Hàng hóa thế giới tuần 20-27/4: Vàng, dầu, đồng đều tăng
· Vàng tăng giá trên 4% trong tuần
· Dầu Brent tăng 3,5% trong tuần
(VINANET) – Giá vàng giảm trong phiên giao dịch cuối tuần qua, 26-4, nhưng tính chung trong tuần tăng mạnh nhất trong vòng hơn 3 tháng, trong khi đồng và dầu cũng tăng tuần qua.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì giảm gần 2% phiên cuối tuần và tính chung trong tuần là tuần thứ 2 giảm giá. Cacao tăng lên mức cao nhất 4 tháng và đường kết thúc vững giá.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,6% phiên cuối tuần sau khi 7 trong số 19 hàng hóa giảm giá trên 1%.
Tiinhs chung cả tuần, CRB tăng 0,8% sau 2 phiên giao dịch thứ 4 và 5 tăng giá. Riêng phiên thứ 5 (25-4) CRB tăng 1,5%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11.
Phiên cuối tuần thị trường hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thông tin từ Hoa Kỳ, khiến giới đầu tư cảnh giác với triển vọng thị trường nguyên liệu.
Bộ Thương mại Mỹ thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này trong quý 1 năm nay chỉ tăng 2,5%, thấp hơn mức dự đoán là 3%. Số liệu này gây lo ngại về cường độ tăng trưởng trong quý 2 và thị trường chứng khoán Mỹ do đó giảm giá đồng loạt phiên cuối tuần.
Năng lượng
Phiên giao dịch cuối tuần 26/04 (kết thúc vào rạng sáng 27-4 giờ VN), giá dầu thô sụt giảm khi GDP của Mỹ không đạt dự báo nhưng tính theo tuần, giá dầu thô vẫn tăng mạnh.
Dầu thô giao sau vào tháng 6 đảo chiều giảm 0,64USD, tương đương với 0,7%, đóng cửa ở mức 93 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Trong phiên này, có lúc giá dầu thô về sát mức 92 USD/thùng. Tuy nhiên, tính theo tuần, giá dầu thô vẫn tăng tới 5,4%.
Giá dầu Brent giao tháng 6 tại thị trường Luân Đôn có lúc rơi xuống mức 102,25 trước khi chốt phiên để mất 0,25 USD, tương đương với 0,2%, đóng cửa ở mức 103,16 USD/thùng. Như vậy, giá dầu Brent vẫn tăng hơn 3% trong tuần qua.
Các giao dịch viên cho rằng khối lượng giao dịch ở mức thấp phản ánh sự thiếu ổn định trong mức tăng cao của tuần qua. Khối lượng giao dịch dầu thô và dầu Brent phiên cuối tuần hạ 22% và 11% tương ứng so với mức bình quân 30 ngày.
Chênh lệch giá dầu Brent và dầu thô trong phiên cuối tuần đã nhích nhẹ so với phiên trước với 10,06 USD. Phiên trước ghi nhận mức chênh lệch giá dưới ngưỡng 10 USD lần đầu tiên kể từ tháng 01/2012.
Giá của các loại năng lượng khác đồng loạt tăng trong phiên giao dịch này. Cụ thể, giá xăng giao tháng 5 đảo chiều tăng 0,02 USD, tương đương với 0,8% chốt ở mức 2,835 USD/gallon. Như vậy, giá xăng giao sau đã tăng 2,3% trong tuần qua.
Tại các điểm bán lẻ, giá xăng bình quân đã giảm từ mức 3,667 USD/gallon của một tháng trước về còn 3,516 USD/gallon theo báo cáo xăng dầu theo ngày của AAA.
Giá dầu sưởi giao tháng 5 không thay đổi so với phiên trước khi đóng cửa ở mức 2,90 USD/gallon và ghi nhận mức tăng 4,1% tính theo tuần.
