Giá hàng hóa nguyên liệu giảm cùng thị trường chứng khoán
Tuần vừa qua chứng kiến giá hầu hết các hàng hóa nguyên liệu lao dốc trong khi các thị trường chứng khoán thế giới cũng giảm mạnh nhất 10 tháng.
Tuần này, chỉ số S&P GSCI theo dõi giá 24 mặt hàng thô giảm 2,5%, xuống thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái, dẫn đầu là kim loại quý, đồng, chì trong lúc có dấu hiệu dư thừa cung toàn cầu và lo ngại kinh tế Trung Quốc chậm lại.
Giá vàng giảm 7% và giá đồng giảm 5,6%, mạnh nhất kể từ tháng 12/2011. Giá bạc giảm 24% năm nay, giá vàng lao dốc 13% chỉ trong 3 ngày từ 12 đến 15/4. Cả 2 kim loại quý này đều rơi vào thị trường giá xuống trong tháng này cùng với đường, đậu tương và cà phê.
Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI giảm 2,2%, lợi suất trái phiếu tăng trong khi euro và yên đều giảm giá trị so với USD.
Giá hàng hóa và chứng khoán cùng giảm do những số liệu kinh tế gây thất vọng từ Trung Quốc và Mỹ. GDP Trung Quốc quý I chỉ tăng 7,7% so với cùng kỳ thấp hơn kỳ vọng 8% và thấp hơn quý trước 7,9%. Sản xuất công nghiệp tháng 3 cũng tăng ít hơn dự kiến.
Tại Mỹ, lúc này cũng là mùa công bố lợi nhuận quý I của các hãng. Theo khảo sát 11.000 chuyên gia do Bloomberg thực hiện, lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm S&P 500 có thể sẽ giảm 1,1% trong 3 tháng đầu năm, giảm lần đầu tiên từ năm 2009.
"Chúng tôi nhận thấy tâm lý tiêu cực trong giới đầu tư toàn thế giới" ông Michael Holland, chủ tịch của Holland & Co giám sát quỹ hơn 4 tỷ USD nhận định. "Chúng tôi nhận thấy vấn đề đồng thời xảy ra trên các thị trường đầu tư liên quan đến kinh tế toàn thế giới hỗn độn, bắt đầu từ Trung Quốc và Mỹ".
GAFIN.VN
Giá vàng giảm 7% và giá đồng giảm 5,6%, mạnh nhất kể từ tháng 12/2011. Giá bạc giảm 24% năm nay, giá vàng lao dốc 13% chỉ trong 3 ngày từ 12 đến 15/4. Cả 2 kim loại quý này đều rơi vào thị trường giá xuống trong tháng này cùng với đường, đậu tương và cà phê.
Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI giảm 2,2%, lợi suất trái phiếu tăng trong khi euro và yên đều giảm giá trị so với USD.
Giá hàng hóa và chứng khoán cùng giảm do những số liệu kinh tế gây thất vọng từ Trung Quốc và Mỹ. GDP Trung Quốc quý I chỉ tăng 7,7% so với cùng kỳ thấp hơn kỳ vọng 8% và thấp hơn quý trước 7,9%. Sản xuất công nghiệp tháng 3 cũng tăng ít hơn dự kiến.
Tại Mỹ, lúc này cũng là mùa công bố lợi nhuận quý I của các hãng. Theo khảo sát 11.000 chuyên gia do Bloomberg thực hiện, lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm S&P 500 có thể sẽ giảm 1,1% trong 3 tháng đầu năm, giảm lần đầu tiên từ năm 2009.
"Chúng tôi nhận thấy tâm lý tiêu cực trong giới đầu tư toàn thế giới" ông Michael Holland, chủ tịch của Holland & Co giám sát quỹ hơn 4 tỷ USD nhận định. "Chúng tôi nhận thấy vấn đề đồng thời xảy ra trên các thị trường đầu tư liên quan đến kinh tế toàn thế giới hỗn độn, bắt đầu từ Trung Quốc và Mỹ".
GAFIN.VN
- Giá cao su Tocom giảm phiên thứ 3 liên tiếp do giá dầu giảm 16/05/2013
- Brazil: thu hoạch cà phê niên vụ 2013/2014 đạt 48,6 triệu bao 16/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 15/5: Đường chạm mức thấp 34 tháng 15/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 15/5: Đồng giảm mạnh nhất 2 tuần, đường thấp nhất 34 tháng 15/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm do đồng yên ngừng giảm 15/05/2013
- Thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2013 15/05/2013
- Indonesia: Tiêu thụ cà phê nội địa sẽ chiếm 1/3 sản lượng niên vụ 2013/2014 15/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 14/5: arabica điều chỉnh tăng 14/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 14/5: Dầu, vàng giảm mạnh nhất 2 tuần; ngô, đồng tăng 14/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm sau 5 ngày tăng liên tiếp 14/05/2013