Các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ lạc quan về nhu cầu robusta cao
(VINANET) – Mặc dù giá cà phê tiếp tục biến động trong thang thấp hơn, nhu cầu tăng lên đối với loại robusta có thể cung cấp một số hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ. Nhu cầu cao và triển vọng sản lượng giảm tại Việt Nam, nước sản xuất lớn nhất cà phê robusta, được dự kiến gây ra một đợt tăng giá. Giá arabica bị tụt giảm trong thị trường thế giới do vụ mùa bội thu tại Brazil.
Ramesh Rajah, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê của Ấn Độ cho biết “có nhu cầu tốt đối với robusta. Chúng tôi có thể mong đợi tiêu thụ tốt loại này trong vài tháng tới”
Tuy nhiên, vấn đề là liệu Ấn Độ sẽ có thể cung cấp robusta ở một mức giá cạnh tranh. Giá robusta đã chạm 2.090 USD/tấn trên thị trường thế giới vào ngày 26/3. Tuy nhiên hiện nay Ấn Độ đang chào cà phê của nó ở mức giá cao hơn 75 – 100 USD/tấn so với các đơn hàng từ Việt Nam và Uganda. Những người mua đang tìm kiếm cà phê từ khu vực rẻ hơn.
Các nhà xuất khẩu đang dự kiến nguồn cung robusta cao hơn và tồn trữ mới sẽ cho phép các đơn hàng ở mức cạnh tranh. Nông dân đã dự báo sản lượng thấp hơn với cả hai loại cà phê này. Tuy nhiên vụ robusta không tồi như arabica, mà được dự đoán là một trong những tồi tệ nhất trong thời gian gần đây do sâu bệnh tấn công. Vào hôm thứ ba, giá arabica đứng ở mức 1,376 USD/lb. Nishant Gurjer, chủ tịch của Hiệp hội người trồng Karnataka cho biết “vụ thu hoạch đã trôi qua và chúng tôi vẫn đang đánh giá tổng sản lượng. Từ những gì chúng tôi thu thập, nó có thể gần với ước tính của chúng tôi là 80.000 tấn arabica và 200.000 tấn robusta”
Ước tính sau mùa mưa của Ủy ban Cà phê cho niên vụ 2012/13 là 100.255 tấn arabica và 215.275 tấn robusta. Trong khi đó các báo cáo sản lượng thấp hơn từ Việt Nam làm tăng hy vọng cho các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ. Ước tính trước đó sản lượng của Việt Nam sẽ ở mức 25 triệu bao 60 kg/bao tuy nhiên hiện nay có thể sản lượng vụ thu hoạch vẫn thấp hơn. Một nhà xuất khẩu nói “nếu sản lượng của Việt Nam là thấp, giá robusta sẽ tăng trên thị trường thế giới”
Tình hình như vậy là điềm báo tốt cho các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ do nó sẽ dẫn tới lợi nhuận tốt hơn. Xuất khẩu cà phê cho năm niên lịch này tăng nhẹ do xuất khẩu của tồn trữ arabica chuyển sang.
Reuters
Ramesh Rajah, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê của Ấn Độ cho biết “có nhu cầu tốt đối với robusta. Chúng tôi có thể mong đợi tiêu thụ tốt loại này trong vài tháng tới”
Tuy nhiên, vấn đề là liệu Ấn Độ sẽ có thể cung cấp robusta ở một mức giá cạnh tranh. Giá robusta đã chạm 2.090 USD/tấn trên thị trường thế giới vào ngày 26/3. Tuy nhiên hiện nay Ấn Độ đang chào cà phê của nó ở mức giá cao hơn 75 – 100 USD/tấn so với các đơn hàng từ Việt Nam và Uganda. Những người mua đang tìm kiếm cà phê từ khu vực rẻ hơn.
Các nhà xuất khẩu đang dự kiến nguồn cung robusta cao hơn và tồn trữ mới sẽ cho phép các đơn hàng ở mức cạnh tranh. Nông dân đã dự báo sản lượng thấp hơn với cả hai loại cà phê này. Tuy nhiên vụ robusta không tồi như arabica, mà được dự đoán là một trong những tồi tệ nhất trong thời gian gần đây do sâu bệnh tấn công. Vào hôm thứ ba, giá arabica đứng ở mức 1,376 USD/lb. Nishant Gurjer, chủ tịch của Hiệp hội người trồng Karnataka cho biết “vụ thu hoạch đã trôi qua và chúng tôi vẫn đang đánh giá tổng sản lượng. Từ những gì chúng tôi thu thập, nó có thể gần với ước tính của chúng tôi là 80.000 tấn arabica và 200.000 tấn robusta”
Ước tính sau mùa mưa của Ủy ban Cà phê cho niên vụ 2012/13 là 100.255 tấn arabica và 215.275 tấn robusta. Trong khi đó các báo cáo sản lượng thấp hơn từ Việt Nam làm tăng hy vọng cho các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ. Ước tính trước đó sản lượng của Việt Nam sẽ ở mức 25 triệu bao 60 kg/bao tuy nhiên hiện nay có thể sản lượng vụ thu hoạch vẫn thấp hơn. Một nhà xuất khẩu nói “nếu sản lượng của Việt Nam là thấp, giá robusta sẽ tăng trên thị trường thế giới”
Tình hình như vậy là điềm báo tốt cho các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ do nó sẽ dẫn tới lợi nhuận tốt hơn. Xuất khẩu cà phê cho năm niên lịch này tăng nhẹ do xuất khẩu của tồn trữ arabica chuyển sang.
Reuters
- Giá cao su Tocom giảm phiên thứ 3 liên tiếp do giá dầu giảm 16/05/2013
- Brazil: thu hoạch cà phê niên vụ 2013/2014 đạt 48,6 triệu bao 16/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 15/5: Đường chạm mức thấp 34 tháng 15/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 15/5: Đồng giảm mạnh nhất 2 tuần, đường thấp nhất 34 tháng 15/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm do đồng yên ngừng giảm 15/05/2013
- Thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2013 15/05/2013
- Indonesia: Tiêu thụ cà phê nội địa sẽ chiếm 1/3 sản lượng niên vụ 2013/2014 15/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 14/5: arabica điều chỉnh tăng 14/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 14/5: Dầu, vàng giảm mạnh nhất 2 tuần; ngô, đồng tăng 14/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo giảm sau 5 ngày tăng liên tiếp 14/05/2013