Hàng hóa thế giới sáng 17/5: Hầu hết giảm, số liệu kinh tế Mỹ yếu gây lo ngại về cầu
· Vàng giảm phiên thứ 6, lần đầu tiên giảm dài trong vòng 4 năm
· Dầu tăng do USD giảm dù số liệu kinh tế Mỹ yếu
· Hạn hán Mỹ giảm, có thể quá muộn để trồng lúa mì
(VINANET) – Giá hầu hết các loại hàng hóa giảm trong phiên giao dịch 16/5 (kết thúc vào rạng sáng 17/5 giờ VN) sau số liệu kinh tế Mỹ gây lo ngại nhu cầu giảm sút. Vàng giảm vì các nhà đầu tư chuyển sang chứng khoán – địa điểm đầu tư đem lại lợi nhuận vượt trội so với vàng tron
Dầu thô Brent tăng bởi USD giảm, nhưng chủ yếu vẫn bởi thị trường chứng khoán Mỹ ở mức cao gần kỷ lục. Các nhà đầu tư gia tăng lo ngại khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng.
Các thị trường chứng khoán hầu hết vững giá, và USD giảm so với euro sau báo cáo về hoạt động xây dựng, lao động và điều kiện kinh doanh từng khu vực của Mỹ.
Hoạt động sản xuất nhà máy tháng 5 giảm ở khu vực trung Đại Tây Dương, số lượng nhà mới xây trong tháng 4 giảm, và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua tăng.
Với hầu hết thị trường hàng hóa giảm giá, chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,10% trong phiên vừa qua, sau hai phiên giảm khoảng nửa phần trăm trước đó.
Vàng giảm, dầu tăng
Vàng giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần mặc dù triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ - điều đã từng là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư mua vàng đẩy giá lên cao kỷ lục trong năm 2011. Lần đầu tiên trong vòng 4 năm, vàng giảm giá 6 phiên liên tiếp.
Việc giá giảm gần đây là bởi các nhà đầu tư không còn mặn mà với vàng như trước nữa, mà chuyển sang mua các tài sản khác như chứng khoán. Vàng giao ngay giảm 9,6 USD hay 0,69% xuống 1.386,60 USD. Đầu phiên có lúc giá giảm 2,5% xuống chỉ 1.390,24, thấp nhất kể từ 19/4.
Dầu tăng, song dầu Brent vẫn dưới 104 USD bởi số liệu kinh tế kém lạc quan của Mỹ gây lo ngại về triển vọng nhu cầu. Dầu brent tăng 9 US cent lên 103,77 USD/thùng, còn dầu Mỹ tăng 53 US cent lên 94,83 USD.
Nhà phân tích kỹ thuật Brian LaRose thuộc United-ICAP ở Jersey City nhận định dầu thô Brent cần tăng lên trên 105,25 USD/thùng và dầu Mỹ cần vượt 96,65 USD để tạo xung lượng mới thu hút các nhà đầu tư.
Hạn hán ở Mỹ giảm dần
Giá ngô kỳ hạn tại Mỹ giảm 1% do hoạt động bán kiếm lời bởi lạc quan về tiến độ gieo trồng và triển vọng vụ mới, trong ki đậu tương tăng bởi nguồn cung ở Mỹ khan hiếm.
Lúa mì cũng giảm do hoạt động bán kỹ thuật và vụ thu hoạch mới đang đến gần, với hợp đồng giao tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần.
Những khu vực bị hạn hán tiếp tục có diện tích gieo trồng thấp, tập trung vào khu Trung tây nước Mỹ. Mặc dù đã có mứa, song qus muộn để gieo trồng, khi mà một số nơi khác thậm chí đã chuẩn bị thu hoạch.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters)
Dầu thô Brent tăng bởi USD giảm, nhưng chủ yếu vẫn bởi thị trường chứng khoán Mỹ ở mức cao gần kỷ lục. Các nhà đầu tư gia tăng lo ngại khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng.
Các thị trường chứng khoán hầu hết vững giá, và USD giảm so với euro sau báo cáo về hoạt động xây dựng, lao động và điều kiện kinh doanh từng khu vực của Mỹ.
Hoạt động sản xuất nhà máy tháng 5 giảm ở khu vực trung Đại Tây Dương, số lượng nhà mới xây trong tháng 4 giảm, và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua tăng.
Với hầu hết thị trường hàng hóa giảm giá, chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,10% trong phiên vừa qua, sau hai phiên giảm khoảng nửa phần trăm trước đó.
Vàng giảm, dầu tăng
Vàng giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần mặc dù triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ - điều đã từng là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư mua vàng đẩy giá lên cao kỷ lục trong năm 2011. Lần đầu tiên trong vòng 4 năm, vàng giảm giá 6 phiên liên tiếp.
