Thị trường cà phê: Bài ca lạc bè
(TBKTSG Online) - Trên thị trường thế giới, trong khi giá arabica rớt mạnh thì giá robusta rất vững. Một mặt, rang xay và đầu cơ đang ủng hộ hạt robusta, mặt khác không như arabica mức nào cũng bán, áp lực bán robusta từ các nước xuất khẩu chính rất điềm đạm.
Giá hai sàn đi hai hướng
Tin không lành xuất phát từ ba nước kinh tế đầu tàu của khối sử dụng đồng tiền chung euro (eurozone): tổng kết quí 1 năm 2013, Đức đình trệ, Pháp chính thức rơi vào suy thoái và Ý tăng trưởng âm, đây là quý thứ 7 liên tiếp nước này có chỉ số tăng trưởng giảm.
Thế là đồng đô la Mỹ được nước, tăng cực mạnh trong tuần qua. Nếu như chỉ số đô la Mỹ ngày thứ Ba 14-5 vẫn còn giao dịch quanh mức 83 điểm thì hôm qua thứ Sáu lên quanh mức 84,5 điểm. Do đồng đô la có giá hơn, giá trị hàng hóa trở nên mắc hơn, nên thường người còn giữ các hợp đồng hàng hóa ở vị thế mua phải bán bớt nếu muốn tiếp tục giữ vị thế mua ròng. Với áp lực đồng đô la mạnh so với euro và các đồng tiền khác, giá nhiều sàn hàng hóa giảm mạnh như vàng đóng cửa cuối tuần chỉ còn quanh 1.365 đô la Mỹ/ounce, dầu thô vào giữa tuần chỉ còn quanh mức 92,5 đô la/thùng, so với đầu tuần là 94,5 đô la (xin xem biểu đồ 1: đường màu đỏ biểu thị chỉ số đồng đô la Mỹ, đường màu đen giá rổ hàng hóa CRB).
Giá sàn arabica chịu chung số phận, giảm bốn ngày liên tiếp dù công bố sản lượng arabica của Brazil khá có lợi nhưng cũng vẫn không cứu được giá của sàn này.
Đóng cửa phiên cuối tuần 17-5, giá arabica New York chốt mức 136,90 cts/lb, cả tuần giảm 7,55 cts/lb hay chừng 166 đô la/tấn.
Trong khi đó, giá robusta trên sàn London phiên cuối tuần 17-5 tức rạng sáng thứ Bảy 18-5 đóng mức 2.037 đô la/tấn, tăng 6 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 2). Giá robusta tuy không tăng mạnh nhưng đứng trước phong ba, giá sàn này vẫn vững là quá tốt rồi. Một mặt, giá nội địa tại các nước xuất khẩu chính là Việt Nam và Indonesia được giữ vững, thậm chí còn tăng, loại 2,5% đen vỡ được chào với mức cộng 40-50 đô la/tấn FOB so với giá niêm yết sàn robusta Liffe NYSE London, giá cấp loại tương tự của Indonesia cũng tăng lên mức cộng 80-100 đô la/tấn trên giá niêm yết.
Khả năng nhận hàng trễ từ Indonesia đang được nhà nhập khẩu nóng ruột đếm từng ngày. Nhờ vậy, giá khắp nơi đều vững.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô sáng 18-5 ở mức 43.300-43.500 đồng/kg, bằng hay cao hơn cuối tuần trước 200 đồng/kg.
Xuất khẩu giảm nhưng lượng vẫn cao
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ước rằng xuất khẩu cà phê của nước ta trong tháng 4-2013 đạt kim ngạch 243,36 triệu đô la Mỹ với 110.818 tấn, giảm 29,8% về lượng và 31,2% về giá trị so với tháng 3-2013. Như vậy, tổng lượng xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm 2013 đạt 587.997 tấn, tính bình quân 147.000 tấn/tháng. Xuất khẩu lũy kế trong 7 tháng đầu niên vụ 2012-13 tính từ 1-10-2012 đến hết 30-4-2013 đạt 974.751 tấn hay bình quân chừng 139 ngàn tấn/tháng.
