Kim ngạch xuất khẩu tiêu quý I ước tăng gần 12% so với cùng kỳ
Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu lại ước giảm 15,4% so với cùng kỳ, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu tiêu tháng 3 ước đạt 18 ngàn tấn, giá trị đạt 101 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu quý I/2013 ước đạt 39 ngàn tấn, giá trị ước đạt 242 triệu USD, giảm 15,4% về lượng nhưng tăng 11,8% về giá trị.
Giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 2 tháng đầu năm đạt 6.622USD/tấn, tăng 121,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam 2 tháng dầu năm vẫn là Mỹ (chiếm 21,13% thị phần), Đức (11,16%), Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (7,39%) và Singapore (6,77%).
Giá tiêu xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng do sản lượng tiêu trong nước năm nay sụt giảm mạnh so với vụ trước.
Theo thông tin từ trang Nông nghiệp Việt Nam, khảo sát của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) tại 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm là Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đắc Nông, Đắc Lắc và Gia Lai cho thấy sản lượng vụ năm nay chỉ ước đạt 88- 90 nghìn tấn, giảm tới 20% so với vụ 2012. Theo VPA, do ảnh hưởng của bão số 1 tháng 6/2012, cây tiêu ra ít hoa, dẫn đến giảm sản lượng năm nay.
Tuy nhiên, cũng theo Nông nghiệp Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng cho rằng Việt Nam không nên vội vàng bán tiêu, mà cần xem tình hình cung cầu thế giới để có được mức giá xuất tốt nhất trong thời gian tới.
Gafin.vn
Cụ thể, 2 nước đối thủ của là Malaysia và Indonesia vào tháng 7 và tháng 8 mới thu hoạch, Brazil cuối năm. Do vậy sản lượng tiêu toàn cầu vẫn còn chưa rõ. Hai nước xuất khẩu lớn nhất là Việt Nam và Ấn Độ đã thu hoạch xong. Sản lượng tiêu Ấn Độ là 60 nghìn tấn, tiêu thụ trong nước 40 nghìn tấn, do vậy xuất khẩu không đáng kể. Vì vậy, nguồn cung tiêu thế giới trong thời điểm hiện tại vẫn sẽ do Việt Nam chi phối.
Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu tiêu tháng 3 ước đạt 18 ngàn tấn, giá trị đạt 101 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu quý I/2013 ước đạt 39 ngàn tấn, giá trị ước đạt 242 triệu USD, giảm 15,4% về lượng nhưng tăng 11,8% về giá trị.
Giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 2 tháng đầu năm đạt 6.622USD/tấn, tăng 121,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam 2 tháng dầu năm vẫn là Mỹ (chiếm 21,13% thị phần), Đức (11,16%), Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (7,39%) và Singapore (6,77%).
Giá tiêu xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng do sản lượng tiêu trong nước năm nay sụt giảm mạnh so với vụ trước.
Theo thông tin từ trang Nông nghiệp Việt Nam, khảo sát của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) tại 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm là Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đắc Nông, Đắc Lắc và Gia Lai cho thấy sản lượng vụ năm nay chỉ ước đạt 88- 90 nghìn tấn, giảm tới 20% so với vụ 2012. Theo VPA, do ảnh hưởng của bão số 1 tháng 6/2012, cây tiêu ra ít hoa, dẫn đến giảm sản lượng năm nay.
Tuy nhiên, cũng theo Nông nghiệp Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng cho rằng Việt Nam không nên vội vàng bán tiêu, mà cần xem tình hình cung cầu thế giới để có được mức giá xuất tốt nhất trong thời gian tới.
Gafin.vn
Cụ thể, 2 nước đối thủ của là Malaysia và Indonesia vào tháng 7 và tháng 8 mới thu hoạch, Brazil cuối năm. Do vậy sản lượng tiêu toàn cầu vẫn còn chưa rõ. Hai nước xuất khẩu lớn nhất là Việt Nam và Ấn Độ đã thu hoạch xong. Sản lượng tiêu Ấn Độ là 60 nghìn tấn, tiêu thụ trong nước 40 nghìn tấn, do vậy xuất khẩu không đáng kể. Vì vậy, nguồn cung tiêu thế giới trong thời điểm hiện tại vẫn sẽ do Việt Nam chi phối.
- Cần cuộc cách mạng về tư duy của cán bộ thuế 07/04/2015
- Nhờ đâu giá cà phê thoát đáy đôi? 06/04/2015
- Người trồng mắc ca cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 03/04/2015
- Xuất khẩu cà phê: được giá nhưng mất lượng 28/03/2015
- Yếu tố thiếu bền vững nhất của ngành cà phê 23/03/2015
- Mất quá nhiều thứ trong nửa đầu vụ cà phê 2014/15 14/03/2015
- 8 doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan và 3 in 1 lớn nhất Việt Nam 12/03/2015
- Giá xăng tăng hơn 1.600 đồng 11/03/2015
- Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ tăng 300% từ ngày 1/5 10/03/2015
- Kinh doanh cà phê: Liệu có lường được rủi ro? 07/03/2015