Giá khí tự nhiên giao tháng 5 đảo chiều tăng USD, tương đương với 0,4% đứng ở mức 4,15 USD/triệu BTU. Các hợp đồng giao tháng 5 đã kết thúc vào phiên này. Giá khí tự nhiên giao tháng 6 tăng 0,02 USD, tương đương với 0,6% chốt ở mức 4,22 USD/triệu BTU. Giá loại năng lượng này đã giảm 5,3% trong tuần qua và đây là tuần có mức giảm đầu tiên trong vòng 10 tuần gần đây. Tính từ đầu năm 2013, giá khí tự nhiên vẫn tăng tới hơn 20%.
Kim loại quý
Giá vàng tuần qua tăng mạnh nhất 3 tháng nhờ lực mua vật chất mạnh sau 2 phiên lao dốc tuần trước. Người dân châu Á ồ ạt mua vàng trang sức, lực mua được đánh giá mạnh nhất 30 năm. Hãng U.S Mint của Mỹ cũng cho biết doanh số bán vàng xu mạnh nhất 3 năm qua, riêng loại vàng xu kích thước nhỏ nhất còn cháy hàng, không đủ cung để tiêu thụ.
Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 6 tăng 4,2%, chốt tuần tại 1.462,9 USD/oz. Kể từ khi lao dốc xuống thấp nhất 2 năm ghi nhận ngày 16/2, giá vàng đã phục hồi tổng cộng 10%.
Quỹ tín thác SPDR Gold Trust bán ra liên tục 14 phiên liên tiếp, tổng cộng 122 tấn vàng, đưa lượng nắm giữ xuống 1.083,05 tấn vàng, thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Theo số liệu của Bloomberg, tổng lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF trong tháng 4 giảm mạnh nhất 9 năm.
Tuần tới một số sự kiện lớn sẽ ảnh hưởng mạnh tới thị trường vàng, đó là cuộc họp ngân hàng trung ương và báo cáo việc làm của Mỹ.
Bên cạnh xu hướng trên thị trường vàng vật chất, giới đầu tư sẽ dành sự quan tâm cho hai cuộc họp, một là của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và một của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Các dữ liệu kinh tế, nhất là báo cáo việc làm tháng 4 của Mỹ, cũng sẽ thu hút sự chú ý lớn bởi đây được xem như cơ sở để dự báo về đường đi của chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Cuộc họp của FED sẽ diễn ra trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư của tuần tới. Thời gian qua, giới quan sát đã đồn đoán về khả năng FED sẽ sớm kết thúc chương trình nới lỏng định lượng QE3 vì tình hình kinh tế Mỹ đã khá lên. Đồn đoán này gây bất lợi cho vàng.
Tuy nhiên, những thống kê kinh tế của tháng 3 công bố gần đây đều kém hơn dự báo. Mới nhất, thống kê công bố hôm thứ Sáu cho thấy, trong quý 1, GDP của Mỹ chỉ tăng 2,5%, thay vì tăng 3% như dự báo. Vì vậy, rất có thể trong cuộc họp này, FED sẽ thể hiện chủ trương tiếp tục duy trì QE3.
Ngày thứ Sáu (5/3), báo cáo việc làm tháng 4 của Mỹ sẽ được Bộ Lao động nước này công bố. Theo dự báo, Mỹ có thêm từ 160.000-166.000 việc làm mới trong tháng, từ mức 88.000 việc làm mới có được trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giữ ở mức 7,6%.
Sau FED, ECB sẽ họp vào ngày thứ Năm tuần tới. Những thống kê kinh tế u ám gần đây của khối 17 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) làm gia tăng những kỳ vọng về việc ECB có thể cắt giảm lãi suất từ mức thấp kỷ lục 0,75% hiện nay. Một động thái điều chỉnh tỷ giá đồng Euro có thể gây ảnh hưởng tới tỷ giá Euro/USD, theo đó tác động tới đường đi của giá vàng.
