Hàng hóa thế giới sáng 10-5: Dầu dao động, kim loại giảm, ngũ cốc tăng
Dầu Brent tăng giá, dầu thô giảm, vàng cũng giảm
Đồng giảm sau khi đạt mức cao nhất 3 tuần
Đậu tương và cacao tăng, cùng với bạch kim
(VINANET) – Giá dầu kỳ hạn dao động trong phiên giao dịch 9/5 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 10/5 giờ VN), trong khi vangfgiarm bởi các thương gia không quá lo ngại khi số liệu việc làm của Mỹ đáng khích lệ, và áp lực đối với giá hàng hóa khi đồng USD tăng và lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Đồng giảm từ mức cao kỷ lục 3 tuần của phiên trước đó, khi Trung Quốc thông báo số liệu về thương mại khả quan cho thấy sẽ có thêm nhu cầu đồng từ nước nhập khẩu lớn nhất thế giới này.
Mặc dù xu hướng dầu và kim loại giảm giá, chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB vẫn tăng gần một phần tư điểm phần trăm, được hỗ trợ bởi các thị trường nông sản tăng giá trước khi chính phủ Mỹ sẽ công bố số liệu về vụ mùa vào ngày hôm nay.
Dự báo Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ công bố số liệu dự đoán nguồn cung sẽ giảm trong báo cáo tháng này, đối với cả ngũ cốc và đậu tương. Giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago đạt mức cao kỷ lục 2 tháng trước khi USDA công bố số liệu. Tại New York, cacao cũng tăng lên mức cao kỷ lục 2 tháng do hoạt động mua bù và mua kỹ thuật.
Trên thị trường kim loại quý, palladium tăng giá 3% nhờ hoạt động mua mạnh trước cuộc thương lượng về tiền lương giữa các liên minh khai thác mỏ lớn của nam Phi và các nhà sản xuất kim loại nhóm bạch kim. Giá cũng tăng trước kế hoạch tái thiết của hãng Anglo American Platinum (Amplats), hãng sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới, sẽ được công bố trong ngày hôm nay.
Dầu và kim loại bớt giảm giá sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số đơn xin thất nghiệp mới của Mỹ giảm trong tuần qua, xuống mức thấp nhất gần 5 năm rưỡi, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn tiếp tục ấm dần lên bất chấp chính sách khắc khổ.
USD đạt mức cao nhất trong hơn 4 năm so với yen và tăng trở lại so với euro lần đầu trong vòng 2 ngày. Đồng USD mạnh khiến những hàng hóa tính theo USD như dầu và đồng trở nên đắt hơn đối với những nhà đầu tư sử dụng các đồng tiền khác, làm giảm nhu cầu mua từ bên ngoài nước Mỹ.
Giá dầu không chỉ chịu áp lực từ đồng USD tăng giá mà còn bởi các yếu tố cung- cầu yếu.
Về cơ bản, thị trường dầu đang trong tình trạng bán nhiều hơn mua, sau khi tồn trữ dầu thô ở nước tiêu thụ hàng đầu thế giới là Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tuần qua do sản lượng trong nước tăng trong khi nhu cầu giảm.
“Có quá nhiều dầu thô sản xuất trên thế giới, và khi các thương gia lo ngại về điều đó, họ bán ra”, Tim Evans, chuyên gia năng lượng thuộc Citi Futures Perspective cho biết.
Dầu thô Mỹ giảm 0,24% xuống 96,39 USD/thùng.
Tuy nhiên, dầu thô Biển Bắc, chỉ báo quan trọng hơn trên thị trường dầu thô, tăng 13 US cent đạt 104,47 USD vào lúc đóng cửa, sau khi giảm xuống chỉ 103,45 USD đầu phiên, mức thấp nhất trong vòng gần 1 tuần.
Vàng giao ngay giảm 1% xuống quanh mức 1.458 USD/ounce.
Các nhà phân tích cho biết áp lực đối với giá vàng đến từ số liệu việc làm hàng tuần khả quan của Mỹ, gây lo ngại Cục Dự trữ Liên bang có thể rút lại các chương trình hỗ trợ kinh tế.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters)
Đồng giảm từ mức cao kỷ lục 3 tuần của phiên trước đó, khi Trung Quốc thông báo số liệu về thương mại khả quan cho thấy sẽ có thêm nhu cầu đồng từ nước nhập khẩu lớn nhất thế giới này.
Mặc dù xu hướng dầu và kim loại giảm giá, chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB vẫn tăng gần một phần tư điểm phần trăm, được hỗ trợ bởi các thị trường nông sản tăng giá trước khi chính phủ Mỹ sẽ công bố số liệu về vụ mùa vào ngày hôm nay.
Dự báo Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ công bố số liệu dự đoán nguồn cung sẽ giảm trong báo cáo tháng này, đối với cả ngũ cốc và đậu tương. Giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago đạt mức cao kỷ lục 2 tháng trước khi USDA công bố số liệu. Tại New York, cacao cũng tăng lên mức cao kỷ lục 2 tháng do hoạt động mua bù và mua kỹ thuật.
