Đặt cược giá hàng hóa lên giảm mạnh nhất 2 tháng
Dòng tiền đầu tư vào hàng hóa giảm mạnh trước dấu hiệu phục hồi chậm chạp của kinh tế và nhu cầu nguyên liệu thiếu ổn định.
Các nhà quản lý tiền tệ giảm mua ròng 9,7 tỷ USD đối với 22 loại hàng hóa nguyên liệu xuống còn 59,7 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 2/4, theo số liệu của Reuters dưới kiểm soát của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC).
Tuần đầu tiên của quý II, giá của hầu hết các mặt hàng từ dầu thô kim loại đến các mặt hàng nông sản giảm xuống thấp nhất nhiều tháng. Nhà đầu tư liên tục bán tháo hàng hóa sau các thông tin kinh tế cho thấy dấu hiệu phục hồi yếu hơn. Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ vừa công bố số lượng lao động được thuê trong tháng 3 giảm mạnh nhất 9 tháng. Ngoài ra, giá cả hàng hóa còn giảm dưới áp lực cung lớn, nguồn dự trữ khá dồi dào, đặc biệt là ngô, dầu và đồng.
Ngô là mặt hàng dòng tiền đầu tư giảm mạnh nhất, tới 3,14 tỷ USD. Hiện giá ngô Mỹ đang xuống thấp nhất 9 tháng với 6,27 USD/giạ, so với tuần trước giảm tới 9,5%, mạnh nhất 21 tháng. Chỉ riêng ngày hôm qua (5/4), các quỹ dự phòng và nhà đầu cơ khác giảm đặt cược cho các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn ngô trên sàn Chicago tới 70% sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ tăng dự báo dự trữ.
Lượng mua ròng đậu tương cũng giảm 27.707 hợp đồng xuống còn 57.287 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn, tức là giảm gần một nửa, tương đương với 2,5 tỷ USD.
Đối với giao dịch vàng trên sàn Comex, các nhà quản lý tiền tệ giảm mua ròng 12.962 hợp đồng xuống còn 47.164 hợp đồng. Lượng tiền đầu tư vàng rút ra khỏi thị trường vượt trên 2 tỷ USD trong 1 tuần.
Lần gần nhất nhà đầu cơ cắt giảm đặt cược giá lên cho hàng hóa là vào tuần kết thúc ngày 19/2, lượng giảm 12,9 tỷ USD. Vàng, ngô, đậu tương chiếm tới 80% lượng cắt giảm này.
GAFIN.VN
Các nhà quản lý tiền tệ giảm mua ròng 9,7 tỷ USD đối với 22 loại hàng hóa nguyên liệu xuống còn 59,7 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 2/4, theo số liệu của Reuters dưới kiểm soát của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC).
Tuần đầu tiên của quý II, giá của hầu hết các mặt hàng từ dầu thô kim loại đến các mặt hàng nông sản giảm xuống thấp nhất nhiều tháng. Nhà đầu tư liên tục bán tháo hàng hóa sau các thông tin kinh tế cho thấy dấu hiệu phục hồi yếu hơn. Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ vừa công bố số lượng lao động được thuê trong tháng 3 giảm mạnh nhất 9 tháng. Ngoài ra, giá cả hàng hóa còn giảm dưới áp lực cung lớn, nguồn dự trữ khá dồi dào, đặc biệt là ngô, dầu và đồng.
Ngô là mặt hàng dòng tiền đầu tư giảm mạnh nhất, tới 3,14 tỷ USD. Hiện giá ngô Mỹ đang xuống thấp nhất 9 tháng với 6,27 USD/giạ, so với tuần trước giảm tới 9,5%, mạnh nhất 21 tháng. Chỉ riêng ngày hôm qua (5/4), các quỹ dự phòng và nhà đầu cơ khác giảm đặt cược cho các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn ngô trên sàn Chicago tới 70% sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ tăng dự báo dự trữ.
Lượng mua ròng đậu tương cũng giảm 27.707 hợp đồng xuống còn 57.287 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn, tức là giảm gần một nửa, tương đương với 2,5 tỷ USD.
Đối với giao dịch vàng trên sàn Comex, các nhà quản lý tiền tệ giảm mua ròng 12.962 hợp đồng xuống còn 47.164 hợp đồng. Lượng tiền đầu tư vàng rút ra khỏi thị trường vượt trên 2 tỷ USD trong 1 tuần.
Lần gần nhất nhà đầu cơ cắt giảm đặt cược giá lên cho hàng hóa là vào tuần kết thúc ngày 19/2, lượng giảm 12,9 tỷ USD. Vàng, ngô, đậu tương chiếm tới 80% lượng cắt giảm này.
GAFIN.VN
- Giá cao su Tocom giảm phiên thứ 3 liên tiếp do giá dầu giảm 16/05/2013
- Brazil: thu hoạch cà phê niên vụ 2013/2014 đạt 48,6 triệu bao 16/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 15/5: Đường chạm mức thấp 34 tháng 15/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 15/5: Đồng giảm mạnh nhất 2 tuần, đường thấp nhất 34 tháng 15/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm do đồng yên ngừng giảm 15/05/2013
- Thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2013 15/05/2013
- Indonesia: Tiêu thụ cà phê nội địa sẽ chiếm 1/3 sản lượng niên vụ 2013/2014 15/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 14/5: arabica điều chỉnh tăng 14/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 14/5: Dầu, vàng giảm mạnh nhất 2 tuần; ngô, đồng tăng 14/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm sau 5 ngày tăng liên tiếp 14/05/2013