Tuy nhiên, tuần tới, Trung Quốc sẽ nghỉ lễ 3 ngày, nên lực mua vàng vật chất ở nước này có thể giảm. Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ vàng lớn thứ nhì thế giới, sau Ấn Độ.
Trong cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia dự báo giá vàng tuần tới do Kitco News thực hiện, có 14/24 ý kiến dự báo giá tăng, 8 ý kiến nhận định giá giảm, 2 ý kiến cho rằng giá sẽ đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò hàng tuần qua là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch hàng hóa tương lai, nhà quản lý quỹ và chuyên gia phân tích kỹ thuật.
Kim loại cơ bản
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME tăng nhẹ 0,5% so với cuối tuần trước, chốt tuần tại 7.030 USD/tấn. Trong tuần, có phiên giá đồng xuống thấp nhất 1,5 năm còn 6.762,25 USD/tấn.
Diễn biến giá đồng chủ yếu bám sát vào tình hình nhập khẩu của Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới. Tổng cục hải quan nước này cho biết lượng đồng nhập khẩu trong tháng 3 giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn kỳ vọng trong mùa xây dựng tới, nước này sẽ tăng cường mua vào, bổ sung kho dự trữ nguyên liệu, vốn đang trong tình trạng khan hiếm.
Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo giá đồng trong 3 tháng từ 8.000 USD/tấn xuống 7.000 USD/tấn, giá trong 6 tháng từ 9.000 USD/tấn xuống 8.000 USD/tấn, giá trong 12 tháng chỉ khoảng 7.000 USD/tấn thay vì dự báo 8.000 USD/tấn trước đây.
Nông sản
Trên sàn Chicago, giá ngô giao tháng 7 tuần qua giảm 2,1% giao dich tại 6,1975 USD/tấn, phiên ngày 24/4, giá chạm đáy 6,1 USD/giạ, thấp nhất 10 tháng. Giá lúa mì giao tháng 7 giảm 2,6% xuống 6,925 USD/bushel, giá đậu tương cùng kỳ hạn giảm 0,1% xuống 13,81 USD/bushel.
Giá ngũ cốc giảm trong tuần qua do dự báo cung dồi dào. Theo Hội đồng ngũ cốc quốc tế, sản lượng ngô toàn cầu đạt 939 triệu tấn, dự trữ ngô cũng tăng 26 triệu tấn lên 143 triệu tấn trong vụ mùa 2012/2013. Nguồn cung được cải thiện đáng kể so với năm ngoái do điều kiện thời tiết thuận lợi, không có tình trạng hạn hán thiếu nước như mùa hè 2012.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hạn chế từ Trung Quốc khi dịch cúm gia cầm chưa được kiểm soát, số người nhiễm H7N9 gia tăng và lây lan sang Hong Kong. Nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi cho gia cầm giảm đáng kể.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters)
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì giảm gần 2% phiên cuối tuần và tính chung trong tuần là tuần thứ 2 giảm giá. Cacao tăng lên mức cao nhất 4 tháng và đường kết thúc vững giá.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,6% phiên cuối tuần sau khi 7 trong số 19 hàng hóa giảm giá trên 1%.
Tiinhs chung cả tuần, CRB tăng 0,8% sau 2 phiên giao dịch thứ 4 và 5 tăng giá. Riêng phiên thứ 5 (25-4) CRB tăng 1,5%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11.
Phiên cuối tuần thị trường hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thông tin từ Hoa Kỳ, khiến giới đầu tư cảnh giác với triển vọng thị trường nguyên liệu.
Bộ Thương mại Mỹ thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này trong quý 1 năm nay chỉ tăng 2,5%, thấp hơn mức dự đoán là 3%. Số liệu này gây lo ngại về cường độ tăng trưởng trong quý 2 và thị trường chứng khoán Mỹ do đó giảm giá đồng loạt phiên cuối tuần.
Năng lượng
Phiên giao dịch cuối tuần 26/04 (kết thúc vào rạng sáng 27-4 giờ VN), giá dầu thô sụt giảm khi GDP của Mỹ không đạt dự báo nhưng tính theo tuần, giá dầu thô vẫn tăng mạnh.