Trên thị trường kim loại quý, palladium tăng giá 3% nhờ hoạt động mua mạnh trước cuộc thương lượng về tiền lương giữa các liên minh khai thác mỏ lớn của nam Phi và các nhà sản xuất kim loại nhóm bạch kim. Giá cũng tăng trước kế hoạch tái thiết của hãng Anglo American Platinum (Amplats), hãng sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới, sẽ được công bố trong ngày hôm nay.
Dầu và kim loại bớt giảm giá sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số đơn xin thất nghiệp mới của Mỹ giảm trong tuần qua, xuống mức thấp nhất gần 5 năm rưỡi, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn tiếp tục ấm dần lên bất chấp chính sách khắc khổ.
USD đạt mức cao nhất trong hơn 4 năm so với yen và tăng trở lại so với euro lần đầu trong vòng 2 ngày. Đồng USD mạnh khiến những hàng hóa tính theo USD như dầu và đồng trở nên đắt hơn đối với những nhà đầu tư sử dụng các đồng tiền khác, làm giảm nhu cầu mua từ bên ngoài nước Mỹ.
Giá dầu không chỉ chịu áp lực từ đồng USD tăng giá mà còn bởi các yếu tố cung- cầu yếu.
Về cơ bản, thị trường dầu đang trong tình trạng bán nhiều hơn mua, sau khi tồn trữ dầu thô ở nước tiêu thụ hàng đầu thế giới là Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tuần qua do sản lượng trong nước tăng trong khi nhu cầu giảm.
“Có quá nhiều dầu thô sản xuất trên thế giới, và khi các thương gia lo ngại về điều đó, họ bán ra”, Tim Evans, chuyên gia năng lượng thuộc Citi Futures Perspective cho biết.
Dầu thô Mỹ giảm 0,24% xuống 96,39 USD/thùng.
Tuy nhiên, dầu thô Biển Bắc, chỉ báo quan trọng hơn trên thị trường dầu thô, tăng 13 US cent đạt 104,47 USD vào lúc đóng cửa, sau khi giảm xuống chỉ 103,45 USD đầu phiên, mức thấp nhất trong vòng gần 1 tuần.
Vàng giao ngay giảm 1% xuống quanh mức 1.458 USD/ounce.
Các nhà phân tích cho biết áp lực đối với giá vàng đến từ số liệu việc làm hàng tuần khả quan của Mỹ, gây lo ngại Cục Dự trữ Liên bang có thể rút lại các chương trình hỗ trợ kinh tế.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/-(%) |
So với đầu năm (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
95,86 |
-0,76 |
-0,8% |
4,4% |
Dầu thô Brent |
USD/thùng |
103,92 |
-0,42 |
-0,4% |
-6,5% |
Khí thiên nhiên |
USD/gallon |
3,983 |
0,005 |
0,1% |
18,9% |
Vàng giao ngay |
USD/ounce |
1468,60 |
-5,10 |
-0,3% |
-12,4% |
Vàng kỳ hạn |
USD/ounce |
1455,54 |
-16,65 |
-1,1% |
-13,1% |
Đồng Mỹ |
US cent/lb |
334,05 |
-3,00 |
-0,9% |
-8,5% |
Đồng LME |
USD/tấn |
7354,00 |
-65,00 |
-0,9% |
-7,3% |
Dollar |
|
82,723 |
0,827 |
1,0% |
7,8% |
Ngô Mỹ |
US cent/bushel |
694,50 |
19,50 |
2,9% |
-0,5% |
Đậu tương Mỹ |
US cent/bushel |
1491,25 |
12,25 |
0,8% |
5,1% |
Lúa mì Mỹ |
US cent/bushel |
716,25 |
19,50 |
2,8% |
-7,9% |
Cà phê arabica |
US cent/lb |
147,90 |
3,75 |
2,6% |
2,9% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2349,00 |
-42,00 |
-1,8% |
5,1% |
Đường thô |
US cent/lb |
17,47 |
0,00 |
0,0% |
-10,5% |
Bạc Mỹ |
USD/ounce |
23,911 |
-0,016 |
-0,1% |
-20,9% |
Bạch kim Mỹ |
USD/ounce |
1516,50 |
11,60 |
0,8% |
-1,4% |
Palladium Mỹ |
USD/ounce |
714,75 |
16,50 |
2,4% |
1,6% |
(T.H – Reuters)
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo tăng lên mức cao 2 tháng do đồng yên suy yếu 13/05/2013
- Đặt cược giá hàng hóa lên tuần thứ 2 liên tiếp 13/05/2013
- Nhập khẩu cao su tự nhiên Ấn Độ tháng tư giảm 38% so với cùng kỳ 13/05/2013
- Cameroon: xuất khẩu cà phê Robusta giảm 13/05/2013
- Giá hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh nhất tuần 11/05/2013
- Giá cao su Tocom tăng hơn 6% do Trung Quốc tăng nhập khẩu 11/05/2013
- Cameroon: xuất khẩu Arabica giảm trong 6 tháng đầu niên vụ 11/05/2013
- TH hàng hóa mềm ngày 10/5: arabica tăng lên mức đỉnh hai tháng 10/05/2013
- Cao su đồng loạt tăng giá trên các thị trường châu Á 10/05/2013
- Tình hình thị trường Braxin và khu vực Châu Mỹ 10/05/2013