Hàng hóa thế giới sáng 2-5: Đồng loạt giảm, Brent xuống dưới 100 USD
CRB tiếp tục xu hướng giảm giá 3% của tháng 4 do lo ngại về các số liệu mới từ Hoa Kỳ và Trung Quốc
Dầu Brent giảm 2,4%, đồng giảm 3,7%
Lúa mì đảo chiều giảm sau tháng 4 tăng, đậu tương giảm 2%
(VINANET) – Dầu, vàng và đồng giảm trở lại trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 (kết thúc vào rạng sáng 2-5 giờ VN) bởi lo ngại gia tăng về các nền kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ gây hoạt động bán nguyên liệu mạnh mẽ.
Các hàng hóa năng lượng, kim loại và nông nghiệp đều giảm mặc dù thoát khỏi mức thấp đáy của phiên vào lúc đóng cửa, bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết duy trì chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD mỗi tháng.
Chương trình này đã hỗ trợ đắc lực cho thị trường hàng hóa tăng giá trong suốt 2 năm qua. Và ngân hàng trung ương cam kết tiếp tục chương trình kích thích này nhằm giúp cho nền kinh tế tiếp tục hồi phục.
Dầu Brent tham chiếu tại London giá giảm 2,4% vào lúc đóng cửa, kết thúc ở 99,95 USD/thùng. Dầu này đã giảm giá gần 4% trong phiên vừa qua, sau khi số liệu báo cáo cho thấy tồn trữ dầu thô ở Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, tăng cao kỷ lục.
Trên thị trường đồng, hợp đồng kỳ hạn 3 tháng tại London giá giảm 3,7% xuống 6.795 USD/tấn, phá đáy 7.000 USD/tấn.
Vàng kỳ hạn giảm giá hơn 2% vào đầu phiên trước khi kết thúc giảm 1,8% so với phiên giao dịch trước, xuống 1.446,20 USD/ounce, sau khi Fed quyết định tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng 3 – một kế hoạch lẽ ra giúp vàng tăng giá.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 1,7% trong phiên vừa qua. 14 trong số 19 hàng hóa giảm giá, với chỉ cacao, thịt lợn và gia súc tăng giá.
Tháng 5 thường là giai đoạn giá hàng hóa thấp và hoạt động trên các thị trường hàng hóa cũng trầm lắng, bởi các thương gia không tham gia nhiều vào thị trường giao dịch, do có nhiều kỳ nghỉ và thời tiết ở Mỹ và nhiều nơi khác thuộc bán cầu nam ấm hơn bình thường.
Tháng 5/2012 CRB đã mất 11% giá trị, còn tháng 5/2011 mất 6% giá trị.
Tới lúc bán ra và chuyển hướng đầu tư?
Nhà phân tích kim loại Edward Meir thuộc công ty INTL Fc Stone ở New York cho biết: “nếu tháng 5 là thời điểm để bán ra và tìm nơi đầu tư khác thì chúng tôi chắc chắn sẽ bắt đầu một cách nhanh chóng”.
Việc Fed kích thích kinh tế thường giúp hàng hóa tăng giá, nhưng ông Meir cho rằng “bất kỳ hiện tượng giá tăng nào chắc chắn cũng sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn bởi các nhà đầu tư sẽ không nhiệt tình mua vào lúc này, khi mà có rất ít dấu hiệu của sự tăng trưởng”.
Những dấu hiệu tăng trưởng trì trệ ở Trung Quốc, tình hình khủng hoảng nợ ở eurozone diễn biến phức tạp và sự không chắc chắn về chương trình kích thích của Mỹ đã khiến hàng hóa trở thành một trong những tài sản bị bán tháo mạnh nhất trong tháng qua.
Dầu thô Brent giảm xuống dưới 100 USD lần đầu tiên trong vòng 9 tháng, vàng giảm mạnh nhất tính theo USD và đồng chạm mức thấp nhất 18 tháng. Cả 3 thị trường này đều giảm giá ít nhất 7% trong tháng 4.