Một số chuyên gia cho rằng nhờ giá robusta “mềm” hơn arabica, trong mấy năm qua, các hãng rang xay sử dụng càng lúc càng nhiều robusta để sản xuất cà phê hòa tan, một thức uống bình dân vừa túi tiền của nhiều người. Nhờ vậy, lượng bình quân tiêu thụ robusta có xuất xứ từ Việt Nam đã tăng từ 125 ngàn tấn/tháng lên chừng 130-135 ngàn tấn/tháng. Cũng theo nhận định của một chuyên gia tại TP. Hồ Chí Minh, nếu quanh mức 140 ngàn tấn/tháng, lượng này còn có thể chấp nhận, còn nếu trên mức này, lượng thừa ắt sẽ được chuyển vào các kho dự trữ để đấu giá trên sàn hàng hóa Liffe NYSE hay sử dụng sau này.
Brazil vẫn được mùa?
Bộ phận cung cấp thông tin và dự báo nông sản thuộc chính phủ Brazil (Conab) công bố ước báo sản lượng niên vụ 2013-14 của Brazil chừng 48,6 triệu bao (60 kg/bao), gồm 36,4 triệu bao arabica và 12,2 triệu bao robusta. Ước báo này hoàn toàn nằm trong dự kiến của cơ quan này trước đây. Bấy giờ, họ ước trong khoảng từ 47-50,2 triệu bao.
Tại Brazil, cây cà phê arabica có chu kỳ sau một năm được mùa là đến một năm mất mùa. Brazil đang vào vụ “mất”. Bình thường, nếu so sánh với vụ được, bình quân vụ mất giảm chừng từ 10-18%. Song, theo nhiều người có kinh nghiệm, vụ mất tới đây chỉ giảm dưới 5% so với vụ trước. Trong khi đó, đối với giới kinh doanh chuyên nghiệp, ước báo của Conab thường ít hơn thực tế chừng từ 6-10% và thị trường hiểu và kinh doanh trên cơ sở con số cộng thêm ấy. Tính theo ước báo của Conab, sản lượng để “làm giá” ước từ 51,7-54 triệu bao, ngang bằng với thăm dò của Reuters trước đây, trên 52 triệu bao. Nên, vừa khi Conab công bố sản lượng, thị trường ít quan tâm lắm và giá sàn arabica cứ giảm một cách tự nhiên như không có gì xảy ra.
Tồn kho lại tăng
Báo cáo định kỳ ra ngày 15 hàng tháng của Hiệp hội Cà phê Hạt của Mỹ (Green Coffee Association – GCA) nói rằng tổng tồn kho cà phê tại Mỹ tính đến hết tháng 4-2013 đạt 4.867.677 bao (60 kg/bao) tức 292.061 tấn, tăng 90.759 bao. Thường thường, tháng 4 hàng năm là tháng có lượng tồn kho tăng yếu nhất, trung bình khoảng chục năm nay chỉ 8.338 bao/tháng. Số liệu tồn kho của các khối nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới là Châu Âu, Mỹ và Nhật có ảnh hưởng nhất định thị trường cà phê thế giới.
Báo cáo ra 2 tuần 1 lần của sàn robusta Liffe NYSE London cho biết rằng tồn kho thuần robusta trong kỳ đến ngày 13-5 tăng 1.170 tấn, nâng tổng số tồn kho thuần robusta được sàn này cấp giấy chứng nhận chất lượng (certs) lên 127.270 tấn, tức chừng 2,12 triệu bao (xin xem biểu đồ 3).
Trong khi đó, tính đến hết ngày 17-5, lượng tồn kho thuần arabica của sàn Ice New York đạt 2.744.562 bao tức gần 165.000 tấn, trong đó ước chừng 2/3 của số này nằm tại các kho cảng châu Âu, số còn lại ở tại Bắc Mỹ.
Nguyễn Quang Bình
Giá hai sàn đi hai hướng
Tin không lành xuất phát từ ba nước kinh tế đầu tàu của khối sử dụng đồng tiền chung euro (eurozone): tổng kết quí 1 năm 2013, Đức đình trệ, Pháp chính thức rơi vào suy thoái và Ý tăng trưởng âm, đây là quý thứ 7 liên tiếp nước này có chỉ số tăng trưởng giảm.
