Giá hàng hóa thế giới có thể tiếp tục giảm trong năm nay
Mặc dù các chương trình nới lỏng tiền tệ lớn và mua trái phiếu tích cực của Mỹ và Nhật Bản, hàng hóa thế giới đang chịu áp lực giảm giá.
Từ đầu năm đến nay, đã có nhiều dự báo về sự phục hồi của Trung Quốc và Mỹ, sự lớn mạnh của các quỹ ETF và nhu cầu đầu tư đối với các loại hàng hóa nguyên liệu. Quan trọng nhất là sự tăng giá của các loại hàng hóa nguyên liệu trong 4-5 năm qua.
Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh trong nhiều năm qua, giá hàng hóa hiện đang chịu áp lực giảm trong phần còn lại của năm 2013. Tiền mà các ngân hàng trung ương bơm vào nền kinh tế không còn vào hàng hóa năm 2013. Giá vàng, sản phẩm nông nghiệp, dầu thô và kim loại cơ bản trên sàn giao dịch Chicago đã giảm mạnh nhất trong tháng 2/2013 và không thấy có dấu hiệu phục đáng kể nào. Điều này là hợp lý vì kinh tế toàn cầu không thể hấp thụ những cú sốc về giá hàng hóa cao hơn nữa.
Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới, đã không còn tích lũy hàng hóa mạnh như đã làm trong năm 2009. Các ngân hàng Trung Quốc trở nên thận trọng hơn trong cho vay đối với kinh doanh hàng hóa trong năm 2013.
Nhiều mặt hàng như đồng, bạc và dầu thô đang có sản lượng kỷ lục. Nhiều mặt hàng đang có mức tồn kho cao nhất mọi thời đại, đặc biệt là nhôm. Vì vậy, một mặt Trung Quốc muốn điều tiết, mặt khác muốn tiếp tục sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, rất nhiều mặt hàng vẫn đang được giao dịch với giá cao hơn chi phí dài hạn và chi phí cận biên. Điều này khiến các nhà sản xuất tiếp tục sản xuất nhiều hơn.
Trên thực tế, các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng thu lợi nhuận trên đầu tư hàng hóa. Lần đầu tiên, các quỹ vàng ETF đầu tư vào hàng hóa ở mức 6%.
Dầu thô, một trong những mặt hàng có thanh khoản cao nhất, đã có đợt tăng giá liên tục trong thời gian qua. Tuy nhiên, giá dầu cũng bị đe dọa bởi sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế như đá phiến dầu, đá phiến khí và khí lớn tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
Sản lượng dầu thô kỷ lục và hàng tồn kho tại các nước OECD đang gây áp lực lên giá dầu bất chấp những căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Giá dầu điều chỉnh giảm từ 97 USD/thùng xuống 92 USD/thùng.
Theo Commodityonline/Khampha
Từ đầu năm đến nay, đã có nhiều dự báo về sự phục hồi của Trung Quốc và Mỹ, sự lớn mạnh của các quỹ ETF và nhu cầu đầu tư đối với các loại hàng hóa nguyên liệu. Quan trọng nhất là sự tăng giá của các loại hàng hóa nguyên liệu trong 4-5 năm qua.
Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh trong nhiều năm qua, giá hàng hóa hiện đang chịu áp lực giảm trong phần còn lại của năm 2013. Tiền mà các ngân hàng trung ương bơm vào nền kinh tế không còn vào hàng hóa năm 2013. Giá vàng, sản phẩm nông nghiệp, dầu thô và kim loại cơ bản trên sàn giao dịch Chicago đã giảm mạnh nhất trong tháng 2/2013 và không thấy có dấu hiệu phục đáng kể nào. Điều này là hợp lý vì kinh tế toàn cầu không thể hấp thụ những cú sốc về giá hàng hóa cao hơn nữa.
Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới, đã không còn tích lũy hàng hóa mạnh như đã làm trong năm 2009. Các ngân hàng Trung Quốc trở nên thận trọng hơn trong cho vay đối với kinh doanh hàng hóa trong năm 2013.
Nhiều mặt hàng như đồng, bạc và dầu thô đang có sản lượng kỷ lục. Nhiều mặt hàng đang có mức tồn kho cao nhất mọi thời đại, đặc biệt là nhôm. Vì vậy, một mặt Trung Quốc muốn điều tiết, mặt khác muốn tiếp tục sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, rất nhiều mặt hàng vẫn đang được giao dịch với giá cao hơn chi phí dài hạn và chi phí cận biên. Điều này khiến các nhà sản xuất tiếp tục sản xuất nhiều hơn.
Trên thực tế, các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng thu lợi nhuận trên đầu tư hàng hóa. Lần đầu tiên, các quỹ vàng ETF đầu tư vào hàng hóa ở mức 6%.
Dầu thô, một trong những mặt hàng có thanh khoản cao nhất, đã có đợt tăng giá liên tục trong thời gian qua. Tuy nhiên, giá dầu cũng bị đe dọa bởi sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế như đá phiến dầu, đá phiến khí và khí lớn tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
Sản lượng dầu thô kỷ lục và hàng tồn kho tại các nước OECD đang gây áp lực lên giá dầu bất chấp những căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Giá dầu điều chỉnh giảm từ 97 USD/thùng xuống 92 USD/thùng.
Theo Commodityonline/Khampha
- Giá cà phê thoát hiểm 15/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tiến sát mốc 43,5 triệu đồng/tấn phiên cuối tuần 15/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 12/4/2013 13/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng trở lại, sát mốc 43 triệu đồng/tấn 13/04/2013
- Ngân hàng Nhà nước cam kết tài trợ cho cây cà phê Đắk Lắk 13/04/2013
- Đằng sau cuộc chiến cà phê 11/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm phiên thứ 2 liên tiếp 11/04/2013
- Gỡ khó cho sàn giao dịch hàng hóa 11/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm còn 42,7 triệu đồng/tấn 10/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 10/4/2013 10/04/2013