Hàng hóa thế giới tuần 13-20/4: giảm phiên cuối cùng
· Đồng giảm 6% trong tuần do tồn trữ tăng
· Dầu Brent giảm 3,6%, vàng giảm 5,3%
(VINANET)- Giá đồng giảm trong phiên cuối tuần trong khi dầu và ngũ cốc hồi phục nhẹ bởi thị trường đang cố gắng tìm lại động lực sau một tuần đầy biến động. Tuy nhiên, nỗi lo về triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn bao trùm thị trường hàng hóa.
Vàng hồi phục trở lại lên mức khoảng 1.400 USD/ounce, sau khi giá giảm xuống mức quá thấp hấp dẫn người mua. Tuy nhiên, tính chung trong tuần thị trường vẫn mất trên 5% bởi riêng phiên đầu tuần mất tới gần 9%.
Đồng vẫn dưới ngưỡng 7000 USD/tấn, giảm trên 1% trong phiên cuối tuần và giảm 6% trong tuần do tồn trữ ở Sở giao dịch Kim loại London tăng mạnh nhất kể từ tháng 12-2011. Thị trường tiếp tục mất giá sau khi tồn trữ tai LME vọt lên mức cao nhất khoảng 10 năm.
Chỉ số giá Thomson Reuters-Jefferies CRB phiên cuối tuần gần như không thay đổi, song tính chung trong tuần mất khoảng 1,4%.
Một số thông tin tác động
· Giá giảm mạnh trong tuần qua chủ yếu do sự lo ngại của các nhà đầu tư sau những số liệu mới nhất phát đi từ Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy hai nền kinh tế này tăng trưởng chậm lại, và kế hoạch bán vàng của CH Síp để trả nợ.
· Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2013. Theo đó tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,3%, giảm so với mức 3,5% đưa ra hồi tháng 1. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng bị hạ từ 2% xuống 1,9%, Trung Quốc từ 8,2% xuống 8%. Đây là 2 nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 32% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ dự báo yếu đi đẩy giá dầu xuống thấp những ngày qua.
· Các công ty Mỹ công bố báo cáo lợi nhuận kinh doanh ngày 19/4. Theo Bloomberg, trong số 103 báo cáo được công bố, 72% công ty có lợi nhuận vượt dự báo của các nhà phân tích.
Năng lượng
Giá dầu thô tương lai leo trở lại lên mốc 88 USD/thùng trong ngày thứ Sáu do nhà đầu tư cân nhắc khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể cắt giảm sản lượng dầu. Dù vậy nhiên liệu này vẫn đánh mất gần 4% trong tuần qua, trái ngược hoàn toàn với khí thiên nhiên.
Cuối ngày thứ Năm, Dow Jones Newswires đưa tin Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela đồng thời là một quan chức OPEC, Rafael Ramirez, cho biết OPEC có thể tổ chức một cuộc họp khẩn trước đà lao dốc mạnh gần đây của giá dầu. Tuy nhiên, các thành viên OPEC khác lại nghi ngờ về sự khả thi của cuộc họp này.
Giá dầu phục hồi một phần bởi Bloomberg công bố chỉ số sức mạnh tương đối 14 ngày (RSI) giảm xuống dưới 30 ngày 17/4, điều này cho thấy dấu hiệu thị trường bán tháo, giá lao dốc quá nhanh. Chỉ số RSI là công cụ phổ biến để xác định thông tin về xu hướng thị trường. Nó được chia ra từ mức 0 đến 100. Nếu RSI thấp tức là thị trường bán ra quá nhiều, RSI cao được xem là mua quá nhiều.
Một yếu tố góp phần gia tăng mức độ biến động của thị trường là việc các chuyên viên giao dịch chuẩn bị cho sự hết hạn của các hợp đồng tương lai vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Hai (22/04). Thêm vào đó, mối lo lắng về nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao sau khi Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm Anh từ mức cao nhất "AAA" xuống "AA+".
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn Nymex tăng 28 US cent (tương ứng 0,3%) lên 88,01 USD/thùng sau khi tăng 1,2% trong ngày thứ Năm. Tuần qua, giá dầu giảm tổng cộng 3,6%, đánh dấu tuần giảm giá thứ ba liên tiếp.