Biểu đồ 1: Chỉ số rổ hàng hóa CRB (đen) giảm đối với chỉ số đồng đô la USDX (đỏ) tăng (nguồn: ABN Amro) |
Thế là đồng đô la Mỹ được nước, tăng cực mạnh trong tuần qua. Nếu như chỉ số đô la Mỹ ngày thứ Ba 14-5 vẫn còn giao dịch quanh mức 83 điểm thì hôm qua thứ Sáu lên quanh mức 84,5 điểm. Do đồng đô la có giá hơn, giá trị hàng hóa trở nên mắc hơn, nên thường người còn giữ các hợp đồng hàng hóa ở vị thế mua phải bán bớt nếu muốn tiếp tục giữ vị thế mua ròng. Với áp lực đồng đô la mạnh so với euro và các đồng tiền khác, giá nhiều sàn hàng hóa giảm mạnh như vàng đóng cửa cuối tuần chỉ còn quanh 1.365 đô la Mỹ/ounce, dầu thô vào giữa tuần chỉ còn quanh mức 92,5 đô la/thùng, so với đầu tuần là 94,5 đô la (xin xem biểu đồ 1: đường màu đỏ biểu thị chỉ số đồng đô la Mỹ, đường màu đen giá rổ hàng hóa CRB).
Biểu đồ 2: Giá đóng cửa sàn robusta Liffe NYSE tuần qua (tác giả tổng hợp) |
Giá sàn arabica chịu chung số phận, giảm bốn ngày liên tiếp dù công bố sản lượng arabica của Brazil khá có lợi nhưng cũng vẫn không cứu được giá của sàn này.
Đóng cửa phiên cuối tuần 17-5, giá arabica New York chốt mức 136,90 cts/lb, cả tuần giảm 7,55 cts/lb hay chừng 166 đô la/tấn.
Trong khi đó, giá robusta trên sàn London phiên cuối tuần 17-5 tức rạng sáng thứ Bảy 18-5 đóng mức 2.037 đô la/tấn, tăng 6 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 2). Giá robusta tuy không tăng mạnh nhưng đứng trước phong ba, giá sàn này vẫn vững là quá tốt rồi. Một mặt, giá nội địa tại các nước xuất khẩu chính là Việt Nam và Indonesia được giữ vững, thậm chí còn tăng, loại 2,5% đen vỡ được chào với mức cộng 40-50 đô la/tấn FOB so với giá niêm yết sàn robusta Liffe NYSE London, giá cấp loại tương tự của Indonesia cũng tăng lên mức cộng 80-100 đô la/tấn trên giá niêm yết.
Khả năng nhận hàng trễ từ Indonesia đang được nhà nhập khẩu nóng ruột đếm từng ngày. Nhờ vậy, giá khắp nơi đều vững.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô sáng 18-5 ở mức 43.300-43.500 đồng/kg, bằng hay cao hơn cuối tuần trước 200 đồng/kg.
Xuất khẩu giảm nhưng lượng vẫn cao
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ước rằng xuất khẩu cà phê của nước ta trong tháng 4-2013 đạt kim ngạch 243,36 triệu đô la Mỹ với 110.818 tấn, giảm 29,8% về lượng và 31,2% về giá trị so với tháng 3-2013. Như vậy, tổng lượng xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm 2013 đạt 587.997 tấn, tính bình quân 147.000 tấn/tháng. Xuất khẩu lũy kế trong 7 tháng đầu niên vụ 2012-13 tính từ 1-10-2012 đến hết 30-4-2013 đạt 974.751 tấn hay bình quân chừng 139 ngàn tấn/tháng.
Một số chuyên gia cho rằng nhờ giá robusta “mềm” hơn arabica, trong mấy năm qua, các hãng rang xay sử dụng càng lúc càng nhiều robusta để sản xuất cà phê hòa tan, một thức uống bình dân vừa túi tiền của nhiều người. Nhờ vậy, lượng bình quân tiêu thụ robusta có xuất xứ từ Việt Nam đã tăng từ 125 ngàn tấn/tháng lên chừng 130-135 ngàn tấn/tháng. Cũng theo nhận định của một chuyên gia tại TP. Hồ Chí Minh, nếu quanh mức 140 ngàn tấn/tháng, lượng này còn có thể chấp nhận, còn nếu trên mức này, lượng thừa ắt sẽ được chuyển vào các kho dự trữ để đấu giá trên sàn hàng hóa Liffe NYSE hay sử dụng sau này.
