Giá cà phê bị “đột quỵ"
(TBKTSG Online) - Vì quá nhạy với tin đồn, các sàn kỳ hạn cà phê ngã quỵ. Giá rớt quá nặng nên khó lòng vực dậy lại trong mấy ngày qua. Thị trường xuống, bên bán ngồi chờ, bên mua đứng đợi…
Giá rớt “vô duyên”
Đầu tuần này, bọn tin tặc vào hệ thống của hãng thông tấn AP (The Associated Press), một đơn vị cung cấp thông tin cho hàng triệu thuê bao khắp thế giới, dựng nên tin đồn rằng: “Hai vụ nổ bom đã xảy ra tại tòa Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama bị thương”… Ngay lập tức, tin đồn đã làm các thị trường tài chính náo loạn. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút, giá cổ phiếu Mỹ rớt sâu, chỉ số Dow Jones DJIA mất 145 điểm. Trong tích tắc, giá trị các cổ phiếu mất 200 tỉ đô la Mỹ.
Theo chân cổ phiếu, giá hai sàn cà phê rớt tán loạn. Tin đồn bậy ngay lập tức được AP cải chính. Giá cổ phiếu hồi phục ngay. Giá sàn cà phê robusta rớt 71 đô la Mỹ/tấn, arabica mất 5,55 cts/lb (tức 122 đô la/tấn) trong ngày hôm ấy. Sàn robusta Liffe NYSE chìm nghỉm đến phiên giao dịch hôm qua thứ Sáu 26-4 mới “lai tỉnh”.
Chỉ tính đến hết thứ Năm 25-4, giá sàn robusta “đi đời” 107 đô la/tấn không gỡ. Do liên thông rất rộng, rất thoáng với các thị trường tài chính khác, các thị trường hàng hóa, đặc biệt sàn cà phê rất nhạy cảm với các tin đồn. Giá hai sàn rớt sâu, như một người bất ngờ bị “đột quỵ” nặng, hồi phục khó khăn. Mặt khác, tuần trước đây, đầu cơ tài chính có thể đã chọn sàn kỳ hạn robusta để đưa vốn về “tạm trú” khi giá sàn kim loại vàng và bạc rớt đậm, mất trên 200 đô la/ounce chỉ trong hai ngày giao dịch. Nay, giá hai mặt hàng kim loại này đang nhích lên dần, vàng đã lấy lại hơn một nửa những gì đã mất. Trước đây, vốn được đưa vào, nay lại bị rút ra để chuyển đến những nơi hấp dẫn hơn. Vì thế, giá sàn robusta trong thời gian qua như vừa là “nạn nhân” vừa là “con cờ”của các quỹ đầu cơ tài chính.
Tình trạng “đột quỵ” chỉ mới tạm thời ổn định khuya hôm qua. Đóng cửa cơ sở tháng 7-2013, nay là tháng giao dịch chính, phiên cuối tuần, tức rạng sáng nay thứ Bảy 27-4 giờ Việt Nam, giá kỳ hạn robusta chốt mức 2.007 đô la Mỹ, tăng trong ngày 23 đô la/tấn nhưng cả tuần mất 84 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 1 phía trên). Giá robusta tăng lại do Việt Nam nghỉ lễ 30-4 và 1-5, không bán ra. Trên sàn arabica New York, cả tuần mất 9,25 cts/lb tức 204 đô la/tấn.
Sáng nay, thứ Bảy 27-4, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên còn ở mức 42.400 đồng/kg, mất 1.600 đồng/kg so với 44.000 đồng cách nay 7 ngày.
Với mức này, giao dịch cầm chừng, giá hai bên mua bán chưa gặp nhau. Giá xuất khẩu loại 2, 5% đen bể vẫn cao hơn giá niêm yết robusta Liffe NYSE từ 10-20 đô la/tấn.
Cái gì núp sau…cái vô duyên?
Thực vậy, cuối tháng 3-2013, các quỹ đầu cơ trên sàn kỳ hạn đã bơm tiền đặt cược vào sàn kỳ hạn robusta, bấy giờ lượng mua ròng đạt trên 35.000 lô (tức 350.000 tấn), gần chạm mức cao kỷ lục là 38.000 lô. Từ bấy đến tuần trước, đầu cơ đã “nhả” cược lượng mua ấy hơn cả một nửa, chỉ còn giữ 16.015 lô.
Với đà rớt giá trong tuần, các nhà phân tích thị trường cho rằng lượng mua ròng này chắc sẽ giảm nữa, ước sẽ còn dưới 10.000 lô.
