Đặt cược giá hàng hóa lên tuần thứ 2 liên tiếp
Tuy nhiên, riêng với giá vàng, các quỹ tăng đặt cược giá xuống sau thông tin nhà đầu tư vàng rút ra kỷ lục 20,8 tỷ USD từ đầu năm tới nay.
Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ (CFTC), trong tuần kết thúc ngày 7/5, lượng đặt cược ròng cho giá của 18 loại hàng hóa nguyên liệu thô tăng 5,8% lên 582.265 hợp đồng, dẫn đầu là ca cao, bông và thịt lợn. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp các quỹ phòng hộ tăng đặt cược giá hàng hóa lên.
Trong đó, lượng đặt cược cho giá vàng lên giảm. Các nhà đầu cơ nắm giữ 67.374 hợp đồng bán ròng vàng, tăng 6,4% so với tuần trước đó. Vị thế bán ròng giảm 10% còn 49.260 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn.
Theo hãng EPFR Global chuyên nghiên cứu các dòng tiền, trong tuần kết thúc ngày 8/5, các nhà quản lý tiền tệ rút ra 1,27 tỷ USD từ các quỹ vàng và kim loại quý khác. Tổng dòng tiền rút ra từ đầu năm tới nay đạt 20,8 tỷ USD, nhiều nhất kể từ khi hãng này bắt đầu theo dõi các số liệu về dòng tiền năm 2000.
Các quỹ ETP toàn cầu mất 37,4 tỷ USD giá trị tài sản từ đầu tư vàng từ đầu năm tới nay, trong khi tăng thêm hơn 4,6 nghìn tỷ giá trị tài sản vào đầu tư chứng khoán, số liệu do Bloomberg cung cấp. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của đầu tư vàng giảm, trong khi chứng khoán lên ngôi.
Các quỹ tăng đặt cược giá dầu thô lên 5,5% đạt 204.534 hợp đồng, cao nhất 5 tuần. Các nhà đầu tư đồng thời giảm đặt cược giá đồng xuống, lượng hợp đồng bán ròng giảm xuống 16.789 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn, từ 23.368 hợp đồng tuần trước đó.
Chỉ số mua ròng của 11 sản phẩm nông sản tăng 19% lên 236.184 hợp đồng, tăng tuần thứ 4 liên tiếp. Riêng đặt cược cho giá ngô lên tăng 35% đạt 61.632 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn. Các nhà đầu tư cũng tăng lượng bán ròng lúa mì lên 10.444 hợp đồng, gần gấp đôi so với 5.779 hợp đồng tuần trước đó.
Chỉ số giá hàng hóa nông sản của S&P GSCI giảm 1,7% trong tuần trước, giảm tuần thứ 3 trong 4 tuần. Chỉ số này giảm tổng cộng 5,8% trong năm nay. Nông dân toàn cầu sẽ có vụ thu hoạch kỷ lục ngũ cốc và hạt có dầu trong năm nay, tăng cường lượng dự trữ, theo báo cáo của Chính phủ Mỹ ngày 10/5. Trong đó, dự trữ ngô Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong năm tới do người nông dân khôi phục sản xuất sau hạn hán tồi tệ mùa hè năm ngoái.
Theo Dân Việt/Bloomberg
Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ (CFTC), trong tuần kết thúc ngày 7/5, lượng đặt cược ròng cho giá của 18 loại hàng hóa nguyên liệu thô tăng 5,8% lên 582.265 hợp đồng, dẫn đầu là ca cao, bông và thịt lợn. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp các quỹ phòng hộ tăng đặt cược giá hàng hóa lên.
Trong đó, lượng đặt cược cho giá vàng lên giảm. Các nhà đầu cơ nắm giữ 67.374 hợp đồng bán ròng vàng, tăng 6,4% so với tuần trước đó. Vị thế bán ròng giảm 10% còn 49.260 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn.
Theo hãng EPFR Global chuyên nghiên cứu các dòng tiền, trong tuần kết thúc ngày 8/5, các nhà quản lý tiền tệ rút ra 1,27 tỷ USD từ các quỹ vàng và kim loại quý khác. Tổng dòng tiền rút ra từ đầu năm tới nay đạt 20,8 tỷ USD, nhiều nhất kể từ khi hãng này bắt đầu theo dõi các số liệu về dòng tiền năm 2000.
Các quỹ ETP toàn cầu mất 37,4 tỷ USD giá trị tài sản từ đầu tư vàng từ đầu năm tới nay, trong khi tăng thêm hơn 4,6 nghìn tỷ giá trị tài sản vào đầu tư chứng khoán, số liệu do Bloomberg cung cấp. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của đầu tư vàng giảm, trong khi chứng khoán lên ngôi.
Các quỹ tăng đặt cược giá dầu thô lên 5,5% đạt 204.534 hợp đồng, cao nhất 5 tuần. Các nhà đầu tư đồng thời giảm đặt cược giá đồng xuống, lượng hợp đồng bán ròng giảm xuống 16.789 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn, từ 23.368 hợp đồng tuần trước đó.
Chỉ số mua ròng của 11 sản phẩm nông sản tăng 19% lên 236.184 hợp đồng, tăng tuần thứ 4 liên tiếp. Riêng đặt cược cho giá ngô lên tăng 35% đạt 61.632 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn. Các nhà đầu tư cũng tăng lượng bán ròng lúa mì lên 10.444 hợp đồng, gần gấp đôi so với 5.779 hợp đồng tuần trước đó.
Chỉ số giá hàng hóa nông sản của S&P GSCI giảm 1,7% trong tuần trước, giảm tuần thứ 3 trong 4 tuần. Chỉ số này giảm tổng cộng 5,8% trong năm nay. Nông dân toàn cầu sẽ có vụ thu hoạch kỷ lục ngũ cốc và hạt có dầu trong năm nay, tăng cường lượng dự trữ, theo báo cáo của Chính phủ Mỹ ngày 10/5. Trong đó, dự trữ ngô Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong năm tới do người nông dân khôi phục sản xuất sau hạn hán tồi tệ mùa hè năm ngoái.
Theo Dân Việt/Bloomberg
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 29/3: đường gần mức thấp hai năm rưỡi do áp lực nguồn cung từ Brazil 30/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 29-3: Bông, khí gas tăng mạnh nhất trong quý 1, ngũ cốc giảm 30/03/2013
- Giá dầu có đợt tăng dài nhất từ đầu năm 29/03/2013
- Nông dân trồng cà phê Brazin cho biết chính phủ sẽ gia hạn khoản vay 29/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 28/3: đường tăng do hỗ trợ kỹ thuật gần mức thấp hai năm rưỡi 29/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 28-3: Đồng loạt tăng giá 28/03/2013
- Nhu cầu dầu thế giới có thể đạt đỉnh vào cuối thập kỷ 28/03/2013
- Các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ lạc quan về nhu cầu robusta cao 28/03/2013
- Giá hạt tiêu giảm do cung tăng 28/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 27/3: đường thô giảm gần mức thấp hai năm rưỡi 27/03/2013