Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tháng 4/2013 (phần 3)
CAO SU: Giá trong xu thế đi xuống
Giá cao su được giao dịch trong xu thế đi xuống trong tháng này khi dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới phục hồi yếu làm nhu cầu cao su tăng chậm, tồn kho cao su tăng cao ở Trung Quốc và thế giới. Ngoài ra đồng Yên tăng giá trở lại so với USD, kéo theo giá cao su trên sàn TOCOM giảm. Trong khi đó ba nước xuất khẩu cao su hàng đầu chưa đưa ra giải pháp hỗ trợ giá cao su.
Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới với thị phần khoảng 34%, sẽ giảm nhu cầu nhập cao su do tăng trưởng kinh tế chậm và cao su dự trữ còn nhiều. Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7,7% trong quý đầu tiên, là quý thứ 4 liên tiếp GDP nước này dưới 8%. Dự trữ cao su tại Thanh Đảo tăng lên kỷ lục đến 366,9 ngàn tấn vào ngày 15/4.
Còn tại Ấn Độ, mức dự trữ là 290 ngàn tấn, tăng gần 11%. Ấn Độ dự kiến tăng thuế nhập khẩu lên mức 20% để hạn chế nhập cao su nước ngoài.
Tại Mỹ, tháng qua, giá dầu thô WTI giảm liên tiếp, làm giảm nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên thay cho cao su nhân tạo.
Thị trường lốp xe sụt giảm cũng ảnh hưởng đến giá cao su. Tập đoàn Bridgestone – doanh nghiệp sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, có thể giảm tiêu thụ cao su 2,6% trong năm 2013 so với dự kiến được đưa ra vào tháng 2 do nhu cầu lốp xe của Mỹ sẽ tăng chậm hơn so với dự báo. Doanh số thị trường lốp thay thế tại Châu Âu đã đồng loạt giảm xuống trong quý I/2013, doanh số lốp ô tô giảm mạnh nhất, tương đương 12% so với quý I/2012 đạt 45,6 triệu lốp, doanh số lốp xe gắn máy giảm 13% đạt 2,7 triệu lốp, doanh số lốp xe nông nghiệp cũng giảm 8% đạt 463.000 lốp, trong khi doanh số lốp xe tải chỉ giảm 1% đạt 1,88 triệu lốp.
Ba nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia chưa có sự đồng thuận về giải pháp hỗ trợ giá cao su sau cuộc họp tại Phuket và dự kiến sẽ họp vào tháng 5 để thống nhất kế hoạch. Riêng Thái Lan quyết định vẫn sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch cắt giảm xuất khẩu 10% cho đến hết tháng 5.
Giá cao su RSS3 trên sàn TOCOM bình quân trong tuần 15-19/4/2013 xuống còn 2.473 – 2.580 USD/tấn, giảm mạnh từ 194 – 206 USD/tấn, tương đương giảm 7,0 – 7,7% so với tuần trước đó. Ngày 15/4, giá cao su hợp đồng kỳ hạn giao sau 5 tháng đạt 2.642 USD/tấn, sau đó nhanh chóng lao dốc và chạm đáy 2.494 USD/tấn vào ngày 18/4, thấp nhất 5 tháng qua.
Cùng chiều diễn biến với sàn TOCOM, giá cao su TSR20 hợp đồng kỳ hạn trên sàn SICOM cũng giảm trong tuần 15-19/4, chỉ đạt mức giá bình quân từ 2.379 – 2.407 USD/tấn, giảm từ 6,9 – 7,8% so với tuần trước.
Cùng chung xu hướng với TOCOM và SICOM, giá cao su tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia cũng có phiên giảm sâu trong tháng qua. SMR 20 chạm đáy vào ngày 18/4 ở mức 2.354 USD/tấn.
Năm 2012, giá cao su kỳ hạn tăng 15% khi 3 nước trồng chiếm khoảng 70% sản lượng thế giới, thỏa thuận hạn chế xuất khẩu từ tháng 10 đến tháng 3/2013 và chặt cây, kế hoạch đã làm giảm 450.000 tấn trên thị trường sau khi giá cao su kỳ hạn giảm xuống mức thấp 3 năm trong tháng 8/2012.
BÔNG: Giá giảm do nhà đầu tư bán, nhà máy hạn chế mua
Từ đầu tháng 4, nhu cầu mua bông đã giảm 9% trong khi dự trữ ở mức cao nhất trong gần 3 năm qua khiến giá giao ngay giảm 11% so với mức cao nhất 1 năm đạt được hồi tháng 3 khi các nhà đầu cơ tích cực mua vào.