Giá dầu thô Brent giao tháng 6 trên sàn giao dịch London tăng 52 US cent (tương ứng 0,5%) lên 99,65 USD/thùng. Dù vậy, tuần qua nhiên liệu này vẫn đánh mất tổng cộng 3,5% và giảm 14% so với 1 năm trước. Hôm thứ Hai, dầu Brent rớt mốc 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7/2012. Chênh lệch giữa giá dầu thô tương lai và giá dầu Brent ở mức 11,38 USD/thùng.
Trong số các hợp đồng năng lượng còn lại, giá khí thiên nhiên giao tháng 5 tăng chưa đầy 1 US cent (tương ứng 0,2%) lên 4,4 USD/MMBtu, mức cao nhất kể từ tháng 7/2011. Tính cả tuần, giá khí thiên nhiên tăng 4,4%, là mặt hàng hiếm hoi tăng giá tuần qua.
Giá xăng giao tháng 5 tăng gần 2 US cent (tương ứng 0,6%) lên 2,77 USD/gallon, thấp hơn 1,1% so với cách đây một tuần. Giá dầu sưởi giao tháng 5 cộng chưa đầy một US cent (tương ứng 0,3%) lên 2,79 USD/gallon. Nhiên liệu này đánh mất 2,9% sau 5 phiên giao dịch trong tuần qua.
Vàng
Phiên cuối tuần này, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh lên mốc 1.400 USD/ounce. Tuy vậy, tính chung cả tuần vàng vẫn mất khoảng 5%. Giá vàng trong nước hiện vẫn chênh vênh so với vàng thế giới gần 7 triệu đồng/lượng.
Thị trường tiếp tục được hỗ trợ đi lên ở phiên cuối tuần này khi nhu cầu mua vàng của người tiêu dùng tại nhiều nước chưa dừng lại.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.398,96 USD/ounce (tương đương 35,3 triệu đồng/lượng, tính theo tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại), sau khi tăng lên đến 1.424,51 USD/ounce. Vàng kỳ hạn giao tháng 6 tăng 3,1 USD lên 1.395,6 USD/ounce.
Dù tăng trong những phiên cuối tuần nhưng tính chung cả tuần này vàng vẫn giảm hơn 5%. Trong hai tuần qua vàng đã giảm hơn 11%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/2008. Tính đến thời điểm này của năm vàng đã giảm khoảng 18%.
Các đại lý vàng ở nhiều nước trên thế giới cho biết họ vẫn thấy lượng mua vàng vật chất rất lớn, mặc dù giá đã phục hồi gần 100 USD kể từ khi chạm mức đáy hai năm trong tuần này. Lực mua được cải thiện đáng kể tại Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới. Tại Mỹ, hãng US Mint đã bán ra 153.000 ounce vàng xu trong tháng 4, mức doanh số cao nhất 3 năm. Trong đó, doanh số bán vàng xu của hãng tăng gấp hơn 10 lần ngày thường trong hai ngày 15 và 16/4.
Tỷ phú John Paulson khuyến nghị với khách hàng việc mua vào của các ngân hàng trung ương cộng với nhu cầu mạnh từ châu Á sẽ hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn. Trong thư gửi khách hàng gần đây, tỷ phú John Paulson viết " Dù lạm phát và lạm phát kỳ vọng đã dịu đi, điều này làm giảm sức hấp dẫn của vàng trong năm nay, nhưng chúng tôi vẫn tin rằng các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng vào và nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ hỗ trợ giá vàng tăng trong ngắn hạn.
Tuy vậy, theo các nhà phân tích, áp lực giảm của giá vàng vẫn còn, bao gồm việc dòng tiền liên tục chảy mạnh ra khỏi các quỹ tín thác vàng trong thời gian qua, và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể ngừng nới lỏng tiền tệ trong năm nay.
Lượng vàng tại SPDR Gold Trust - quỹ tín thác lớn nhất thế giới vẫn đang ở mức thấp sau khi đã giảm thêm 0,2% (tương đương 1,8 tấn vàng) xuống còn 1.133 tấn vàng trong hôm thứ Năm.