Dầu thô giao sau vào tháng 6 đảo chiều giảm 0,64USD, tương đương với 0,7%, đóng cửa ở mức 93 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Trong phiên này, có lúc giá dầu thô về sát mức 92 USD/thùng. Tuy nhiên, tính theo tuần, giá dầu thô vẫn tăng tới 5,4%.
Giá dầu Brent giao tháng 6 tại thị trường Luân Đôn có lúc rơi xuống mức 102,25 trước khi chốt phiên để mất 0,25 USD, tương đương với 0,2%, đóng cửa ở mức 103,16 USD/thùng. Như vậy, giá dầu Brent vẫn tăng hơn 3% trong tuần qua.
Các giao dịch viên cho rằng khối lượng giao dịch ở mức thấp phản ánh sự thiếu ổn định trong mức tăng cao của tuần qua. Khối lượng giao dịch dầu thô và dầu Brent phiên cuối tuần hạ 22% và 11% tương ứng so với mức bình quân 30 ngày.
Chênh lệch giá dầu Brent và dầu thô trong phiên cuối tuần đã nhích nhẹ so với phiên trước với 10,06 USD. Phiên trước ghi nhận mức chênh lệch giá dưới ngưỡng 10 USD lần đầu tiên kể từ tháng 01/2012.
Giá của các loại năng lượng khác đồng loạt tăng trong phiên giao dịch này. Cụ thể, giá xăng giao tháng 5 đảo chiều tăng 0,02 USD, tương đương với 0,8% chốt ở mức 2,835 USD/gallon. Như vậy, giá xăng giao sau đã tăng 2,3% trong tuần qua.
Tại các điểm bán lẻ, giá xăng bình quân đã giảm từ mức 3,667 USD/gallon của một tháng trước về còn 3,516 USD/gallon theo báo cáo xăng dầu theo ngày của AAA.
Giá dầu sưởi giao tháng 5 không thay đổi so với phiên trước khi đóng cửa ở mức 2,90 USD/gallon và ghi nhận mức tăng 4,1% tính theo tuần.
Giá khí tự nhiên giao tháng 5 đảo chiều tăng USD, tương đương với 0,4% đứng ở mức 4,15 USD/triệu BTU. Các hợp đồng giao tháng 5 đã kết thúc vào phiên này. Giá khí tự nhiên giao tháng 6 tăng 0,02 USD, tương đương với 0,6% chốt ở mức 4,22 USD/triệu BTU. Giá loại năng lượng này đã giảm 5,3% trong tuần qua và đây là tuần có mức giảm đầu tiên trong vòng 10 tuần gần đây. Tính từ đầu năm 2013, giá khí tự nhiên vẫn tăng tới hơn 20%.
Kim loại quý
Giá vàng tuần qua tăng mạnh nhất 3 tháng nhờ lực mua vật chất mạnh sau 2 phiên lao dốc tuần trước. Người dân châu Á ồ ạt mua vàng trang sức, lực mua được đánh giá mạnh nhất 30 năm. Hãng U.S Mint của Mỹ cũng cho biết doanh số bán vàng xu mạnh nhất 3 năm qua, riêng loại vàng xu kích thước nhỏ nhất còn cháy hàng, không đủ cung để tiêu thụ.
Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 6 tăng 4,2%, chốt tuần tại 1.462,9 USD/oz. Kể từ khi lao dốc xuống thấp nhất 2 năm ghi nhận ngày 16/2, giá vàng đã phục hồi tổng cộng 10%.
Quỹ tín thác SPDR Gold Trust bán ra liên tục 14 phiên liên tiếp, tổng cộng 122 tấn vàng, đưa lượng nắm giữ xuống 1.083,05 tấn vàng, thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Theo số liệu của Bloomberg, tổng lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF trong tháng 4 giảm mạnh nhất 9 năm.