Đóng cửa phiên 16/4, hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE Hoa Kỳ giảm 0,7 cent tương đương 0,8%, đóng cửa ở mức 85,42 cent/pound vào lúc đóng cửa phiên 16/4. Hợp đồng giao tháng 5 giá giảm 0,98 cent, tương đương 1,2% xuống 83,35 cent/lb, thấp hơn mức cao nhất 93,93 cent hôm 15/3 .
Giá bông giảm trong suốt đợt bán tháo nhiều mặt hàng hôm 15/4 bởi lo ngại về tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Đây là thị trường dệt may hàng đầu thế giới. Sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nước tiêu thụ bông hàng đầu thế giới, làm cho nhu cầu bông toàn cầu bị sụt giảm theo.
Việc tăng giá bông trong thời gian gần đây có khả năng là do các mối lo ngại về cán cân cung cầu bị thắt chặt cộng với việc Trung Quốc tiếp tục phát triển kho dự trữ. Tháng 3/2013, chỉ số giá bông tăng lên 98,85 cent/pound vào ngày 18/3 trước khi sụt xuống còn 93,15 cent/pound vào ngày 26/3 và tính chung trong quý 1/13, giá bông đã tăng 18%.
Về sản xuất. theo báo cáo của Hội đồng Cố vấn Bông Quốc tế (ICAC), sản xuất bông ở Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng trường bất chấp sự sụt giảm ở Ấn Độ & Trung Quốc. Trong năm nay, sản lượng bông của Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng từ mức 3,4 triệu tấn lên 3,7 triệu tấn, trong khi đó sản lượng tại Trung Quốc được dự báo sẽ sụt giảm từ 7,4 triệu tấn xuống còn 7,3 triệu tấn, và tại Ấn độ, mức sụt giảm sẽ từ 6 triệu tấn xuống còn 5,6 triệu tấn.
Mùa gieo trồng bông bắt đầu ở bán cầu bắc, diện tích trồng trọt được dự đoán sẽ giảm 2% trong khi sản lượng bình quân đạt 754kg/ha, gần bằng năm trước. Diện tích trồng bông dự kiến đạt 30,8 triệu ha (chiếm 90% diện tích toàn cầu), sẽ cho sản lượng 23,2 triệu tấn bông (chiếm 89% tổng sản lượng toàn cầu).
Mỹ đã từng là nhà xuất khẩu bông lớn nhất sang thị trường Trung Quốc, với khối lượng xuất khẩu tăng từ 50.000 tấn trong niên vụ 2001/02 lên 1,3 triệu tấn trong niên vụ 2011/12. Tuy nhiên Ấn Độ đã vượt qua Mỹ trong năm vừa qua khi xuất khẩu lượng bông của nước này vào Trung Quốc đạt 1,94 triệu tấn. Mặc dù vậy, vào giữa năm nay, lượng hàng bông xuất khẩu của Úc vào Trung Quốc đã vượt qua cả Ấn Độ lẫn Mỹ, đạt 578.000 tấn.
ĐƯỜNG: Giá có phiên xuống mức thấp nhất gần 3 năm
Giá đường giảm mạnh do kỳ vọng thời tiết thuận lợi ở Brazil sẽ hỗ trợ mùa vụ trồng mía đường nước này. Thời tiết thuận lợi có thể hỗ trợ Brazil thu hoạch mía đường kỷ lục trong năm nay. Khu vực Trung Nam nước này, vùng trồng mía đường lớn nhất có mưa những ngày gần đây tăng độ ẩm cho đất.
Ngày 18/4, trên sàn ICE, giá đường thô giao tháng 7 giảm 1%, chốt phiên tại 17,61 cent/pound. Trong phiên giá còn chạm mức 17,43 cent/pound, thấp nhất kể từ 21/7/2011. Sản lượng đường Ấn Độ giảm sau 3 năm liên thặng dư có thể khiến nước này phải nhập khẩu thêm đường và giúp giá đường thế giới cải thiện. Dự kiến sản lượng đường có thể giảm 6,5% xuống còn 23 triệu tấn trong năm tài khóa 2013-2014 bắt đầu vào ngày 1/10, so với 24,6 triệu tấn năm hiện tại. Nhu cầu đường nội địa Ấn Độ dự kiến ở 24 triệu tấn trong năm 2013-2014, cao hơn so với sản lượng ước tính.
Thặng dư đường toàn cầu niên vụ hiện tại 2012-2013 dự kiến đứng ở 8,5 triệu tấn, do nguồn cung dồi dào từ Brazil. Sản lượng thế giới có thể lên kỷ lục 180,4 triệu tấn, trong khi tiêu thụ 171,8 triệu tấn.