Hàng tuần, sàn kỳ hạn công bố bản quyết toán vị thế kinh doanh của các bên tham gia. Với sàn robusta, báo cáo này được phát hành định kỳ vào các ngày thứ hai cho vị thế kinh doanh của các bên tham gia kinh doanh trên sàn gồm đầu cơ, kinh doanh và rang xay với số liệu được khóa sổ của ngày thứ ba tuần trước đó.
Trước mắt, điều đáng lo cho sàn kỳ hạn robusta là liệu đầu cơ còn tiếp tục nhả cược như trong thời gian vừa qua, tức bán thoát khỏi vị thế mua để thanh lý, làm giá rớt liên tục. Sẽ đáng sợ hơn, nếu đầu cơ nhả cược rồi đi “kèo ngược” tức chuyển sang vị thế bán ròng, thì giá càng có nguy cơ rớt tiếp. Như trường hợp sàn arabica, trước đây, được đầu cơ mua ròng, giá có khi tăng lên trên 300 cts/lb (tức 6.610 đô la/tấn). Sau đó, nghe tin Brazil được mùa, đầu cơ “nhả cược” và chuyển qua “bán ròng”, tức từ gần 40.000 lô mua ròng nay có số dư bán ròng đến trên 35.000 lô. Chính vì thế, giá arabica New York nay chỉ còn quanh mức 134 cts/lb (tức chừng 2.955 đô la/ tấn), mất trên một nửa. Song, nếu như đầu cơ “nhả cược” có mức độ, rồi lại mua nhồi lên, thì vẫn còn “an ủi”, giá sẽ ngưng rớt và có cơ hội tăng lên lại.
Nhìn lại con số xuất khẩu
Tuần qua, Bộ Nông nghiệp& PTNT (BNN) và Tổng cục Thống kê (TCTK) đồng một lúc đưa ra các ước báo xuất khẩu cà phê tháng Tư của nước ta. Theo BNN, trong tháng Tư, ước nước ta xuất khẩu chừng 133.000 tấn cà phê, nâng tổng lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm lên 608.000 tấn, giảm 13,4% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, TCTK cho rằng tháng Tư, nước ta chỉ xuất khẩu chừng 110.000 tấn cà phê và chỉnh ước báo tháng Ba từ 190.000 tấn xuống chỉ còn 157.900 tấn, giảm 30,4% so với tháng Ba. Cũng theo TCTK, tổng lượng cà phê xuất khẩu nước ta trong 4 tháng đầu năm 2013 đạt 585.700 tấn (xin xem biểu đồ 2 phía trên, cột số màu đỏ chỉ lượng xuất khẩu hàng tháng, cột màu xanh báo lượng xuất khẩu lũy tiến 1 năm).
Như vậy, bình quân xuất khẩu cà phê từng tháng trong 4 tháng đầu năm theo BNN đạt 152.000 tấn/tháng và TCTK 146.425 tấn/tháng, chênh lệch nhau chừng 6.000 tấn. Theo một số nhà kinh doanh, con số xuất khẩu tháng Tư của TCTK có lẽ sẽ được nâng lên vì lượng xuất khẩu trong tháng Tư vẫn còn khá cao, nhờ giá thời điểm ký hợp đồng vẫn còn tốt, kích thích bán ra.
Nếu vậy, sự cách biệt này được hóa giải một cách hợp lý. Dựa trên hai nguồn dữ liệu, có thể mạnh dạn nói rằng bình quân xuất khẩu hàng tháng trong 4 tháng đầu năm nay vẫn cao, chừng 150.000 tấn. Trong đó, đại bộ phận lượng hàng xuất khẩu đi thẳng đến các cơ sở rang xay khắp nơi trên trên giới ước 130.000-135.000 tấn/tháng. Số còn lại, 15.000-20.000 tấn/tháng được các nhà kinh doanh giữ làm thành hàng tồn kho để bảo đảm hoặc kế hoạch giao hàng của họ cho các tháng sau, hoặc là chuyển sang các kho cảng thuộc sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE để được giám định chất lượng theo yêu cầu của sàn. Theo ước tính của một nhà phân tích tại TP Hồ Chí Minh, hàng tháng bình quân các nhà rang xay sử dụng lượng robusta của nước ta chừng 130.000-135.000 tấn, cao hơn năm trước 5.000-10.000 tấn.
