EU mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm Việt Nam tại EU - Ảnh: Thùy Dung
(TBKTSG Online) - Liên minh châu Âu (EU) khuyến khích và mở rộng cửa cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU để tiếp cận với thị trường có hơn 500 triệu người tiêu dùng này.
Tại hội thảo về bảo hộ và đăng ký chỉ dẫn địa lý (GI) do Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban châu Âu tổ chức ngày hôm nay 22-4, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Franz Jessen cho rằng khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA) có hiệu lực thì Việt Nam cần phải có những sản phẩm GI để tiếp cận vào EU. Hiệp định cũng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất có chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đăng ký để được bảo hộ trực tiếp tại EU và điều này cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc quảng bá các sản phẩm đó tại thị trường quốc tế.
Tại hội thảo, các diễn giả đều cho rằng, các sản phẩm GI được bảo hộ có giá bán cao hơn so với các sản phẩm cùng loại không có GI. GI còn là công cụ chống lại hàng nhái, hàng giả. GI là công cụ phát triển thị trường, các sản phẩm sẽ có sự cạnh tranh bình đẳng hơn.
Thực tế cho thấy, các chương trình bảo hộ GI có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội và quan trọng đối với nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn xa xôi, nơi phần lớn các sản phẩm này được sản xuất và chế biến.
Ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho rằng GI không chỉ có thể khai thác hiệu quả từ khía cạnh thương mại mà còn có thể giải quyết nhu cầu đa dạng về thực phẩm, an toàn thực phẩm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. GI góp phần phát triển văn hóa nông thôn cũng như văn hóa quốc gia.
Hiện nước mắm Phú Quốc, một nhà sản xuất đầu tiên của Việt Nam mới được đăng ký GI tại EU đã mở đường cho việc đăng ký các sản phẩm GI khác của Việt Nam tại EU. Tuy nhiên, nước mắm Phú Quốc phải mất 3 năm mới được cấp GI tại EU.
Ông Silva Rodriguez thuộc Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban châu Âu cho hay, bảo hộ và tiếp cận thị trường phải đi song song với nhau, nếu không có bảo hộ thì việc tiếp cận thị trường quốc tế là rất khó. Khi được đăng ký GI thì chất lượng sản phẩm đó đã được bảo hộ ở EU.
Tuy nhiên, quy trình đăng ký GI là quy trình dài hơi, không hề đơn giản. Một nhà làm vườn hay một nhà sản xuất đăng lý GI cũng như nhau.
“Tôi cũng công nhận đây là một thủ tục phức tạp mặc dù phía EU cũng rất mong muốn thủ tục đơn giản hơn. Tuy nhiên, một sản phẩm khi được bảo vệ thì phải đảm bảo rằng sản phẩm này không có tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng. Tôi khảng định rằng đây là một hệ thống mở và chúng tôi sẵn sàng thảo luận cũng như đón nhận những đăng ký mới“, ông Silva Rodriguez nói.
Theo ông Trần Hữu Nam, đã có 35 sản phẩm được đăng ký GI tại Việt Nam, trong đó có 3 sản phẩm nước ngoài. Việt Nam có khoảng 1.000 sản phẩm có khả năng đăng ký GI.
Thùy Dung
Tại hội thảo về bảo hộ và đăng ký chỉ dẫn địa lý (GI) do Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban châu Âu tổ chức ngày hôm nay 22-4, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Franz Jessen cho rằng khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA) có hiệu lực thì Việt Nam cần phải có những sản phẩm GI để tiếp cận vào EU. Hiệp định cũng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất có chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đăng ký để được bảo hộ trực tiếp tại EU và điều này cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc quảng bá các sản phẩm đó tại thị trường quốc tế.
Tại hội thảo, các diễn giả đều cho rằng, các sản phẩm GI được bảo hộ có giá bán cao hơn so với các sản phẩm cùng loại không có GI. GI còn là công cụ chống lại hàng nhái, hàng giả. GI là công cụ phát triển thị trường, các sản phẩm sẽ có sự cạnh tranh bình đẳng hơn.
Thực tế cho thấy, các chương trình bảo hộ GI có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội và quan trọng đối với nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn xa xôi, nơi phần lớn các sản phẩm này được sản xuất và chế biến.
Ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho rằng GI không chỉ có thể khai thác hiệu quả từ khía cạnh thương mại mà còn có thể giải quyết nhu cầu đa dạng về thực phẩm, an toàn thực phẩm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. GI góp phần phát triển văn hóa nông thôn cũng như văn hóa quốc gia.
Hiện nước mắm Phú Quốc, một nhà sản xuất đầu tiên của Việt Nam mới được đăng ký GI tại EU đã mở đường cho việc đăng ký các sản phẩm GI khác của Việt Nam tại EU. Tuy nhiên, nước mắm Phú Quốc phải mất 3 năm mới được cấp GI tại EU.
Ông Silva Rodriguez thuộc Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban châu Âu cho hay, bảo hộ và tiếp cận thị trường phải đi song song với nhau, nếu không có bảo hộ thì việc tiếp cận thị trường quốc tế là rất khó. Khi được đăng ký GI thì chất lượng sản phẩm đó đã được bảo hộ ở EU.
Tuy nhiên, quy trình đăng ký GI là quy trình dài hơi, không hề đơn giản. Một nhà làm vườn hay một nhà sản xuất đăng lý GI cũng như nhau.
“Tôi cũng công nhận đây là một thủ tục phức tạp mặc dù phía EU cũng rất mong muốn thủ tục đơn giản hơn. Tuy nhiên, một sản phẩm khi được bảo vệ thì phải đảm bảo rằng sản phẩm này không có tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng. Tôi khảng định rằng đây là một hệ thống mở và chúng tôi sẵn sàng thảo luận cũng như đón nhận những đăng ký mới“, ông Silva Rodriguez nói.
Theo ông Trần Hữu Nam, đã có 35 sản phẩm được đăng ký GI tại Việt Nam, trong đó có 3 sản phẩm nước ngoài. Việt Nam có khoảng 1.000 sản phẩm có khả năng đăng ký GI.
Thùy Dung
- Tan tác thị trường cà phê! 31/05/2013
- Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê robusta (ngày 28/05/2013) 31/05/2013
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 21 (20/5 – 25/5/2013) 31/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 24/5/2013 24/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 23/5/2013 24/05/2013
- Mất tiền tỉ vì bị động 24/05/2013
- Nâng cao sản lượng cây ca cao Việt Nam 24/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 24/5/2013 24/05/2013
- Giá tiêu giảm nhẹ, nông dân giảm bán 24/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 23/5/2013 23/05/2013