(theo giacavattu)
Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới với thị phần khoảng 34%, sẽ giảm nhu cầu nhập cao su do tăng trưởng kinh tế chậm và cao su dự trữ còn nhiều. Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7,7% trong quý đầu tiên, là quý thứ 4 liên tiếp GDP nước này dưới 8%. Dự trữ cao su tại Thanh Đảo tăng lên kỷ lục đến 366,9 ngàn tấn vào ngày 15/4.
Còn tại Ấn Độ, mức dự trữ là 290 ngàn tấn, tăng gần 11%. Ấn Độ dự kiến tăng thuế nhập khẩu lên mức 20% để hạn chế nhập cao su nước ngoài.
Tại Mỹ, tháng qua, giá dầu thô WTI giảm liên tiếp, làm giảm nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên thay cho cao su nhân tạo.
Thị trường lốp xe sụt giảm cũng ảnh hưởng đến giá cao su. Tập đoàn Bridgestone – doanh nghiệp sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, có thể giảm tiêu thụ cao su 2,6% trong năm 2013 so với dự kiến được đưa ra vào tháng 2 do nhu cầu lốp xe của Mỹ sẽ tăng chậm hơn so với dự báo. Doanh số thị trường lốp thay thế tại Châu Âu đã đồng loạt giảm xuống trong quý I/2013, doanh số lốp ô tô giảm mạnh nhất, tương đương 12% so với quý I/2012 đạt 45,6 triệu lốp, doanh số lốp xe gắn máy giảm 13% đạt 2,7 triệu lốp, doanh số lốp xe nông nghiệp cũng giảm 8% đạt 463.000 lốp, trong khi doanh số lốp xe tải chỉ giảm 1% đạt 1,88 triệu lốp.
Ba nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia chưa có sự đồng thuận về giải pháp hỗ trợ giá cao su sau cuộc họp tại Phuket và dự kiến sẽ họp vào tháng 5 để thống nhất kế hoạch. Riêng Thái Lan quyết định vẫn sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch cắt giảm xuất khẩu 10% cho đến hết tháng 5.
Giá cao su RSS3 trên sàn TOCOM bình quân trong tuần 15-19/4/2013 xuống còn 2.473 – 2.580 USD/tấn, giảm mạnh từ 194 – 206 USD/tấn, tương đương giảm 7,0 – 7,7% so với tuần trước đó. Ngày 15/4, giá cao su hợp đồng kỳ hạn giao sau 5 tháng đạt 2.642 USD/tấn, sau đó nhanh chóng lao dốc và chạm đáy 2.494 USD/tấn vào ngày 18/4, thấp nhất 5 tháng qua.
Cùng chiều diễn biến với sàn TOCOM, giá cao su TSR20 hợp đồng kỳ hạn trên sàn SICOM cũng giảm trong tuần 15-19/4, chỉ đạt mức giá bình quân từ 2.379 – 2.407 USD/tấn, giảm từ 6,9 – 7,8% so với tuần trước.
Cùng chung xu hướng với TOCOM và SICOM, giá cao su tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia cũng có phiên giảm sâu trong tháng qua. SMR 20 chạm đáy vào ngày 18/4 ở mức 2.354 USD/tấn.
Năm 2012, giá cao su kỳ hạn tăng 15% khi 3 nước trồng chiếm khoảng 70% sản lượng thế giới, thỏa thuận hạn chế xuất khẩu từ tháng 10 đến tháng 3/2013 và chặt cây, kế hoạch đã làm giảm 450.000 tấn trên thị trường sau khi giá cao su kỳ hạn giảm xuống mức thấp 3 năm trong tháng 8/2012.
BÔNG: Giá giảm do nhà đầu tư bán, nhà máy hạn chế mua
Từ đầu tháng 4, nhu cầu mua bông đã giảm 9% trong khi dự trữ ở mức cao nhất trong gần 3 năm qua khiến giá giao ngay giảm 11% so với mức cao nhất 1 năm đạt được hồi tháng 3 khi các nhà đầu cơ tích cực mua vào.
Đóng cửa phiên 16/4, hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE Hoa Kỳ giảm 0,7 cent tương đương 0,8%, đóng cửa ở mức 85,42 cent/pound vào lúc đóng cửa phiên 16/4. Hợp đồng giao tháng 5 giá giảm 0,98 cent, tương đương 1,2% xuống 83,35 cent/lb, thấp hơn mức cao nhất 93,93 cent hôm 15/3 .
Giá bông giảm trong suốt đợt bán tháo nhiều mặt hàng hôm 15/4 bởi lo ngại về tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Đây là thị trường dệt may hàng đầu thế giới. Sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nước tiêu thụ bông hàng đầu thế giới, làm cho nhu cầu bông toàn cầu bị sụt giảm theo.