Nguyễn Quang Bình
Giá rớt “vô duyên”
Biểu đồ 1: Giá đóng cửa sàn robusta Liffe NYSE trong tuần (tác giả tổng hợp) |
Đầu tuần này, bọn tin tặc vào hệ thống của hãng thông tấn AP (The Associated Press), một đơn vị cung cấp thông tin cho hàng triệu thuê bao khắp thế giới, dựng nên tin đồn rằng: “Hai vụ nổ bom đã xảy ra tại tòa Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama bị thương”… Ngay lập tức, tin đồn đã làm các thị trường tài chính náo loạn. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút, giá cổ phiếu Mỹ rớt sâu, chỉ số Dow Jones DJIA mất 145 điểm. Trong tích tắc, giá trị các cổ phiếu mất 200 tỉ đô la Mỹ.
Theo chân cổ phiếu, giá hai sàn cà phê rớt tán loạn. Tin đồn bậy ngay lập tức được AP cải chính. Giá cổ phiếu hồi phục ngay. Giá sàn cà phê robusta rớt 71 đô la Mỹ/tấn, arabica mất 5,55 cts/lb (tức 122 đô la/tấn) trong ngày hôm ấy. Sàn robusta Liffe NYSE chìm nghỉm đến phiên giao dịch hôm qua thứ Sáu 26-4 mới “lai tỉnh”.
Chỉ tính đến hết thứ Năm 25-4, giá sàn robusta “đi đời” 107 đô la/tấn không gỡ. Do liên thông rất rộng, rất thoáng với các thị trường tài chính khác, các thị trường hàng hóa, đặc biệt sàn cà phê rất nhạy cảm với các tin đồn. Giá hai sàn rớt sâu, như một người bất ngờ bị “đột quỵ” nặng, hồi phục khó khăn. Mặt khác, tuần trước đây, đầu cơ tài chính có thể đã chọn sàn kỳ hạn robusta để đưa vốn về “tạm trú” khi giá sàn kim loại vàng và bạc rớt đậm, mất trên 200 đô la/ounce chỉ trong hai ngày giao dịch. Nay, giá hai mặt hàng kim loại này đang nhích lên dần, vàng đã lấy lại hơn một nửa những gì đã mất. Trước đây, vốn được đưa vào, nay lại bị rút ra để chuyển đến những nơi hấp dẫn hơn. Vì thế, giá sàn robusta trong thời gian qua như vừa là “nạn nhân” vừa là “con cờ”của các quỹ đầu cơ tài chính.
Tình trạng “đột quỵ” chỉ mới tạm thời ổn định khuya hôm qua. Đóng cửa cơ sở tháng 7-2013, nay là tháng giao dịch chính, phiên cuối tuần, tức rạng sáng nay thứ Bảy 27-4 giờ Việt Nam, giá kỳ hạn robusta chốt mức 2.007 đô la Mỹ, tăng trong ngày 23 đô la/tấn nhưng cả tuần mất 84 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 1 phía trên). Giá robusta tăng lại do Việt Nam nghỉ lễ 30-4 và 1-5, không bán ra. Trên sàn arabica New York, cả tuần mất 9,25 cts/lb tức 204 đô la/tấn.
Sáng nay, thứ Bảy 27-4, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên còn ở mức 42.400 đồng/kg, mất 1.600 đồng/kg so với 44.000 đồng cách nay 7 ngày.
Với mức này, giao dịch cầm chừng, giá hai bên mua bán chưa gặp nhau. Giá xuất khẩu loại 2, 5% đen bể vẫn cao hơn giá niêm yết robusta Liffe NYSE từ 10-20 đô la/tấn.
Cái gì núp sau…cái vô duyên?
Thực vậy, cuối tháng 3-2013, các quỹ đầu cơ trên sàn kỳ hạn đã bơm tiền đặt cược vào sàn kỳ hạn robusta, bấy giờ lượng mua ròng đạt trên 35.000 lô (tức 350.000 tấn), gần chạm mức cao kỷ lục là 38.000 lô. Từ bấy đến tuần trước, đầu cơ đã “nhả” cược lượng mua ấy hơn cả một nửa, chỉ còn giữ 16.015 lô.
Với đà rớt giá trong tuần, các nhà phân tích thị trường cho rằng lượng mua ròng này chắc sẽ giảm nữa, ước sẽ còn dưới 10.000 lô.
Hàng tuần, sàn kỳ hạn công bố bản quyết toán vị thế kinh doanh của các bên tham gia. Với sàn robusta, báo cáo này được phát hành định kỳ vào các ngày thứ hai cho vị thế kinh doanh của các bên tham gia kinh doanh trên sàn gồm đầu cơ, kinh doanh và rang xay với số liệu được khóa sổ của ngày thứ ba tuần trước đó.