Theo hãng nghiên cứu Lipper, trong tuần kết thúc vào ngày 17/4, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới bán ròng lượng vàng trị giá 2,18 tỷ USD, sau khi giá vàng giảm 13% trong tuần này. Đây cũng là tuần bán ra mạnh thứ ba trong lịch sử của quỹ.
SPDR Gold Trust từng có tuần bán ròng kỷ lục về giá trị khi mất đi 2,8 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 29/7/2009 do khủng hoảng tài chính thế giới; tuần bán ròng mạnh thứ hai là khi quỹ mất 2,3 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 2/2/2011.
Giá vàng trong nước tính đến cuối chiều ngày hôm qua (19/4) vẫn có mức giao dịch quanh mốc 41 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào, và mốc 42 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Tại thị trường Hà Nội, vàng SJC của Doji mua vào – bán ra ở mức 41,57 – 42,17 triệu đồng/lượng.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn ngừng niêm yết giá từ cuối ngày 18/4 để nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Hiện giá vàng trong nước vẫn đang chênh cao hơn vàng thế giới gần 7 triệu đồng/lượng.
Cà phê
Giá cà phê thế giới phiên cuối tuần hồi phục mạnh. Cà phê robusta London có phiên tăng thứ 4 liên tiếp do nguồn cung từ Indonesia, nước sản xuất robusta lớn thứ 3 thế giới, chậm lại do mưa.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 13 USD hay 0,63% lên 2.043 USD/tấn. Giá giao tháng 7 tăng 7 USD hay 0,33% lên 2.091 USD/tấn. Các kỳ hạn giao hàng khác giá cũng tăng gần 0,4%. Giá cà phê arabica các kỳ hạn trên sàn ICE tại New York tiếp tục có phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, giá giao tháng 5 tăng 1,98% lên 141,65 cent/pound. Giá giao tháng 7 tăng 1,7% lên 143,2 cent/pound. Các kỳ hạn khác giá cũng tăng gần 2%.
Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên sáng nay đồng loạt tăng thêm 100 nghìn đồng lên 43,6-43,8 triệu đồng/tấn, phiên tăng thứ 4 liên tiếp, theo xu hướng tại London. Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM theo giá FOB tăng 11 USD lên 2.051 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters, Bloomberg)
Vàng hồi phục trở lại lên mức khoảng 1.400 USD/ounce, sau khi giá giảm xuống mức quá thấp hấp dẫn người mua. Tuy nhiên, tính chung trong tuần thị trường vẫn mất trên 5% bởi riêng phiên đầu tuần mất tới gần 9%.
Đồng vẫn dưới ngưỡng 7000 USD/tấn, giảm trên 1% trong phiên cuối tuần và giảm 6% trong tuần do tồn trữ ở Sở giao dịch Kim loại London tăng mạnh nhất kể từ tháng 12-2011. Thị trường tiếp tục mất giá sau khi tồn trữ tai LME vọt lên mức cao nhất khoảng 10 năm.
Chỉ số giá Thomson Reuters-Jefferies CRB phiên cuối tuần gần như không thay đổi, song tính chung trong tuần mất khoảng 1,4%.
Một số thông tin tác động
· Giá giảm mạnh trong tuần qua chủ yếu do sự lo ngại của các nhà đầu tư sau những số liệu mới nhất phát đi từ Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy hai nền kinh tế này tăng trưởng chậm lại, và kế hoạch bán vàng của CH Síp để trả nợ.
· Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2013. Theo đó tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,3%, giảm so với mức 3,5% đưa ra hồi tháng 1. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng bị hạ từ 2% xuống 1,9%, Trung Quốc từ 8,2% xuống 8%. Đây là 2 nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 32% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ dự báo yếu đi đẩy giá dầu xuống thấp những ngày qua.
· Các công ty Mỹ công bố báo cáo lợi nhuận kinh doanh ngày 19/4. Theo Bloomberg, trong số 103 báo cáo được công bố, 72% công ty có lợi nhuận vượt dự báo của các nhà phân tích.