Brazil vẫn được mùa?
Bộ phận cung cấp thông tin và dự báo nông sản thuộc chính phủ Brazil (Conab) công bố ước báo sản lượng niên vụ 2013-14 của Brazil chừng 48,6 triệu bao (60 kg/bao), gồm 36,4 triệu bao arabica và 12,2 triệu bao robusta. Ước báo này hoàn toàn nằm trong dự kiến của cơ quan này trước đây. Bấy giờ, họ ước trong khoảng từ 47-50,2 triệu bao.
Tại Brazil, cây cà phê arabica có chu kỳ sau một năm được mùa là đến một năm mất mùa. Brazil đang vào vụ “mất”. Bình thường, nếu so sánh với vụ được, bình quân vụ mất giảm chừng từ 10-18%. Song, theo nhiều người có kinh nghiệm, vụ mất tới đây chỉ giảm dưới 5% so với vụ trước. Trong khi đó, đối với giới kinh doanh chuyên nghiệp, ước báo của Conab thường ít hơn thực tế chừng từ 6-10% và thị trường hiểu và kinh doanh trên cơ sở con số cộng thêm ấy. Tính theo ước báo của Conab, sản lượng để “làm giá” ước từ 51,7-54 triệu bao, ngang bằng với thăm dò của Reuters trước đây, trên 52 triệu bao. Nên, vừa khi Conab công bố sản lượng, thị trường ít quan tâm lắm và giá sàn arabica cứ giảm một cách tự nhiên như không có gì xảy ra.
Tồn kho lại tăng
Báo cáo định kỳ ra ngày 15 hàng tháng của Hiệp hội Cà phê Hạt của Mỹ (Green Coffee Association – GCA) nói rằng tổng tồn kho cà phê tại Mỹ tính đến hết tháng 4-2013 đạt 4.867.677 bao (60 kg/bao) tức 292.061 tấn, tăng 90.759 bao. Thường thường, tháng 4 hàng năm là tháng có lượng tồn kho tăng yếu nhất, trung bình khoảng chục năm nay chỉ 8.338 bao/tháng. Số liệu tồn kho của các khối nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới là Châu Âu, Mỹ và Nhật có ảnh hưởng nhất định thị trường cà phê thế giới.
Biểu đồ 3: Tồn kho thuần robusta ‘certs’ tăng (tác giả tổng hợp) |
Báo cáo ra 2 tuần 1 lần của sàn robusta Liffe NYSE London cho biết rằng tồn kho thuần robusta trong kỳ đến ngày 13-5 tăng 1.170 tấn, nâng tổng số tồn kho thuần robusta được sàn này cấp giấy chứng nhận chất lượng (certs) lên 127.270 tấn, tức chừng 2,12 triệu bao (xin xem biểu đồ 3).
Trong khi đó, tính đến hết ngày 17-5, lượng tồn kho thuần arabica của sàn Ice New York đạt 2.744.562 bao tức gần 165.000 tấn, trong đó ước chừng 2/3 của số này nằm tại các kho cảng châu Âu, số còn lại ở tại Bắc Mỹ.
Nguyễn Quang Bình
- Hàng hóa thế giới tuần 1-7/4: Dầu thất 8 tháng, CRB mất nhiều nhất kể từ T10 08/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 5/4: đường tăng sau khi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 08/04/2013
- Đặt cược giá hàng hóa lên giảm mạnh nhất 2 tháng 06/04/2013
- Giá dầu có tuần giảm mạnh nhất 6 tháng 06/04/2013
- Xuất khẩu cà phê Ấn Độ giảm 10% vụ 2012-2013 06/04/2013
- Hàng hóa thế giới sán 5-4: Tiếp tục giảm sau số liệu xin thất nghiệp tăng ở Mỹ 05/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 4/4: đường giảm dưới mức đáy hai năm rưỡi 04/04/2013
- Xuất khẩu cà phê thế giới tháng 2 giảm trên 11% 04/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 4-4: Giảm sâu bởi số liệu yếu kém từ Mỹ 04/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 3/4: đường giảm xuống đáy hai năm rưỡi, cà phê cũng giảm 04/04/2013