Ngày 1-5, thêm những số liệu cho thấy tăng trưởng sản xuất ở Hoa Kỳ chậm lại trong tháng qua, càng gây lo ngại về sự nguội lạnh của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi mà sắp đến giữa quý 2.
Tại Trung Quốc, các đơn đặt hàng sản xuất tháng 4 bất ngờ giảm, gây lo ngại về đà phục hồi tăng trưởng của một trong những nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới.
Giá nông sản cũng giảm trong phiên vừa qua, theo xu hướng giá hàng hóa công nghiệp như dầu và kim loại. Đậu tương Mỹ giảm gần 2%, mức giảm mạnh nhất trong tháng do bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa ở Trung Quốc – thị trường đậu tương lớn nhất thế giới.
Lúa mì, một trong những hàng hóa tăng giá mạnh trong tháng 4 với mức tăng 5%, giảm hơn 1% trong phiên vừa qua do hoạt động bán kiếm lời.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters)
Các hàng hóa năng lượng, kim loại và nông nghiệp đều giảm mặc dù thoát khỏi mức thấp đáy của phiên vào lúc đóng cửa, bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết duy trì chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD mỗi tháng.
Chương trình này đã hỗ trợ đắc lực cho thị trường hàng hóa tăng giá trong suốt 2 năm qua. Và ngân hàng trung ương cam kết tiếp tục chương trình kích thích này nhằm giúp cho nền kinh tế tiếp tục hồi phục.
Dầu Brent tham chiếu tại London giá giảm 2,4% vào lúc đóng cửa, kết thúc ở 99,95 USD/thùng. Dầu này đã giảm giá gần 4% trong phiên vừa qua, sau khi số liệu báo cáo cho thấy tồn trữ dầu thô ở Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, tăng cao kỷ lục.
Trên thị trường đồng, hợp đồng kỳ hạn 3 tháng tại London giá giảm 3,7% xuống 6.795 USD/tấn, phá đáy 7.000 USD/tấn.
Vàng kỳ hạn giảm giá hơn 2% vào đầu phiên trước khi kết thúc giảm 1,8% so với phiên giao dịch trước, xuống 1.446,20 USD/ounce, sau khi Fed quyết định tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng 3 – một kế hoạch lẽ ra giúp vàng tăng giá.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 1,7% trong phiên vừa qua. 14 trong số 19 hàng hóa giảm giá, với chỉ cacao, thịt lợn và gia súc tăng giá.
Tháng 5 thường là giai đoạn giá hàng hóa thấp và hoạt động trên các thị trường hàng hóa cũng trầm lắng, bởi các thương gia không tham gia nhiều vào thị trường giao dịch, do có nhiều kỳ nghỉ và thời tiết ở Mỹ và nhiều nơi khác thuộc bán cầu nam ấm hơn bình thường.
Tháng 5/2012 CRB đã mất 11% giá trị, còn tháng 5/2011 mất 6% giá trị.
Tới lúc bán ra và chuyển hướng đầu tư?
Nhà phân tích kim loại Edward Meir thuộc công ty INTL Fc Stone ở New York cho biết: “nếu tháng 5 là thời điểm để bán ra và tìm nơi đầu tư khác thì chúng tôi chắc chắn sẽ bắt đầu một cách nhanh chóng”.
Việc Fed kích thích kinh tế thường giúp hàng hóa tăng giá, nhưng ông Meir cho rằng “bất kỳ hiện tượng giá tăng nào chắc chắn cũng sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn bởi các nhà đầu tư sẽ không nhiệt tình mua vào lúc này, khi mà có rất ít dấu hiệu của sự tăng trưởng”.
Những dấu hiệu tăng trưởng trì trệ ở Trung Quốc, tình hình khủng hoảng nợ ở eurozone diễn biến phức tạp và sự không chắc chắn về chương trình kích thích của Mỹ đã khiến hàng hóa trở thành một trong những tài sản bị bán tháo mạnh nhất trong tháng qua.
