DN nước ngoài không được mua cà phê trực tiếp từ nông dân
Một góc nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu của Nedcoffee, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hà Lan tại Dak Lak (ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: Hồng Văn
(TBKTSG Online) – Các tranh cãi liên miên giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước và các nhà xuất khẩu cà phê có vốn nước ngoài diễn ra trong 3 - 4 năm qua sẽ chấm dứt vào ngày 7-6 tới khi mà các các nhà xuất khẩu cà phê nước ngoài không được phép mua cà phê trực tiếp từ nông dân, không được tổ chức mạng lưới mua gom cà phê.
Đây là 1 phần trong Thông tư 08/2013/TT-BTC do Bộ Công Thương ban hành quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tại khoản 4 điều 3 của thông tư quy định “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
Trong 3-4 năm qua, mặc dù chỉ một số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kinh doanh xuất khẩu cà phê so với hàng trăm doanh nghiệp cà phê trong nước nhưng thị phần xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh và trong 1,1-1,3 triệu tấn cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam thì ước tính, các doanh nghiệp FDI chiếm tới 60-65%.
Tại Dak Lak, nơi chiếm hơn 1 nửa khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thì báo cáo của UBND tỉnh này vào giữa năm ngoái cho biết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước tại Dak Lak ngày càng mất thị phần mua cà phê xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI đã mua trên 60% sản lượng cà phê, trong khi chỉ có vài doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trong hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh này.
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) hiện nay có 87 doanh nghiệp hội viên, trong đó có 14 doanh nghiệp hội viên liên kết có vốn đầu tư nước ngoài. Vicofa thừa nhận, một số doanh nghiệp FDI đã lập trạm thu mua cà phê trực tiếp từ người dân, tuy có đưa giá cà phê trong nước tăng lên nhưng lại nhận được những phản ánh “không tốt” từ các doanh nghiệp thu mua cà phê trong nước lẫn chính quyền một số địa phương.
Không chỉ cà phê, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam gần đây cũng lo ngại khi một số ít các các doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hạt tiêu nhưng chiếm hơn 35% thị phần xuất khẩu tiêu của cả nước.
Hồng Ngọc
Đây là 1 phần trong Thông tư 08/2013/TT-BTC do Bộ Công Thương ban hành quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tại khoản 4 điều 3 của thông tư quy định “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
Trong 3-4 năm qua, mặc dù chỉ một số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kinh doanh xuất khẩu cà phê so với hàng trăm doanh nghiệp cà phê trong nước nhưng thị phần xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh và trong 1,1-1,3 triệu tấn cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam thì ước tính, các doanh nghiệp FDI chiếm tới 60-65%.
Tại Dak Lak, nơi chiếm hơn 1 nửa khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thì báo cáo của UBND tỉnh này vào giữa năm ngoái cho biết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước tại Dak Lak ngày càng mất thị phần mua cà phê xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI đã mua trên 60% sản lượng cà phê, trong khi chỉ có vài doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trong hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh này.
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) hiện nay có 87 doanh nghiệp hội viên, trong đó có 14 doanh nghiệp hội viên liên kết có vốn đầu tư nước ngoài. Vicofa thừa nhận, một số doanh nghiệp FDI đã lập trạm thu mua cà phê trực tiếp từ người dân, tuy có đưa giá cà phê trong nước tăng lên nhưng lại nhận được những phản ánh “không tốt” từ các doanh nghiệp thu mua cà phê trong nước lẫn chính quyền một số địa phương.
Không chỉ cà phê, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam gần đây cũng lo ngại khi một số ít các các doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hạt tiêu nhưng chiếm hơn 35% thị phần xuất khẩu tiêu của cả nước.
Hồng Ngọc
- Cần cuộc cách mạng về tư duy của cán bộ thuế 07/04/2015
- Nhờ đâu giá cà phê thoát đáy đôi? 06/04/2015
- Người trồng mắc ca cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 03/04/2015
- Xuất khẩu cà phê: được giá nhưng mất lượng 28/03/2015
- Yếu tố thiếu bền vững nhất của ngành cà phê 23/03/2015
- Mất quá nhiều thứ trong nửa đầu vụ cà phê 2014/15 14/03/2015
- 8 doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan và 3 in 1 lớn nhất Việt Nam 12/03/2015
- Giá xăng tăng hơn 1.600 đồng 11/03/2015
- Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ tăng 300% từ ngày 1/5 10/03/2015
- Kinh doanh cà phê: Liệu có lường được rủi ro? 07/03/2015