Trước mắt, điều đáng lo cho sàn kỳ hạn robusta là liệu đầu cơ còn tiếp tục nhả cược như trong thời gian vừa qua, tức bán thoát khỏi vị thế mua để thanh lý, làm giá rớt liên tục. Sẽ đáng sợ hơn, nếu đầu cơ nhả cược rồi đi “kèo ngược” tức chuyển sang vị thế bán ròng, thì giá càng có nguy cơ rớt tiếp. Như trường hợp sàn arabica, trước đây, được đầu cơ mua ròng, giá có khi tăng lên trên 300 cts/lb (tức 6.610 đô la/tấn). Sau đó, nghe tin Brazil được mùa, đầu cơ “nhả cược” và chuyển qua “bán ròng”, tức từ gần 40.000 lô mua ròng nay có số dư bán ròng đến trên 35.000 lô. Chính vì thế, giá arabica New York nay chỉ còn quanh mức 134 cts/lb (tức chừng 2.955 đô la/ tấn), mất trên một nửa. Song, nếu như đầu cơ “nhả cược” có mức độ, rồi lại mua nhồi lên, thì vẫn còn “an ủi”, giá sẽ ngưng rớt và có cơ hội tăng lên lại.
Nhìn lại con số xuất khẩu
Tuần qua, Bộ Nông nghiệp& PTNT (BNN) và Tổng cục Thống kê (TCTK) đồng một lúc đưa ra các ước báo xuất khẩu cà phê tháng Tư của nước ta. Theo BNN, trong tháng Tư, ước nước ta xuất khẩu chừng 133.000 tấn cà phê, nâng tổng lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm lên 608.000 tấn, giảm 13,4% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 2: Xuất khẩu cà phê Việt Nam tính theo lượng bao 60 kg/bao(Nguồn: NewEdge) |
Trong khi đó, TCTK cho rằng tháng Tư, nước ta chỉ xuất khẩu chừng 110.000 tấn cà phê và chỉnh ước báo tháng Ba từ 190.000 tấn xuống chỉ còn 157.900 tấn, giảm 30,4% so với tháng Ba. Cũng theo TCTK, tổng lượng cà phê xuất khẩu nước ta trong 4 tháng đầu năm 2013 đạt 585.700 tấn (xin xem biểu đồ 2 phía trên, cột số màu đỏ chỉ lượng xuất khẩu hàng tháng, cột màu xanh báo lượng xuất khẩu lũy tiến 1 năm).
Như vậy, bình quân xuất khẩu cà phê từng tháng trong 4 tháng đầu năm theo BNN đạt 152.000 tấn/tháng và TCTK 146.425 tấn/tháng, chênh lệch nhau chừng 6.000 tấn. Theo một số nhà kinh doanh, con số xuất khẩu tháng Tư của TCTK có lẽ sẽ được nâng lên vì lượng xuất khẩu trong tháng Tư vẫn còn khá cao, nhờ giá thời điểm ký hợp đồng vẫn còn tốt, kích thích bán ra.
Nếu vậy, sự cách biệt này được hóa giải một cách hợp lý. Dựa trên hai nguồn dữ liệu, có thể mạnh dạn nói rằng bình quân xuất khẩu hàng tháng trong 4 tháng đầu năm nay vẫn cao, chừng 150.000 tấn. Trong đó, đại bộ phận lượng hàng xuất khẩu đi thẳng đến các cơ sở rang xay khắp nơi trên trên giới ước 130.000-135.000 tấn/tháng. Số còn lại, 15.000-20.000 tấn/tháng được các nhà kinh doanh giữ làm thành hàng tồn kho để bảo đảm hoặc kế hoạch giao hàng của họ cho các tháng sau, hoặc là chuyển sang các kho cảng thuộc sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE để được giám định chất lượng theo yêu cầu của sàn. Theo ước tính của một nhà phân tích tại TP Hồ Chí Minh, hàng tháng bình quân các nhà rang xay sử dụng lượng robusta của nước ta chừng 130.000-135.000 tấn, cao hơn năm trước 5.000-10.000 tấn.
Nguyễn Quang Bình
- Tan tác thị trường cà phê! 31/05/2013
- Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê robusta (ngày 28/05/2013) 31/05/2013
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 21 (20/5 – 25/5/2013) 31/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 24/5/2013 24/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 23/5/2013 24/05/2013
- Mất tiền tỉ vì bị động 24/05/2013
- Nâng cao sản lượng cây ca cao Việt Nam 24/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 24/5/2013 24/05/2013
- Giá tiêu giảm nhẹ, nông dân giảm bán 24/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 23/5/2013 23/05/2013