Năng lượng
Giá dầu thô tương lai leo trở lại lên mốc 88 USD/thùng trong ngày thứ Sáu do nhà đầu tư cân nhắc khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể cắt giảm sản lượng dầu. Dù vậy nhiên liệu này vẫn đánh mất gần 4% trong tuần qua, trái ngược hoàn toàn với khí thiên nhiên.
Cuối ngày thứ Năm, Dow Jones Newswires đưa tin Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela đồng thời là một quan chức OPEC, Rafael Ramirez, cho biết OPEC có thể tổ chức một cuộc họp khẩn trước đà lao dốc mạnh gần đây của giá dầu. Tuy nhiên, các thành viên OPEC khác lại nghi ngờ về sự khả thi của cuộc họp này.
Giá dầu phục hồi một phần bởi Bloomberg công bố chỉ số sức mạnh tương đối 14 ngày (RSI) giảm xuống dưới 30 ngày 17/4, điều này cho thấy dấu hiệu thị trường bán tháo, giá lao dốc quá nhanh. Chỉ số RSI là công cụ phổ biến để xác định thông tin về xu hướng thị trường. Nó được chia ra từ mức 0 đến 100. Nếu RSI thấp tức là thị trường bán ra quá nhiều, RSI cao được xem là mua quá nhiều.
Một yếu tố góp phần gia tăng mức độ biến động của thị trường là việc các chuyên viên giao dịch chuẩn bị cho sự hết hạn của các hợp đồng tương lai vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Hai (22/04). Thêm vào đó, mối lo lắng về nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao sau khi Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm Anh từ mức cao nhất "AAA" xuống "AA+".
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn Nymex tăng 28 US cent (tương ứng 0,3%) lên 88,01 USD/thùng sau khi tăng 1,2% trong ngày thứ Năm. Tuần qua, giá dầu giảm tổng cộng 3,6%, đánh dấu tuần giảm giá thứ ba liên tiếp.
Giá dầu thô Brent giao tháng 6 trên sàn giao dịch London tăng 52 US cent (tương ứng 0,5%) lên 99,65 USD/thùng. Dù vậy, tuần qua nhiên liệu này vẫn đánh mất tổng cộng 3,5% và giảm 14% so với 1 năm trước. Hôm thứ Hai, dầu Brent rớt mốc 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7/2012. Chênh lệch giữa giá dầu thô tương lai và giá dầu Brent ở mức 11,38 USD/thùng.
Trong số các hợp đồng năng lượng còn lại, giá khí thiên nhiên giao tháng 5 tăng chưa đầy 1 US cent (tương ứng 0,2%) lên 4,4 USD/MMBtu, mức cao nhất kể từ tháng 7/2011. Tính cả tuần, giá khí thiên nhiên tăng 4,4%, là mặt hàng hiếm hoi tăng giá tuần qua.
Giá xăng giao tháng 5 tăng gần 2 US cent (tương ứng 0,6%) lên 2,77 USD/gallon, thấp hơn 1,1% so với cách đây một tuần. Giá dầu sưởi giao tháng 5 cộng chưa đầy một US cent (tương ứng 0,3%) lên 2,79 USD/gallon. Nhiên liệu này đánh mất 2,9% sau 5 phiên giao dịch trong tuần qua.
Vàng
Phiên cuối tuần này, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh lên mốc 1.400 USD/ounce. Tuy vậy, tính chung cả tuần vàng vẫn mất khoảng 5%. Giá vàng trong nước hiện vẫn chênh vênh so với vàng thế giới gần 7 triệu đồng/lượng.
Thị trường tiếp tục được hỗ trợ đi lên ở phiên cuối tuần này khi nhu cầu mua vàng của người tiêu dùng tại nhiều nước chưa dừng lại.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.398,96 USD/ounce (tương đương 35,3 triệu đồng/lượng, tính theo tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại), sau khi tăng lên đến 1.424,51 USD/ounce. Vàng kỳ hạn giao tháng 6 tăng 3,1 USD lên 1.395,6 USD/ounce.
Dù tăng trong những phiên cuối tuần nhưng tính chung cả tuần này vàng vẫn giảm hơn 5%. Trong hai tuần qua vàng đã giảm hơn 11%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/2008. Tính đến thời điểm này của năm vàng đã giảm khoảng 18%.
