Giá hàng hóa nguyên liệu lao dốc sau số liệu sản xuất Trung Quốc
Số liệu sản xuất Trung Quốc tháng 4 làm tăng lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên nguyên liệu giảm, đẩy giá hàng hóa thế giới xuống thấp.
Chỉ số S&P GSCI theo dõi giá 24 loại hàng hóa nguyên liệu thô giảm 0,2% xuống 607,87 điểm lúc 9h45 sáng nay giờ Việt Nam, trong khi trước đó chỉ số này tăng 3 ngày liên tiếp.
Giá đồng giao sau 3 tháng giảm hơn 1,2% xuống 6.868 USD/tấn và giá dầu thô giao tháng 6 giảm 0,5% giao dịch quanh 88,75 USD/thùng. Giá bạc cũng giảm 0,7% xuống 23,28 USD/oz và giá lúa mì giảm 0,3% xuống 7,0075 USD/giạ trên sàn Chicago.
Ngân hàng HSBC và Markit Economics vừa công bố sáng nay, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sơ bộ tháng 4 của Trung Quốc là 50,5 điểm, thấp hơn mức 51,6 điểm tháng 3. Trong khi đó, các chuyên gia của Bloomberg dự báo con số này phải đạt được 51,5 điểm. Tuần trước, nước này cũng vừa công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I thấp hơn kỳ vọng. Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại và năng lượng lớn nhất thế giới.
Ông Justin Smirk, chuyên gia phân tích cấp cao của ngân hàng Westpac, ngân hàng lớn thứ 2 Australia, cho biết qua phỏng vấn điện thoại từ Sydney: "Chúng tôi nhận thấy tình hình kinh tế châu Âu khá tồi tệ, tình hình Mỹ không mấy khả quan và Trung Quốc không đạt được kỳ vọng, tất cả đều là những thông tin tiêu cực cho thị trường".
GAFIN.VN
Giá đồng giao sau 3 tháng giảm hơn 1,2% xuống 6.868 USD/tấn và giá dầu thô giao tháng 6 giảm 0,5% giao dịch quanh 88,75 USD/thùng. Giá bạc cũng giảm 0,7% xuống 23,28 USD/oz và giá lúa mì giảm 0,3% xuống 7,0075 USD/giạ trên sàn Chicago.
Ngân hàng HSBC và Markit Economics vừa công bố sáng nay, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sơ bộ tháng 4 của Trung Quốc là 50,5 điểm, thấp hơn mức 51,6 điểm tháng 3. Trong khi đó, các chuyên gia của Bloomberg dự báo con số này phải đạt được 51,5 điểm. Tuần trước, nước này cũng vừa công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I thấp hơn kỳ vọng. Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại và năng lượng lớn nhất thế giới.
Ông Justin Smirk, chuyên gia phân tích cấp cao của ngân hàng Westpac, ngân hàng lớn thứ 2 Australia, cho biết qua phỏng vấn điện thoại từ Sydney: "Chúng tôi nhận thấy tình hình kinh tế châu Âu khá tồi tệ, tình hình Mỹ không mấy khả quan và Trung Quốc không đạt được kỳ vọng, tất cả đều là những thông tin tiêu cực cho thị trường".
GAFIN.VN
- Sản lượng cà phê của Braxin có thể giảm do năng suất không được như mong đợi 25/06/2013
- Mức cộng của cà phê châu Á tăng gây lo lắng cho các nhà xuất khẩu 24/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 24/6 đường, cà phê tăng sau khi sụt giảm mạnh 24/06/2013
- Quyền chọn cho thấy đặt cược giá tăng trên cà phê Robusta 23/06/2013
- Ấn Độ: Tata Coffee nhắm vào thị trường châu Âu để phát triển cà phê hòa tan 23/06/2013
- Khách hàng tăng giá mua cà phê robusta 23/06/2013
- Brazil chuyển chuyến cà phê đầu tiên cho sàn ICE New York 23/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 21/6: cà phê, đường giảm mạnh nhất trong năm 23/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 21/6: Giảm mạnh nhất 18 tháng do thông tin từ Trung Quốc và Mỹ 23/06/2013
- Giá cao su Tocom xuống thấp nhất 9 tháng 23/06/2013