Thị trường hàng hóa trong nước ngày 10/4/2013

10/04/2013  

  Giá cà phê Tây Nguyên giảm còn 42,7 triệu đồng/tấn Giá cà phê nhân xô Tây Nguyên sáng nay đồng loạt giảm 300 nghìn đồng/tấn xuống 42,3-42,7 triệu đồng tấn.

Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM theo giá FOB giảm 16 USD xuống 1.952 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước sáng nay giảm theo đà giảm của giá cà phê robusta trên sàn Liffe tại London đêm qua.
Giá cà phê robusta tại London giảm do các nhà đầu cơ tiếp tục bán ra, trước triển vọng tăng cung từ Brazil và Indonesia, 2 nước sản xuất cà phê lớn của thế giới.
Ngoài ra, thông tin Uganda, nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ 2 châu Phi tăng 66% lượng xuất khẩu trong tháng 3 cũng có tác động đến tâm lý các nhà đầu tư phiên này.
Giá cà phê arabica tiếp tục chịu áp lực giảm giá do 2 nhà sản xuất arabica hàng đầu thế giới là Brazil và Colombia tăng trên 11% lượng xuất khẩu trong tháng 3. Khánh Hòa: Giá cá ngừ giảm sâu Nếu như đầu tháng 3, giá cá ngừ tại Khánh Hòa được thương lái thu mua dao động ở mức từ 60-65 ngàn đồng/kg, thì nay còn 50-55 ngàn đồng/kg (thấp hơn từ 100-115 ngàn đồng/kg so với năm ngoái). Được biết, giá ngừ giảm là do cá được đánh bắt theo phương pháp dùng ánh sáng kết hợp câu tay, mặc dù đem lại sản lượng cao nhưng chất lượng cá sụt giảm, thịt cá bị chua. Trong khi đó giá cá ngư đánh bắt bằng câu vàng truyền thống vẫn đảm bảo ở mức từ 110-130 ngàn đồng/kg. Giá nghêu tăng vọt Giá bán nghêu tại các vùng nuôi thuộc Bến Tre hiện khoảng 22.000 – 25.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so tuần trước và tăng khoảng 7.000 đồng/kg so với cuối tháng 1.2013. Nghêu tăng giá do tình trạng nghêu chết đã xoá trắng toàn bộ vùng nuôi nghêu ở Gò Công (Tiền Giang) và hiện đang lan sang tỉnh Bến Tre. Đầu năm 2013, người nuôi nghêu ở ven biển phía Đông của vùng đồng bằng sông Cửu Long bị “lấn sân” khi nhiều lái buôn chở nghêu bằng xe tải đến rao bán với giá 15.000 đồng/kg, thấp hơn nghêu nuôi tại chỗ 4.000 đồng/kg. Được biết lượng nghêu này đưa về từ miền Trung. Vụ Hè Thu 2013: Không còn sốt giá phân bón Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) cho biết: Với nhu cầu phân đạm urê cho sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức 1,9 triệu tấn/năm trong khi công suất thiết kế của 4 nhà máy sản xuất phân đạm trong nước lên tới 2,34 triệu tấn, trong đó, 2 nhà máy của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) là đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc có công suất lần lượt 560 nghìn tấn/năm và 180 nghìn tấn/năm; 2 nhà máy của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là đạm Phú Mỹ và đạm Cà Mau có công suất đều là 800 nghìn tấn/năm. Vì vậy, mặc dù Nhà máy đạm Ninh Bình đang gặp sự cố phải ngừng sản xuất từ giữa tháng Ba thì nguồn cung phân đạm urê cũng không hề thiếu do vẫn còn chân hàng dự trữ tại các nhà máy sản xuất cũng như nguồn hàng phân bón nhập khẩu là 70 nghìn tấn trong quý I. 

Theo FAV, giá đạm urê bình quân trên thị trường hiện nay đang dao động từ mức 9.200-9.590 đồng/kg, trong đó đạm Phú Mỹ có giá cao nhất, tiếp đến là đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc với mức giá xung quanh 9.300 đồng/kg, thấp nhất là đạm Hoa Anh (Trung Quốc) với mức giá 9.200 đồng/kg dù phải chịu 5% thuế VAT và chi phí vận chuyển. 

Trong quý I vừa qua, kim ngạch nhập khẩu đạm Trung Quốc chỉ là 70 nghìn tấn, giảm 60 nghìn tấn so với cùng kỳ 2012. Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế bởi mục tiêu thay thế dần hàng nhập khẩu đang trở thành hiện thực và mục tiêu cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã phát huy hiệu quả.
VINANET.COM.VN
 
    Tên của bạn *
    Email người nhận *
    Thông điệp của bạn