Dầu thô Brent giảm xuống dưới 100 USD lần đầu tiên trong vòng 9 tháng, vàng giảm mạnh nhất tính theo USD và đồng chạm mức thấp nhất 18 tháng. Cả 3 thị trường này đều giảm giá ít nhất 7% trong tháng 4.
Ngày 1-5, thêm những số liệu cho thấy tăng trưởng sản xuất ở Hoa Kỳ chậm lại trong tháng qua, càng gây lo ngại về sự nguội lạnh của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi mà sắp đến giữa quý 2.
Tại Trung Quốc, các đơn đặt hàng sản xuất tháng 4 bất ngờ giảm, gây lo ngại về đà phục hồi tăng trưởng của một trong những nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới.
Giá nông sản cũng giảm trong phiên vừa qua, theo xu hướng giá hàng hóa công nghiệp như dầu và kim loại. Đậu tương Mỹ giảm gần 2%, mức giảm mạnh nhất trong tháng do bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa ở Trung Quốc – thị trường đậu tương lớn nhất thế giới.
Lúa mì, một trong những hàng hóa tăng giá mạnh trong tháng 4 với mức tăng 5%, giảm hơn 1% trong phiên vừa qua do hoạt động bán kiếm lời.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/-(%) |
So với đầu năm (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
90,96 |
-2,50 |
-2,7% |
-0,9% |
Dầu thô Brent |
USD/thùng |
99,81 |
-2,56 |
-2,5% |
-10,2% |
Khí thiên nhiên |
USD/gallon |
4,326 |
-0,017 |
-0,4% |
29,1% |
Vàng giao ngay |
USD/ounce |
1446,20 |
-25,90 |
-1,8% |
-13,7% |
Vàng kỳ hạn |
USD/ounce |
1456,40 |
-20,20 |
-1,4% |
-13,0% |
Đồng Mỹ |
US cent/lb |
308,00 |
-10,75 |
-3,4% |
-15,7% |
Đồng LME |
USD/tấn |
6795,00 |
-260,00 |
-3,7% |
-14,3% |
Dollar |
|
81,606 |
-0,140 |
-0,2% |
6,3% |
Ngô Mỹ |
US cent/bushel |
681,75 |
-0,75 |
-0,1% |
-2,4% |
Đậu tương Mỹ |
US cent/bushel |
1437,50 |
-30,25 |
-2,1% |
1,3% |
Lúa mì Mỹ |
US cent/bushel |
710,50 |
-11,25 |
-1,6% |
-8,7% |
Cà phê arabica |
US cent/lb |
134,70 |
-0,40 |
-0,3% |
-6,3% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2415,00 |
47,00 |
2,0% |
8,0% |
Đường thô |
US cent/lb |
17,33 |
-0,27 |
-1,5% |
-11,2% |
Bạc Mỹ |
USD/ounce |
23,343 |
-0,842 |
-3,5% |
-22,8% |
Bạch kim Mỹ |
USD/ounce |
1469,50 |
-37,70 |
-2,5% |
-4,5% |
Palladium Mỹ |
USD/ounce |
684,75 |
-13,05 |
-1,9% |
-2,6% |
(T.H – Reuters)
- Người trồng cà phê Brazil giữ lại hạt do giá tối thiểu 07/05/2013
- Giá cao su tại Thượng Hải tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp 07/05/2013
- Sản lượng cà phê Colombia tháng 4 tăng 85% so với năm trước 06/05/2013
- Indonesia: mức giá cộng tăng do chậm trễ giao hàng 06/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 4/5: cacao tăng lên mức đỉnh năm 2013, cà phê tăng 04/05/2013
- Hàng hóa thế giới ngày 4/5: Giá tăng sau số liệu việc làm của Mỹ 04/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 3/5: cà phê arabica tăng mạnh nhất kể từ tháng giêng 04/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 3-5: Kim loại, dầu tăng do ECB giảm lãi suất 04/05/2013
- Brazil: Nâng cao mức giá tối thiểu của cà phê để tăng thu nhập cho nông dân 04/05/2013
- Giá hàng hóa đồng loạt tăng sau tin ECB hạ lãi suất 04/05/2013