Tuần tới một số sự kiện lớn sẽ ảnh hưởng mạnh tới thị trường vàng, đó là cuộc họp ngân hàng trung ương và báo cáo việc làm của Mỹ.
Bên cạnh xu hướng trên thị trường vàng vật chất, giới đầu tư sẽ dành sự quan tâm cho hai cuộc họp, một là của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và một của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Các dữ liệu kinh tế, nhất là báo cáo việc làm tháng 4 của Mỹ, cũng sẽ thu hút sự chú ý lớn bởi đây được xem như cơ sở để dự báo về đường đi của chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Cuộc họp của FED sẽ diễn ra trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư của tuần tới. Thời gian qua, giới quan sát đã đồn đoán về khả năng FED sẽ sớm kết thúc chương trình nới lỏng định lượng QE3 vì tình hình kinh tế Mỹ đã khá lên. Đồn đoán này gây bất lợi cho vàng.
Tuy nhiên, những thống kê kinh tế của tháng 3 công bố gần đây đều kém hơn dự báo. Mới nhất, thống kê công bố hôm thứ Sáu cho thấy, trong quý 1, GDP của Mỹ chỉ tăng 2,5%, thay vì tăng 3% như dự báo. Vì vậy, rất có thể trong cuộc họp này, FED sẽ thể hiện chủ trương tiếp tục duy trì QE3.
Ngày thứ Sáu (5/3), báo cáo việc làm tháng 4 của Mỹ sẽ được Bộ Lao động nước này công bố. Theo dự báo, Mỹ có thêm từ 160.000-166.000 việc làm mới trong tháng, từ mức 88.000 việc làm mới có được trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giữ ở mức 7,6%.
Sau FED, ECB sẽ họp vào ngày thứ Năm tuần tới. Những thống kê kinh tế u ám gần đây của khối 17 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) làm gia tăng những kỳ vọng về việc ECB có thể cắt giảm lãi suất từ mức thấp kỷ lục 0,75% hiện nay. Một động thái điều chỉnh tỷ giá đồng Euro có thể gây ảnh hưởng tới tỷ giá Euro/USD, theo đó tác động tới đường đi của giá vàng.
Tuy nhiên, tuần tới, Trung Quốc sẽ nghỉ lễ 3 ngày, nên lực mua vàng vật chất ở nước này có thể giảm. Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ vàng lớn thứ nhì thế giới, sau Ấn Độ.
Trong cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia dự báo giá vàng tuần tới do Kitco News thực hiện, có 14/24 ý kiến dự báo giá tăng, 8 ý kiến nhận định giá giảm, 2 ý kiến cho rằng giá sẽ đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò hàng tuần qua là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch hàng hóa tương lai, nhà quản lý quỹ và chuyên gia phân tích kỹ thuật.
Kim loại cơ bản
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME tăng nhẹ 0,5% so với cuối tuần trước, chốt tuần tại 7.030 USD/tấn. Trong tuần, có phiên giá đồng xuống thấp nhất 1,5 năm còn 6.762,25 USD/tấn.
Diễn biến giá đồng chủ yếu bám sát vào tình hình nhập khẩu của Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới. Tổng cục hải quan nước này cho biết lượng đồng nhập khẩu trong tháng 3 giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn kỳ vọng trong mùa xây dựng tới, nước này sẽ tăng cường mua vào, bổ sung kho dự trữ nguyên liệu, vốn đang trong tình trạng khan hiếm.
Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo giá đồng trong 3 tháng từ 8.000 USD/tấn xuống 7.000 USD/tấn, giá trong 6 tháng từ 9.000 USD/tấn xuống 8.000 USD/tấn, giá trong 12 tháng chỉ khoảng 7.000 USD/tấn thay vì dự báo 8.000 USD/tấn trước đây.