Việc giá giảm gần đây là bởi các nhà đầu tư không còn mặn mà với vàng như trước nữa, mà chuyển sang mua các tài sản khác như chứng khoán. Vàng giao ngay giảm 9,6 USD hay 0,69% xuống 1.386,60 USD. Đầu phiên có lúc giá giảm 2,5% xuống chỉ 1.390,24, thấp nhất kể từ 19/4.
Dầu tăng, song dầu Brent vẫn dưới 104 USD bởi số liệu kinh tế kém lạc quan của Mỹ gây lo ngại về triển vọng nhu cầu. Dầu brent tăng 9 US cent lên 103,77 USD/thùng, còn dầu Mỹ tăng 53 US cent lên 94,83 USD.
Nhà phân tích kỹ thuật Brian LaRose thuộc United-ICAP ở Jersey City nhận định dầu thô Brent cần tăng lên trên 105,25 USD/thùng và dầu Mỹ cần vượt 96,65 USD để tạo xung lượng mới thu hút các nhà đầu tư.
Hạn hán ở Mỹ giảm dần
Giá ngô kỳ hạn tại Mỹ giảm 1% do hoạt động bán kiếm lời bởi lạc quan về tiến độ gieo trồng và triển vọng vụ mới, trong ki đậu tương tăng bởi nguồn cung ở Mỹ khan hiếm.
Lúa mì cũng giảm do hoạt động bán kỹ thuật và vụ thu hoạch mới đang đến gần, với hợp đồng giao tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần.
Những khu vực bị hạn hán tiếp tục có diện tích gieo trồng thấp, tập trung vào khu Trung tây nước Mỹ. Mặc dù đã có mứa, song qus muộn để gieo trồng, khi mà một số nơi khác thậm chí đã chuẩn bị thu hoạch.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/-(%) |
So với đầu năm (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
95,19 |
0,89 |
0,9% |
3,7% |
Dầu thô Brent |
USD/thùng |
103,93 |
0,25 |
0,2% |
-6,5% |
Khí thiên nhiên |
USD/gallon |
3,938 |
-0,132 |
-3,2% |
17,5% |
Vàng giao ngay |
USD/ounce |
1386,70 |
-9,50 |
-0,7% |
-17,3% |
Vàng kỳ hạn |
USD/ounce |
1387,89 |
-4,40 |
-0,3% |
-17,1% |
Đồng Mỹ |
US cent/lb |
329,70 |
3,20 |
1,0% |
-9,7% |
Đồng LME |
USD/tấn |
7263,75 |
65,75 |
0,9% |
-8,4% |
Dollar |
|
83,600 |
-0,230 |
-0,3% |
8,9% |
Ngô Mỹ |
US cent/bushel |
641,75 |
-9,00 |
-1,4% |
-8,1% |
Đậu tương Mỹ |
US cent/bushel |
1428,50 |
15,75 |
1,1% |
0,7% |
Lúa mì Mỹ |
US cent/bushel |
688,50 |
-5,25 |
-0,8% |
-11,5% |
Cà phê arabica |
US cent/lb |
140,25 |
-0,30 |
-0,2% |
-2,5% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2299,00 |
-45,00 |
-1,9% |
2,8% |
Đường thô |
US cent/lb |
16,83 |
-0,12 |
-0,7% |
-13,7% |
Bạc Mỹ |
USD/ounce |
22,695 |
0,037 |
0,2% |
-24,9% |
Bạch kim Mỹ |
USD/ounce |
1484,00 |
-6,70 |
-0,5% |
-3,6% |
Palladium Mỹ |
USD/ounce |
740,05 |
11,00 |
1,5% |
5,2% |
(T.H – Reuters)
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 29/3: đường gần mức thấp hai năm rưỡi do áp lực nguồn cung từ Brazil 30/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 29-3: Bông, khí gas tăng mạnh nhất trong quý 1, ngũ cốc giảm 30/03/2013
- Giá dầu có đợt tăng dài nhất từ đầu năm 29/03/2013
- Nông dân trồng cà phê Brazin cho biết chính phủ sẽ gia hạn khoản vay 29/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 28/3: đường tăng do hỗ trợ kỹ thuật gần mức thấp hai năm rưỡi 29/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 28-3: Đồng loạt tăng giá 28/03/2013
- Nhu cầu dầu thế giới có thể đạt đỉnh vào cuối thập kỷ 28/03/2013
- Các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ lạc quan về nhu cầu robusta cao 28/03/2013
- Giá hạt tiêu giảm do cung tăng 28/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 27/3: đường thô giảm gần mức thấp hai năm rưỡi 27/03/2013