tấn, thu về 262 triệu USD, tăng 15,4% về lượng và 0,1% về kim ngạch; giá điều xuất khẩu bình quân của quý I đạt 6.079 USD/tấn, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu điều những tháng đầu năm không cao một phần do nhu cầu thị trường thế giới, nhưng phần nữa là do hạt điều Việt Nam bị ép giá. Các DN trong ngành điều đã phải nhập một phần lớn nguồn nguyên liệu từ nhiều quốc gia, trong đó có châu Phi.
Do giá điều nguyên liệu tại đây rẻ, khi nhập về nhiều DN trộn lẫn với điều Việt Nam để chế biến khiến chất lượng không đồng đều, bị đối tác ép giá. Đó là chưa kể chính các DN trong nước tự cạnh tranh lẫn nhau bằng cách chào giá thấp dẫn đến bị DN nhập khẩu ép giá.
Chào hàng giá thấp khiến DN giảm giá thu mua điều nhân đối với nông dân, chỉ ở mức 23.000-25.000 đồng/kg.
Với mức giá này, nông dân trồng điều chỉ lời 2.000-4.000 đồng/kg. Ông Võ Đình Tuyến - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước - chia sẻ: Là thủ phủ ngành điều cả nước nhưng người trồng điều vẫn không chủ động được đầu ra, luôn bị ép giá. Hoạt động của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vẫn còn thả nổi, mới chỉ vì DN chứ không vì người sản xuất.
Thiếu sự liên kết
Trước thực tế tồn tại của ngành điều, mỗi địa phương đều có cách làm và những kiến nghị cụ thể. Ông Phạm Minh Đạo - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai - cho biết: Địa phương đang xúc tiến thủ tục để thành lập Hội điều Đồng Nai nhằm góp phần tạo mối liên kết bền chặt trong việc trồng, thu mua, chế biến sản phẩm hạt điều.
Hội sẽ có sự tham gia của các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, DN sản xuất và người trồng điều. Ông Đạo chia sẻ thêm: Đồng Nai là địa phương được quy hoạch 50.000 ha trồng điều, đây sẽ là cây công nghiệp có thế mạnh của tỉnh.
Tuy nhiên, thời gian qua, việc trồng, quy hoạch cây điều cũng như thu mua, chế biến, sản xuất hạt điều đã gặp phải không ít rủi ro do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng và DN thu mua. Với mô hình này, Đồng Nai kỳ vọng sẽ tạo nên chuỗi: Sản xuất - thu mua - tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo lợi ích và gia tăng xuất khẩu cho mặt hàng chủ lực này.
Được biết, chỉ riêng Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) trong năm 2013 dự kiến dành khoản tiền 400-450 tỷ đồng để mua 20.000 tấn điều thô phục vụ xuất khẩu. Donafoods sẽ ký hợp đồng mua trực tiếp nguồn nguyên liệu tại các hợp tác xã, câu lạc bộ để giảm khâu trung gian nhằm mang lại lợi ích cao cho người trồng điều.
Đưa ra kiến nghị để giúp ngành điều phát triển ổn định, bền vững, ông Võ Đình Tuyến lại cho rằng: Thành lập Hiệp hội điều không phải là để các DN liên kết, ép giá người trồng. Vinacas cần tỏ rõ vai trò giúp người trồng điều có cơ chế đầu vào - ra ổn định.
Ông Võ Đình Tuyến: Vinacas cần kiến nghị với chính phủ cơ chế hỗ trợ người dân như: Đầu tư, ứng trước cho người trồng điều. Mỗi năm nhà nước cần bao nhiêu điều nguyên liệu thì có thể thông qua các DN đặt hàng với nông dân, hợp đồng trước để bà con có thể đầu tư nâng cao sản lượng. Đến mùa thu hoạch phải chủ động bao tiêu, thu mua cho nông dân”. |
Theo Thùy Linh
Báo công thương
- Cần cuộc cách mạng về tư duy của cán bộ thuế 07/04/2015
- Nhờ đâu giá cà phê thoát đáy đôi? 06/04/2015
- Người trồng mắc ca cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 03/04/2015
- Xuất khẩu cà phê: được giá nhưng mất lượng 28/03/2015
- Yếu tố thiếu bền vững nhất của ngành cà phê 23/03/2015
- Mất quá nhiều thứ trong nửa đầu vụ cà phê 2014/15 14/03/2015
- 8 doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan và 3 in 1 lớn nhất Việt Nam 12/03/2015
- Giá xăng tăng hơn 1.600 đồng 11/03/2015
- Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ tăng 300% từ ngày 1/5 10/03/2015
- Kinh doanh cà phê: Liệu có lường được rủi ro? 07/03/2015