Nông sản
Trên sàn Chicago, giá ngô giao tháng 7 tuần qua giảm 2,1% giao dich tại 6,1975 USD/tấn, phiên ngày 24/4, giá chạm đáy 6,1 USD/giạ, thấp nhất 10 tháng. Giá lúa mì giao tháng 7 giảm 2,6% xuống 6,925 USD/bushel, giá đậu tương cùng kỳ hạn giảm 0,1% xuống 13,81 USD/bushel.
Giá ngũ cốc giảm trong tuần qua do dự báo cung dồi dào. Theo Hội đồng ngũ cốc quốc tế, sản lượng ngô toàn cầu đạt 939 triệu tấn, dự trữ ngô cũng tăng 26 triệu tấn lên 143 triệu tấn trong vụ mùa 2012/2013. Nguồn cung được cải thiện đáng kể so với năm ngoái do điều kiện thời tiết thuận lợi, không có tình trạng hạn hán thiếu nước như mùa hè 2012.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hạn chế từ Trung Quốc khi dịch cúm gia cầm chưa được kiểm soát, số người nhiễm H7N9 gia tăng và lây lan sang Hong Kong. Nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi cho gia cầm giảm đáng kể.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/-(%) |
So với đầu năm (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
92,78 |
-0,64 |
-0,7% |
1,0% |
Dầu thô Brent |
USD/thùng |
102,85 |
-0,56 |
-0,5% |
-7,4% |
Khí thiên nhiên |
USD/gallon |
4,152 |
-0,015 |
-0,4% |
23,9% |
Vàng giao ngay |
USD/ounce |
1453,60 |
-8,20 |
-0,6% |
-13,3% |
Vàng kỳ hạn |
USD/ounce |
1462,50 |
0,00 |
0,0% |
-12,7% |
Đồng Mỹ |
US cent/lb |
318,60 |
-5,65 |
-1,7% |
-12,8% |
Đồng LME |
USD/tấn |
7030,00 |
-150,00 |
-2,1% |
-11,4% |
Dollar |
|
82,474 |
-0,270 |
-0,3% |
7,4% |
Ngô Mỹ |
US cent/bushel |
644,00 |
-1,25 |
-0,2% |
-7,8% |
Đậu tương Mỹ |
US cent/bushel |
1430,75 |
7,25 |
0,5% |
0,8% |
Lúa mì Mỹ |
US cent/bushel |
688,75 |
-13,75 |
-2,0% |
-11,5% |
Cà phê arabica |
US cent/lb |
133,90 |
-3,30 |
-2,4% |
-6,9% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2364,00 |
5,00 |
0,2% |
5,7% |
Đường thô |
US cent/lb |
17,36 |
-0,05 |
-0,3% |
-11,0% |
Bạc Mỹ |
USD/ounce |
23,758 |
-0,382 |
-1,6% |
-21,4% |
Bạch kim Mỹ |
USD/ounce |
1475,20 |
12,40 |
0,8% |
-4,1% |
Palladium Mỹ |
USD/ounce |
681,95 |
0,55 |
0,1% |
-3,0% |
(T.H – Reuters)
- Morgan Stanley giảm hoạt động đầu tư tại thị trường hàng hóa 23/06/2013
- Giá hàng hóa lao dốc mạnh nhất kể từ cuối năm 2011 23/06/2013
- Gía cà phê Arabica giảm xuống mức thấp nhất 47 tháng 23/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngay 20/6: đường, cà phê tăng từ mức thấp gần đây 23/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 20-6: Dầu, vàng giảm do lo ngại Fed giảm kích thích 23/06/2013
- TaTa Coffee lên kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu Rupee để phát triển thị trường 23/06/2013
- Brazil phê duyệt các khoản tín dụng trị giá 3,16 tỷ REAL cho ngành công nghiệp cà phê 23/06/2013
- Giá cao su sẽ giảm ít nhất 4,9% vào cuối năm 19/06/2013
- Kenya: kêu gọi nông dân tỉnh Nyanza khôi phục ngành cà phê 19/06/2013
- Giá cao su Tocom giảm do khả năng dư thừa cung 19/06/2013