Chật vật xuất khẩu nông - thủy sản
Nhiều năm qua, các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta luôn tăng về lượng xuất khẩu nhưng giá thì theo chiều hướng ngược lại
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu thống kê mới nhất về tình hình xuất nhập khẩu cả nước trong 4 tháng đầu năm. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đạt 79 tỉ USD, riêng xuất khẩu đạt 39,14 tỉ USD, tăng 16%; nhập khẩu 39,86 tỉ USD, tăng 17%. Cán cân thương mại cả nước đã chuyển từ thặng dư trong mấy tháng đầu năm sang thâm hụt với mức nhập siêu 723 triệu USD.
Dù kim ngạch xuất khẩu cả nước vẫn tăng khá nhưng nhóm hàng nông - thủy sản đang có sự sụt giảm cả về giá, lượng. Cụ thể, hàng thủy sản hết tháng 4 đạt 1,73 tỉ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước; tại các thị trường chủ lực như Liên hiệp châu Âu, Nhật Bản, kim ngạch đều giảm mạnh. Lượng xuất khẩu cà phê 4 tháng là 588.000 tấn, trị giá 1,26 tỉ USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ. Đây là mặt hàng nông sản giảm mạnh nhất trong tháng 4-2013 với mức giảm 203 triệu USD. Đối với gạo, dù lượng xuất khẩu cả nước tăng nhẹ nhưng do giá giảm mạnh trong tháng 4 nên kim ngạch giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái…
Theo bà Phan Thị Diệu Hà, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, do giá cả hàng hóa thế giới đang trong xu hướng giảm khiến nhóm hàng nông - thủy sản giảm khoảng 129 triệu USD. Từ nhiều năm qua, các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta luôn tăng về xuất khẩu nhưng giá lại theo chiều hướng ngược lại, trong khi mọi chi phí đầu vào đều tăng gây khó khăn cho người sản xuất, nông dân.
PGS-TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do khâu sản xuất thiếu sự liên kết. Với một mặt hàng, mỗi nơi làm một kiểu làm cho thành phẩm không theo chuẩn thống nhất, chất lượng không đồng đều nên khó xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, các cơ quan quản lý, hiệp hội chỉ mới “khuyến cáo, khuyến khích”, còn làm thế nào thì... tùy nông dân!
Thời gian tới, xuất khẩu sẽ còn nhiều thách thức khi giá một số mặt hàng chủ lực là gạo, thủy sản giảm mạnh. Ngoài những rào cản thương mại và yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe hơn từ các nước nhập khẩu, việc thiếu ổn định nguồn nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm... sẽ khiến nông - thủy sản Việt Nam khó thoát được cảnh chật vật.
Theo Thái Phương
Người lao động
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu thống kê mới nhất về tình hình xuất nhập khẩu cả nước trong 4 tháng đầu năm. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đạt 79 tỉ USD, riêng xuất khẩu đạt 39,14 tỉ USD, tăng 16%; nhập khẩu 39,86 tỉ USD, tăng 17%. Cán cân thương mại cả nước đã chuyển từ thặng dư trong mấy tháng đầu năm sang thâm hụt với mức nhập siêu 723 triệu USD.
Dù kim ngạch xuất khẩu cả nước vẫn tăng khá nhưng nhóm hàng nông - thủy sản đang có sự sụt giảm cả về giá, lượng. Cụ thể, hàng thủy sản hết tháng 4 đạt 1,73 tỉ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước; tại các thị trường chủ lực như Liên hiệp châu Âu, Nhật Bản, kim ngạch đều giảm mạnh. Lượng xuất khẩu cà phê 4 tháng là 588.000 tấn, trị giá 1,26 tỉ USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ. Đây là mặt hàng nông sản giảm mạnh nhất trong tháng 4-2013 với mức giảm 203 triệu USD. Đối với gạo, dù lượng xuất khẩu cả nước tăng nhẹ nhưng do giá giảm mạnh trong tháng 4 nên kim ngạch giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái…
Theo bà Phan Thị Diệu Hà, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, do giá cả hàng hóa thế giới đang trong xu hướng giảm khiến nhóm hàng nông - thủy sản giảm khoảng 129 triệu USD. Từ nhiều năm qua, các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta luôn tăng về xuất khẩu nhưng giá lại theo chiều hướng ngược lại, trong khi mọi chi phí đầu vào đều tăng gây khó khăn cho người sản xuất, nông dân.
PGS-TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do khâu sản xuất thiếu sự liên kết. Với một mặt hàng, mỗi nơi làm một kiểu làm cho thành phẩm không theo chuẩn thống nhất, chất lượng không đồng đều nên khó xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, các cơ quan quản lý, hiệp hội chỉ mới “khuyến cáo, khuyến khích”, còn làm thế nào thì... tùy nông dân!
Thời gian tới, xuất khẩu sẽ còn nhiều thách thức khi giá một số mặt hàng chủ lực là gạo, thủy sản giảm mạnh. Ngoài những rào cản thương mại và yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe hơn từ các nước nhập khẩu, việc thiếu ổn định nguồn nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm... sẽ khiến nông - thủy sản Việt Nam khó thoát được cảnh chật vật.
Theo Thái Phương
Người lao động
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 03/10/2015 05/10/2015
- Giá xăng dầu 28/03/2015
- E5 giảm 320 đồng, giá xăng khác giữ nguyên 06/02/2015
- Giá nông sản tại Việt Nam tuần 27-31/10/2014 03/11/2014
- Giá xăng dầu giảm tiếp từ 30-160 đ/lít 10/09/2014
- Xuất khẩu tiêu sang Mỹ tăng hơn 25% về khối lượng 25/08/2014
- Cà phê: nếu được mùa có nên lo mất giá? 27/07/2014
- Hỗ trợ vay vốn mua máy móc thiết bị 24/07/2014
- Hạt Điều VN 22/07/2014
- Giá vàng và giá Đô la 08/07/2014