Các đại lý vàng ở nhiều nước trên thế giới cho biết họ vẫn thấy lượng mua vàng vật chất rất lớn, mặc dù giá đã phục hồi gần 100 USD kể từ khi chạm mức đáy hai năm trong tuần này. Lực mua được cải thiện đáng kể tại Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới. Tại Mỹ, hãng US Mint đã bán ra 153.000 ounce vàng xu trong tháng 4, mức doanh số cao nhất 3 năm. Trong đó, doanh số bán vàng xu của hãng tăng gấp hơn 10 lần ngày thường trong hai ngày 15 và 16/4.
Tỷ phú John Paulson khuyến nghị với khách hàng việc mua vào của các ngân hàng trung ương cộng với nhu cầu mạnh từ châu Á sẽ hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn. Trong thư gửi khách hàng gần đây, tỷ phú John Paulson viết " Dù lạm phát và lạm phát kỳ vọng đã dịu đi, điều này làm giảm sức hấp dẫn của vàng trong năm nay, nhưng chúng tôi vẫn tin rằng các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng vào và nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ hỗ trợ giá vàng tăng trong ngắn hạn.
Tuy vậy, theo các nhà phân tích, áp lực giảm của giá vàng vẫn còn, bao gồm việc dòng tiền liên tục chảy mạnh ra khỏi các quỹ tín thác vàng trong thời gian qua, và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể ngừng nới lỏng tiền tệ trong năm nay.
Lượng vàng tại SPDR Gold Trust - quỹ tín thác lớn nhất thế giới vẫn đang ở mức thấp sau khi đã giảm thêm 0,2% (tương đương 1,8 tấn vàng) xuống còn 1.133 tấn vàng trong hôm thứ Năm.
Theo hãng nghiên cứu Lipper, trong tuần kết thúc vào ngày 17/4, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới bán ròng lượng vàng trị giá 2,18 tỷ USD, sau khi giá vàng giảm 13% trong tuần này. Đây cũng là tuần bán ra mạnh thứ ba trong lịch sử của quỹ.
SPDR Gold Trust từng có tuần bán ròng kỷ lục về giá trị khi mất đi 2,8 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 29/7/2009 do khủng hoảng tài chính thế giới; tuần bán ròng mạnh thứ hai là khi quỹ mất 2,3 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 2/2/2011.
Giá vàng trong nước tính đến cuối chiều ngày hôm qua (19/4) vẫn có mức giao dịch quanh mốc 41 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào, và mốc 42 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Tại thị trường Hà Nội, vàng SJC của Doji mua vào – bán ra ở mức 41,57 – 42,17 triệu đồng/lượng.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn ngừng niêm yết giá từ cuối ngày 18/4 để nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Hiện giá vàng trong nước vẫn đang chênh cao hơn vàng thế giới gần 7 triệu đồng/lượng.
Cà phê
Giá cà phê thế giới phiên cuối tuần hồi phục mạnh. Cà phê robusta London có phiên tăng thứ 4 liên tiếp do nguồn cung từ Indonesia, nước sản xuất robusta lớn thứ 3 thế giới, chậm lại do mưa.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 13 USD hay 0,63% lên 2.043 USD/tấn. Giá giao tháng 7 tăng 7 USD hay 0,33% lên 2.091 USD/tấn. Các kỳ hạn giao hàng khác giá cũng tăng gần 0,4%. Giá cà phê arabica các kỳ hạn trên sàn ICE tại New York tiếp tục có phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, giá giao tháng 5 tăng 1,98% lên 141,65 cent/pound. Giá giao tháng 7 tăng 1,7% lên 143,2 cent/pound. Các kỳ hạn khác giá cũng tăng gần 2%.
Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên sáng nay đồng loạt tăng thêm 100 nghìn đồng lên 43,6-43,8 triệu đồng/tấn, phiên tăng thứ 4 liên tiếp, theo xu hướng tại London. Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM theo giá FOB tăng 11 USD lên 2.051 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/- (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
88,01 |
+0,28 |
+0,32% |
Dầu Brent |
USD/thùng |
99,65 |
+0,52 |
+0,52% |
Dầu thô TOCOM |
JPY/kl |
59.860,00 |
+270,00 |
+0,45% |
Khí thiên nhiên |
USD/mBtu |
4,41 |
+0,01 |
+0,16% |
Xăng RBOB FUT |
US cent/gallon |
277,24 |
+1,69 |
+0,61% |
Dầu đốt |
US cent/gallon |
278,76 |
+0,85 |
+0,31% |
Dầu khí |
USD/tấn |
836,50 |
+4,25 |
+0,51% |
Dầu lửa TOCOM |
JPY/kl |
71.930,00 |
+430,00 |
+0,60% |
Vàng New York |
USD/ounce |
1.395,60 |
+3,10 |
+0,22% |
Vàng TOCOM |
JPY/g |
4.504,00 |
-8,00 |
-0,18% |
Bạc New York |
USD/ounce |
22,96 |
-0,28 |
-1,21% |
Bạc TOCOM |
JPY/g |
74,60 |
-0,60 |
-0,80% |
Bạch kim giao ngay |
USD/t oz. |
1.427,35 |
+4,05 |
+0,28% |
Palladium giao ngay |
USD/t oz. |
677,00 |
+8,00 |
+1,20% |
Đồng |
US cent/lb |
316,30 |
-5,60 |
-1,74% |
Đồng LME 3 tháng |
USD/tấn |
6.990,00 |
-98,00 |
-1,38% |
Nhôm LME 3 tháng |
USD/tấn |
1.887,00 |
-24,50 |
-1,28% |
Kẽm LME 3 tháng |
USD/tấn |
1.886,50 |
-2,00 |
-0,11% |
Thiếc LME 3 tháng |
USD/tấn |
20.750,00 |
+160,00 |
+0,78% |
Ngô |
US cent/bushel |
633,00 |
+3,25 |
+0,52% |
Lúa mì CBOT |
US cent/bushel |
711,50 |
+4,75 |
+0,67% |
Lúa mạch |
US cent/bushel |
383,00 |
+3,75 |
+0,99% |
Gạo thô |
USD/cwt |
15,23 |
-0,15 |
-0,94% |
Đậu tương |
US cent/bushel |
1.382,50 |
-7,50 |
-0,54% |
Khô đậu tương |
USD/tấn |
402,50 |
-0,60 |
-0,15% |
Dầu đậu tương |
US cent/lb |
49,18 |
-0,48 |
-0,97% |
Hạt cải WCE |
CAD/tấn |
624,40 |
+3,80 |
+0,61% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2.333,00 |
+14,00 |
+0,60% |
Cà phê Mỹ |
US cent/lb |
143,20 |
+2,40 |
+1,70% |
Đường thô |
US cent/lb |
17,88 |
+0,27 |
+1,53% |
Nước cam cô đặc đông lạnh |
US cent/lb |
146,95 |
+1,10 |
+0,75% |
Bông |
US cent/lb |
85,36 |
-0,12 |
-0,14% |
Lông cừu (SFE) |
US cent/kg |
1.075,00 |
0,00 |
0,00% |
Gỗ xẻ |
USD/1000 board feet |
360,60 |
-0,30 |
-0,08% |
Cao su TOCOM |
JPY/kg |
256,00 |
+2,80 |
+1,11% |
Ethanol CME |
USD/gallon |
2,25 |
+0,02 |
+0,90% |
(T.H – Reuters, Bloomberg)
- Brazil: sản lượng cà phê lên tới 52,9 triệu bao 19/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 19/6: arabica đảo chiều sau khi chạm mức thấp 4 năm 19/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 19-6: Ít biến động, chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed 19/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 18/6: cacao giảm ngày thứ ba, đường tăng 19/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 18-6: Kim loại, dầu giảm trước cuộc họp của Fed, khí gas tăng 19/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 17/6: đường thô tăng vọt và robusta đảo chiều 19/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 13/6: arabica giảm do nguồn cung phong phú 13/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 13-6: Dầu, kim loại hồi phục, cà phê, ngô giảm 13/06/2013
- Cà phê robusta có quý II biến động xấu nhất 4 năm 13/06/2013
- Giá cao su Tocom bất ngờ giảm trên 3% 13/06/2013