Xuất khẩu cà phê thế giới tháng 2 giảm trên 11%
Xuất khẩu cà phê thế giới tháng 2 đạt 8,49 triệu bao 60 kg, giảm 11,3% so với mức 9,45 triệu bao cùng kỳ năm 2012, theo ICO.
Trong đó, cà phê robusta chiếm 38% tổng lượng xuất khẩu cà phê toàn thế giới, arabica chiếm 62%, Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cho biết.
Brazil tiếp tục duy trì vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với 2,166 triệu bao, chiếm 26,1% tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu giảm 2,4%.
Tính chung từ đầu vụ (tháng 10/2012-2/2013), xuất khẩu cà phê Brazil đạt 13,4 triệu bao, giảm 1,3% so với cùng kỳ. Brazil xuất cả 2 loại cà phê arabica và robusta, trong đó chủ yếu là arabica.
Việt Nam đứng vững ở vị trí thứ 2 với 1,55 triệu bao cà phê robusta, chiếm 18,3% tổng lượng xuất khẩu cà phê toàn thế giới. Tính chung từ đầu vụ, Việt Nam xuất 10,25 triệu bao cà phê, tăng 17% so với mức 8,7 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2012 và chiếm 55,1% tổng lượng cà phê robusta xuất khẩu toàn thế giới.
Một trường hợp đáng chú ý là Indonesia. Nước này xuất khẩu tới 800 nghìn bao cà phê robusta và arabica các loại trong tháng 2, tăng 66,6% so với cùng kỳ, đứng thứ 3 thế giới.
Tính từ đầu vụ, Indonesia xuất 4,92 triệu bao cà phê, tăng 87,8% so với mức 2,62 triệu bao cùng kỳ. Indonesia đang trong cao điểm vụ thu hoạch cà phê, do vậy sản lượng dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới.
Giá cà phê arabica có xu hướng giảm mạnh kể từ đầu năm tới nay do sản lượng cà phê arabica của Brazil vẫn ở mức cao. Trong khi đó, thông tin bệnh gỉ sắt trên cây cà phê ở Trung Mỹ không tác động nhiều tới thị trường cà phê.
Ngược lại, giá robusta có xu hướng tăng do thông tin thời tiết ở Việt Nam không thuận lợi. Tuy nhiên, giá có thể giảm trong thời gian tới do lượng cung tăng mạnh từ Indonesia và tình hình thời tiết tại Việt Nam được cải thiện.
GAFIN.VN
Trong đó, cà phê robusta chiếm 38% tổng lượng xuất khẩu cà phê toàn thế giới, arabica chiếm 62%, Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cho biết.
Brazil tiếp tục duy trì vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với 2,166 triệu bao, chiếm 26,1% tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu giảm 2,4%.
Tính chung từ đầu vụ (tháng 10/2012-2/2013), xuất khẩu cà phê Brazil đạt 13,4 triệu bao, giảm 1,3% so với cùng kỳ. Brazil xuất cả 2 loại cà phê arabica và robusta, trong đó chủ yếu là arabica.
Việt Nam đứng vững ở vị trí thứ 2 với 1,55 triệu bao cà phê robusta, chiếm 18,3% tổng lượng xuất khẩu cà phê toàn thế giới. Tính chung từ đầu vụ, Việt Nam xuất 10,25 triệu bao cà phê, tăng 17% so với mức 8,7 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2012 và chiếm 55,1% tổng lượng cà phê robusta xuất khẩu toàn thế giới.
Một trường hợp đáng chú ý là Indonesia. Nước này xuất khẩu tới 800 nghìn bao cà phê robusta và arabica các loại trong tháng 2, tăng 66,6% so với cùng kỳ, đứng thứ 3 thế giới.
Tính từ đầu vụ, Indonesia xuất 4,92 triệu bao cà phê, tăng 87,8% so với mức 2,62 triệu bao cùng kỳ. Indonesia đang trong cao điểm vụ thu hoạch cà phê, do vậy sản lượng dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới.
Giá cà phê arabica có xu hướng giảm mạnh kể từ đầu năm tới nay do sản lượng cà phê arabica của Brazil vẫn ở mức cao. Trong khi đó, thông tin bệnh gỉ sắt trên cây cà phê ở Trung Mỹ không tác động nhiều tới thị trường cà phê.
Ngược lại, giá robusta có xu hướng tăng do thông tin thời tiết ở Việt Nam không thuận lợi. Tuy nhiên, giá có thể giảm trong thời gian tới do lượng cung tăng mạnh từ Indonesia và tình hình thời tiết tại Việt Nam được cải thiện.
GAFIN.VN
- Giá hàng hóa nguyên liệu xuống thấp nhất 9 tháng sau công bố số liệu kinh tế Mỹ 13/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 12-4: 13/04/2013
- Triển vọng xấu cho giá cà phê robusta khi nhà chế biến tăng sử dụng Arabica 13/04/2013
- Uganda: xuất khẩu cà phê tháng 3/2013 tăng vọt lên 66% 13/04/2013
- Brazil: Đề nghị nâng cao mức giá tối thiểu cho cà phê nhân 13/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 11/4: đường, arabica tăng 11/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 11-4: Khí gas, bông tăng, nhiều hàng khác giảm 11/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 10/4: cacao tăng lên mức cao hai tháng 10/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 10-4: Hầu hết tăng giá bởi USD giảm 10/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 9/4: cacao và đường tăng 10/04/2013