Vinacas kiến nghị tăng giá điều xuất khẩu 15-20%
Kiến nghị trên được Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đưa ra tại Hội nghị Triển khai sản xuất - kinh doanh điều quý II/2013, tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM.
Thống kê của Vinacas, tính chung 2 tháng đầu năm, khối lượng xuất khẩu điều đạt 34,327 nghìn tấn, kim ngạch đạt hơn 200 triệu USD, giảm 66,8% về lượng nhưng tăng 37,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên, theo Vinacas, dù giá trị có tăng so với cùng kỳ 2012, song các doanh nghiệp Việt Nam hiện phải đối mặt với nhiều rủi ro trong việc nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi, đặc biệt là về chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Chiểu - Phó Chủ tịch Vinacas, nhận định: “Các nước khu vực châu Phi còn rất nhiều điều cũ trong kho. Tỷ lệ hạt vỡ của nguồn nguyên liệu này nhập khẩu vào Việt Nam khá cao từ 5- 10%. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam không nên mua vào giá quá cao và tồn trữ nhiều hàng”.
Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Vinacas cho rằng: “Nếu tính về giá trị thì việc nhập khẩu nguyên liệu vẫn có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì nếu nhập khẩu nguồn nguyên liệu điều thô thì giá thành sản phẩm khi xuất vẫn lãi khoảng 180 USD/tấn. Trong khi đó, nếu xuất khẩu nguyên liệu thô thì các doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ khoảng 330 USD/tấn”.
Ông Thanh cho rằng: “Các doanh nghiệp Việt Nam nên bán hàng với mức giá cao hơn từ 15-20% so với giá hiện nay và không nên trộn lẫn hạt điều Việt Nam với hạt điều nhập khẩu để xuất khẩu vì như thế sẽ làm mất đi giá trị mặt hàng; đồng thời cũng khó xây dựng được thương hiệu điều Việt Nam”.
Được biết, giá điều thô nhập khẩu trung bình trong 2 tháng đầu năm khoảng 1.029 USD/tấn, giá điều nhân xuất khẩu 5.842 USD/tấn.
Theo Dân Việt
Thống kê của Vinacas, tính chung 2 tháng đầu năm, khối lượng xuất khẩu điều đạt 34,327 nghìn tấn, kim ngạch đạt hơn 200 triệu USD, giảm 66,8% về lượng nhưng tăng 37,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên, theo Vinacas, dù giá trị có tăng so với cùng kỳ 2012, song các doanh nghiệp Việt Nam hiện phải đối mặt với nhiều rủi ro trong việc nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi, đặc biệt là về chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Chiểu - Phó Chủ tịch Vinacas, nhận định: “Các nước khu vực châu Phi còn rất nhiều điều cũ trong kho. Tỷ lệ hạt vỡ của nguồn nguyên liệu này nhập khẩu vào Việt Nam khá cao từ 5- 10%. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam không nên mua vào giá quá cao và tồn trữ nhiều hàng”.
Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Vinacas cho rằng: “Nếu tính về giá trị thì việc nhập khẩu nguyên liệu vẫn có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì nếu nhập khẩu nguồn nguyên liệu điều thô thì giá thành sản phẩm khi xuất vẫn lãi khoảng 180 USD/tấn. Trong khi đó, nếu xuất khẩu nguyên liệu thô thì các doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ khoảng 330 USD/tấn”.
Ông Thanh cho rằng: “Các doanh nghiệp Việt Nam nên bán hàng với mức giá cao hơn từ 15-20% so với giá hiện nay và không nên trộn lẫn hạt điều Việt Nam với hạt điều nhập khẩu để xuất khẩu vì như thế sẽ làm mất đi giá trị mặt hàng; đồng thời cũng khó xây dựng được thương hiệu điều Việt Nam”.
Được biết, giá điều thô nhập khẩu trung bình trong 2 tháng đầu năm khoảng 1.029 USD/tấn, giá điều nhân xuất khẩu 5.842 USD/tấn.
Theo Dân Việt
- Cần cuộc cách mạng về tư duy của cán bộ thuế 07/04/2015
- Nhờ đâu giá cà phê thoát đáy đôi? 06/04/2015
- Người trồng mắc ca cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 03/04/2015
- Xuất khẩu cà phê: được giá nhưng mất lượng 28/03/2015
- Yếu tố thiếu bền vững nhất của ngành cà phê 23/03/2015
- Mất quá nhiều thứ trong nửa đầu vụ cà phê 2014/15 14/03/2015
- 8 doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan và 3 in 1 lớn nhất Việt Nam 12/03/2015
- Giá xăng tăng hơn 1.600 đồng 11/03/2015
- Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ tăng 300% từ ngày 1/5 10/03/2015
- Kinh doanh cà phê: Liệu có lường được rủi ro? 07/03/2015