Việc tăng giá bông trong thời gian gần đây có khả năng là do các mối lo ngại về cán cân cung cầu bị thắt chặt cộng với việc Trung Quốc tiếp tục phát triển kho dự trữ. Tháng 3/2013, chỉ số giá bông tăng lên 98,85 cent/pound vào ngày 18/3 trước khi sụt xuống còn 93,15 cent/pound vào ngày 26/3 và tính chung trong quý 1/13, giá bông đã tăng 18%.
Về sản xuất. theo báo cáo của Hội đồng Cố vấn Bông Quốc tế (ICAC), sản xuất bông ở Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng trường bất chấp sự sụt giảm ở Ấn Độ & Trung Quốc. Trong năm nay, sản lượng bông của Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng từ mức 3,4 triệu tấn lên 3,7 triệu tấn, trong khi đó sản lượng tại Trung Quốc được dự báo sẽ sụt giảm từ 7,4 triệu tấn xuống còn 7,3 triệu tấn, và tại Ấn độ, mức sụt giảm sẽ từ 6 triệu tấn xuống còn 5,6 triệu tấn.
Mùa gieo trồng bông bắt đầu ở bán cầu bắc, diện tích trồng trọt được dự đoán sẽ giảm 2% trong khi sản lượng bình quân đạt 754kg/ha, gần bằng năm trước. Diện tích trồng bông dự kiến đạt 30,8 triệu ha (chiếm 90% diện tích toàn cầu), sẽ cho sản lượng 23,2 triệu tấn bông (chiếm 89% tổng sản lượng toàn cầu).
Mỹ đã từng là nhà xuất khẩu bông lớn nhất sang thị trường Trung Quốc, với khối lượng xuất khẩu tăng từ 50.000 tấn trong niên vụ 2001/02 lên 1,3 triệu tấn trong niên vụ 2011/12. Tuy nhiên Ấn Độ đã vượt qua Mỹ trong năm vừa qua khi xuất khẩu lượng bông của nước này vào Trung Quốc đạt 1,94 triệu tấn. Mặc dù vậy, vào giữa năm nay, lượng hàng bông xuất khẩu của Úc vào Trung Quốc đã vượt qua cả Ấn Độ lẫn Mỹ, đạt 578.000 tấn.
ĐƯỜNG: Giá có phiên xuống mức thấp nhất gần 3 năm
Giá đường giảm mạnh do kỳ vọng thời tiết thuận lợi ở Brazil sẽ hỗ trợ mùa vụ trồng mía đường nước này. Thời tiết thuận lợi có thể hỗ trợ Brazil thu hoạch mía đường kỷ lục trong năm nay. Khu vực Trung Nam nước này, vùng trồng mía đường lớn nhất có mưa những ngày gần đây tăng độ ẩm cho đất.
Ngày 18/4, trên sàn ICE, giá đường thô giao tháng 7 giảm 1%, chốt phiên tại 17,61 cent/pound. Trong phiên giá còn chạm mức 17,43 cent/pound, thấp nhất kể từ 21/7/2011. Sản lượng đường Ấn Độ giảm sau 3 năm liên thặng dư có thể khiến nước này phải nhập khẩu thêm đường và giúp giá đường thế giới cải thiện. Dự kiến sản lượng đường có thể giảm 6,5% xuống còn 23 triệu tấn trong năm tài khóa 2013-2014 bắt đầu vào ngày 1/10, so với 24,6 triệu tấn năm hiện tại. Nhu cầu đường nội địa Ấn Độ dự kiến ở 24 triệu tấn trong năm 2013-2014, cao hơn so với sản lượng ước tính.
Thặng dư đường toàn cầu niên vụ hiện tại 2012-2013 dự kiến đứng ở 8,5 triệu tấn, do nguồn cung dồi dào từ Brazil. Sản lượng thế giới có thể lên kỷ lục 180,4 triệu tấn, trong khi tiêu thụ 171,8 triệu tấn.
(theo giacavattu)
- Chứng khoán Mỹ “đấu bò”, thị trường hàng hóa khó chống lại xu hướng gấu 22/05/2013
- Giá cà phê Ấn Độ tăng do nhu cầu xuất khẩu 22/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 21/5: cà phê giảm ngày thứ 5, đường xuống gần đáy 3 năm 21/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo tăng do lạc quan nhu cầu 21/05/2013
- Giá cao su Tocom lên cao nhất 1 tuần do yên suy yếu 21/05/2013
- Tồn kho trên sàn Liffe và đánh giá mùa vụ của Việt Nam, Indonesia và Braxin. 21/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 20/5: đường thô, cacao tăng 20/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo tăng do đồng yên suy yếu, dự trữ giảm 20/05/2013
- Hàng hóa thế giới tuần 12-19/5: Giá tăng nhẹ 20/05/2013
- Thị trường cà phê: Bài ca lạc bè 20/05/2013