Đặt cược vào hàng hóa tiếp tục giảm
Lượng đặt cược giá hàng hóa giảm dẫn đầu là các mặt hàng bạc, ngô và xăng dầu.
Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ, các nhà quản lý tiền tệ đặt cược giá lên đối với 18 loại hàng hóa nguyên liệu thô giảm 5%, giảm nhiều nhất là bạc, ngô và xăng dầu. Trong khi đó, đặt cược giá vàng lên tăng tuần thứ 3 liên tiếp.
Theo ông Cameron Brant, giám đốc nghiên cứu EPFR Global tại Cambridge, hãng chuyên nghiên cứu các dòng tiền, trong tuần kết thúc ngày 24/4, các nhà quản lý tiền tệ rút ra 2,6 tỷ USD từ quỹ hàng hóa. Dòng tiền rút ra từ các quỹ vàng và các kim loại quý khác khoảng 2,15 tỷ USD.
Các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác nắm giữ 69.726 hợp đồng mua ròng vàng, chỉ thấp hơn mức cao kỷ lục đạt được 6 tuần trước khoảng 0,6%. Vị thế bán ròng giảm 25% xuống 46.168 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn.
Đối với bạc, lượng mua ròng giảm 26% xuống 5.689 hợp đồng. Giá bạc tại New York giảm 3,4% trong tuần qua, giảm mạnh nhất kể từ tháng 1.
Các quỹ phòng hộ cũng đặt cược giá đồng xuống đạt 15.727 hợp đồng, trong khi tuần trước đó là 27.412 hợp đồng. Đặt cược giá dầu lên giảm 0,3% xuống 182.408 hợp đồng, giảm tuần thứ 3 liên tiếp. Lượng nắm giữ bạch kim và palladium cũng giảm tuần thứ 3.
Chỉ số mua ròng 11 loại hàng hóa nông sản tăng 1,1% lên 106.391 hợp đồng. Lượng nắm giữ nông sản đang phục hồi trở lại sau khi chạm đáy 56.404 hợp đồng ngày 9/4, thấp nhất hơn 6 năm. Chỉ số giá nông sản của S&P GSCI giảm 1,9% trong tuần trước xuống thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.
Theo Dân Việt/Bloomberg
Theo ông Cameron Brant, giám đốc nghiên cứu EPFR Global tại Cambridge, hãng chuyên nghiên cứu các dòng tiền, trong tuần kết thúc ngày 24/4, các nhà quản lý tiền tệ rút ra 2,6 tỷ USD từ quỹ hàng hóa. Dòng tiền rút ra từ các quỹ vàng và các kim loại quý khác khoảng 2,15 tỷ USD.
Các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác nắm giữ 69.726 hợp đồng mua ròng vàng, chỉ thấp hơn mức cao kỷ lục đạt được 6 tuần trước khoảng 0,6%. Vị thế bán ròng giảm 25% xuống 46.168 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn.
Đối với bạc, lượng mua ròng giảm 26% xuống 5.689 hợp đồng. Giá bạc tại New York giảm 3,4% trong tuần qua, giảm mạnh nhất kể từ tháng 1.
Các quỹ phòng hộ cũng đặt cược giá đồng xuống đạt 15.727 hợp đồng, trong khi tuần trước đó là 27.412 hợp đồng. Đặt cược giá dầu lên giảm 0,3% xuống 182.408 hợp đồng, giảm tuần thứ 3 liên tiếp. Lượng nắm giữ bạch kim và palladium cũng giảm tuần thứ 3.
Chỉ số mua ròng 11 loại hàng hóa nông sản tăng 1,1% lên 106.391 hợp đồng. Lượng nắm giữ nông sản đang phục hồi trở lại sau khi chạm đáy 56.404 hợp đồng ngày 9/4, thấp nhất hơn 6 năm. Chỉ số giá nông sản của S&P GSCI giảm 1,9% trong tuần trước xuống thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.
Theo Dân Việt/Bloomberg
- Chứng khoán Mỹ “đấu bò”, thị trường hàng hóa khó chống lại xu hướng gấu 22/05/2013
- Giá cà phê Ấn Độ tăng do nhu cầu xuất khẩu 22/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 21/5: cà phê giảm ngày thứ 5, đường xuống gần đáy 3 năm 21/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo tăng do lạc quan nhu cầu 21/05/2013
- Giá cao su Tocom lên cao nhất 1 tuần do yên suy yếu 21/05/2013
- Tồn kho trên sàn Liffe và đánh giá mùa vụ của Việt Nam, Indonesia và Braxin. 21/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 20/5: đường thô, cacao tăng 20/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo tăng do đồng yên suy yếu, dự trữ giảm 20/05/2013
- Hàng hóa thế giới tuần 12-19/5: Giá tăng nhẹ 20/05/2013
- Thị trường cà phê: Bài ca lạc bè 20/05/2013